Công dụng của thuốc tiếng Anh là gì

Trong trường hợp cần hỏi thuốc cho một bệnh đã xác định, người mua dùng cấu trúc sau: "Have you got anything for ...?" [Anh/chị có thuốc nào chữa ... không?]. Nội dung trong dấu "..." có thể thay bằng một trong số các bệnh phổ biến dưới đây:

- Cold sores: bệnh rộp môi, lở môi

- Sore throat: đau họng

- Chapped lips: nẻ môi

- Cough: ho

- Travel sickness hoặc Car-sickness: say xe

- Athlete's foot: nấm chân

- Hay fever: sốt mùa khô

- Indigestion: khó tiêu

- Diarrhoea: tiêu chảy

- Rash: phát ban

Nếu cần tư vấn về thuốc từ dược sĩ, người dùng có thể hỏi: "Can you recommend anything for a cold?" [Anh/chị có thể giới thiệu thuốc nào chữa cảm không?]. Có thể thay thế cold [cảm] bằng những bệnh lý khác tùy trường hợp. Nếu muốn nói tôi đang bị [một loại bệnh, triệu chứng] nào đó, hãy nói "I'm suffering from + tên bệnh/triệu chứng". Cấu trúc này sẽ giúp dược sĩ nắm được thông tin và tư vấn cho bạn loại thuốc tốt.

Dược sĩ là những người bán thuốc, họ không khám bệnh mà chỉ dựa vào đơn thuốc do bác sĩ kê mà tư vấn, cung cấp thuốc cho bệnh nhân. Do vậy, nếu nghe câu "If it doesn't clear up after a week, you should see your doctor", người bệnh nên hiểu khi dùng thuốc sau một tuần mà không khỏi hoặc đỡ thì nên đi khám bác sĩ.

Một số mẫu câu khác thường được sử dụng khi đến quầy thuốc:

- I'd like some paracetamol: Tôi muốn mua thuốc paracetamol.
- I've got a prescription here from the doctor: Tôi có đem theo đơn thuốc của bác sĩ.

- Have you got anything to help me stop smoking? Anh/chị có thuốc gì giúp tôi bỏ hút thuốc không?

- Have you tried nicotine patches? Anh/chị đã thử cao dán nicôtin chưa?

- Can I buy this without a prescription? Tôi có thể mua thuốc này khi không có đơn không?

- It's only available on prescription: Cái này chỉ bán khi có đơn thuốc của bác sĩ.

- Does it have any side-effects? Thuốc này có tác dụng phụ không?

- It can make you feel drowsy: Nó có thể khiến anh/chị buồn ngủ.

- You should avoid alcohol: Anh/chị nên tránh sử dụng đồ uống có cồn.

- I'd like to speak to the pharmacist, please: Vui lòng cho tôi gặp dược sĩ.

Hải Khanh

Có thể bạn chưa biết, hoạt động giao tiếp tiếng Anh cho người đi làm ở hiệu thuốc mang tính đặc thù. Bởi đây là một ngành ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dùng. Chính vì vậy thật tai hại nếu bạn diễn đạt sai hay kê thuốc sai do không hiểu thông tin mà khách hàng cung cấp.

TOPICA Native xin chia sẻ với bạn bài viết dưới đây để bạn có thể nâng cao khả năng giao tiếp của mình trong đời sống cũng như khi làm việc tại hiệu thuốc.

Xem thêm:

1. Các từ vựng thường gặp trong hiệu thuốc

Để có thể giao tiếp thành thạo trong hiệu thuốc, trong phần tiếng Anh cho người đi làm bạn chắc chắn phải nắm rõ các từ vựng. Đó là bộ từ vựng liên quan tới các loại bệnh, loại thuốc, cách dùng thuốc… Từ đó bạn mới có thể dễ dàng trao đổi với bệnh nhân được. Hãy cùng TOPICA Native điểm qua các từ vựng trong hiệu thuốc phổ biến nhất bạn nhé!

Các loại bệnh

  • Stomachache [stʌməkeɪk]: Đau bụng
  • Headache [hɛdeɪk]: Đau đầu
  • Sore throat [sɔː θrəʊt]: Đau cổ họng
  • Toothache [ˈtuːθeɪk]: Đau răng
  • Earache [ˈɪəreɪk]: Đau tai
  • Backache [ˈbækeɪk]: Đau lưng
  • Measles [ˈmiːzlz]: Bệnh sởi
  • Broken leg [ˈbrəʊkən lɛg]: Gãy chân
  • Flu [fluː ]: Cảm cúm
  • Cramp [kræmp]: Chuột rút
  • Runny nose [ˈrʌni nəʊz]: Chảy nước mũi
  • Fever [ˈfiːvə]: Sốt
  • Rash [ræʃ]: Phát ban
  • Chickenpox [ˈʧɪkɪnpɒks]: Bệnh thủy đậu
  • Cold [kəʊld]: Cảm lạnh
  • Food poisoning [fuːd ˈpɔɪznɪŋ]: Ngộ độc thực phẩm
  • Burn [bɜːn]: Vết bỏng
  • Acne [ˈækni]: Mụn trứng cá

Các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống

Các loại thuốc

  • Antibiotics [ˌæntɪbaɪˈɒtɪks]: Kháng sinh
  • Diarrhoea tablets [ˌdaɪəˈrɪə ˈtæblɪts]: Thuốc tiêu chảy
  • Emergency contraception [ɪˈmɜːʤənsi ˌkɒntrəˈsɛpʃən]: Thuốc tránh thai khẩn cấp
  • Hay fever tablets [heɪ ˈfiːvə ˈtæblɪts]: Thuốc trị sốt mùa hè
  • Laxatives [ˈlæksətɪvz]: Thuốc nhuận tràng
  • Indigestion tablets [ˌɪndɪˈʤɛsʧən ˈtæblɪts ]: Thuốc tiêu hóa
  • Painkillers [ˈpeɪnˌkɪləz ]: Thuốc giảm đau
  • Sleeping tablets [ˈsliːpɪŋ ˈtæblɪts]: Thuốc ngủ
  • Prescription [prɪsˈkrɪpʃən]: Đơn thuốc
  • Aspirin [ˈæspərɪn]: Thuốc aspirin
  • Vitamin pills [ˈvɪtəmɪn pɪlz]: Thuốc vitamin
  • Capsule [ˈkæpsjuːl]: Thuốc con nhộng
  • Paste [peɪst]: Thuốc bôi
  • Spray [spreɪ]: Thuốc xịt
  • Solution [səˈluːʃən]: Thuốc nước
  • Tablet [ˈtæblɪt]: Thuốc viên
  • Painkiller [ˈpeɪnˌkɪlə]: Thuốc giảm đau
  • Syrup [ˈsɪrəp]: Thuốc bổ dạng siro
  • Medicine [ˈmɛdsɪn]: Thuốc

Với mỗi loại bệnh khác nhau bạn sẽ cần sử dụng các loại thuốc khác nhau

Nhóm từ vựng hướng dẫn cách dùng

  • Take before eating: Uống trước khi ăn
  • Take after eating: Uống sau khi ăn
  • Take with food: Uống trong khi ăn

2. Các tình huống giao tiếp tiếng Anh cho người đi làm tại hiệu thuốc

Khi đi làm tại hiệu thuốc, sẽ có những trường hợp bạn gặjp khách nước ngoài. Khi đó, nếu bạn không thể giao tiếp tiếng Anh cho người đi làm chắc chắn bạn sẽ không thể nào bắt bệnh và kê đơn được. Ngành Y là một ngành đặc thù nên bạn cần phải nắm rõ các thuật ngữ, từ ngữ thường dùng và ứng dụng nó một cách hợp lý. Bạn có thể tham khảo một số mẫu hội thoại mà TOPICA Natvie giới thiệu dưới đây để có thể áp dụng vào thực tế nhé!

Lấy thông tin của bệnh nhân

  • Which part of your pain do you start? – Cơn đau của bạn bắt đầu tư bộ phận nào?
  • Exactly where is the pain? – Chính xác là đau ở vị trí nào?
  • How hurt? – Đau như thế nào?
  • How long does the pain last? – Đau trong bao lâu?
  • Do you still have any other pain? – Bạn còn đau chỗ nào khác không?
  • Then what did you do to ease the pain? – Làm sao bạn hết cơn đau?
  • Have you ever had pain like this before? – Trước đó bạn đã từng bị đau như thế này chưa?
  • Have you ever had a headache? – Bạn có từng bị đau đầu không?
  • Do you detect other symptoms? – Bạn có phát hiện các triệu chứng khác không?
  • Are you currently taking any medications? – Bạn có đang sử dụng loại thuốc nào không?
  • Do you have children? – Bạn có con chưa?
  • Has anyone in your home had this disease? – Trong nhà bạn đã có ai mắc bệnh này chưa?
  • Are you allergic to any medications? – Bạn có bị dị ứng với thuốc nào không?

Bán thuốc dựa vào đơn

  • Do you have a prescription? Let me see – Bạn có đơn thuốc không? Cho tôi xem
  • I need your prescription to be able to sell the medicine accurately – Tôi cần đơn thuốc của bạn để có thể bán thuốc chính xác
  • This medicine will help you relieve pain quickly – Loại thuốc này sẽ giúp bạn giảm cơn đau nhanh chóng
  • Have you ever had pain like this before? – Trước đây bạn đã từng bị đau như thế này chưa?
  • Are you allergic to any medications or food? – Bạn có bị dị ứng với loại thuốc nào hay món ăn nào không?
  • This medicine is for drinking only – Thuốc này chỉ dùng để uống thôi
  • I will prescribe a high dose for you, you will get better soon – Tôi sẽ kê thuốc liều cao cho bạn, bạn sẽ nhanh khỏe lại thôi

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng tiếng anh

  • You take medicine every 3 hours and take 2 pills each time – Bạn uống thuốc 3 tiếng 1 lần và mỗi lần uống 2 viên
  • Do not eat anything for 1 hour before and after taking the medicine – Không được ăn gì trong thời gian 1 giờ trước và sau khi uống thuốc
  • Take one pill each time, drink 3 times a day – Mỗi lần uống một viên, uống 3 lần mỗi ngày
  • You need to take this medicine while eating – Bạn cần uống loại thuốc này trong khi ăn
  • You take this medicine before going to bed – Bạn uống thuốc này trước khi đi ngủ
  • Take the medication as directed on the prescription – Hãy uống thuốc theo chỉ dẫn kê trên đơn
  • Do not drive after taking medicine – Không được lái xe sau khi uống thuốc
  • Do not take medicine while using alcohol – Không uống thuốc trong khi dùng rượu
  • Do not drink alcohol while taking the drug – Không uống rượu trong khi dùng thuốc
  • Take the medication as directed above – Bạn uống thuốc theo chỉ dẫn tôi đã ghi ở trên nhé
  • I have instructed how to use the medicine, you need to read it carefully before use – Tôi đã hướng dẫn cách sử dụng thuốc, bạn cần đọc kỹ trước khi dùng nhé

Trên đây là các từ vựng, mẫu câu thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp tiếng Anh cho người đi làm tại hiệu thuốc. Bạn có thể học các từ vựng và áp dụng các mẫu câu trên vào thực tiễn để hoạt động kê thuốc chính xác nhất. Chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình giao tiếp và hoạt động nghiệp vụ của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia các khóa học online của TOPICA Native để nâng cao khả năng giao tiếp của mình nhanh hơn.

Video liên quan

Chủ Đề