Công nghệ phần mềm la gì

Chắc hẳn không ít các bạn thí sinh sẽ nghĩ Công nghệ Phần mềm và Công nghệ Thông tin chính là một. Nhưng điều này chỉ đúng một phần thôi, vì Công nghệ Phần mềm chỉ là một trong số những chuyên ngành của Ngành Công nghệ Thông tin. Và đây cũng là chuyên ngành Công nghệ Thông tin được thí sinh quan tâm nhiều nhất. Vì sao như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu “ Ngành Công nghệ Thông tin chuyên ngành Công nghệ Phần mềm học những gì? Ra trường làm gì?” để hiểu rõ hơn nhé!

Chuyên ngành Công nghệ Phần mềm là gì?

Chuyên ngành Công nghệ Phần mềm là gì?

Bạn có thể hình dung các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý công việc cho các lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục, y tế cho đến vui chơi, giải trí hoặc các ứng dụng trên điện thoại đều là các sản phẩm của ngành Công nghệ Phần mềm.

Và, chuyên ngành Công nghệ Phần mềm là chuyên ngành đào tạo các môn học về tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất một phần mềm hoàn chỉnh, giúp sinh viên sau khi ra trường có khả năng phát triển phần mềm ứng dụng hiệu quả với độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Chuyên ngành Công nghệ Phần mềm học những gì?

Lựa chọn chuyên ngành Công nghệ phần mềm, bạn sẽ được học các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về quá trình sản xuất phần mềm như:

  • Kiến thức cơ bản về máy tính, hệ điều hành và các công cụ lập trình, kỹ thuật lập trình.
  • Kỹ năng thiết kế, xây dựng, phát triển dự án phần mềm hoàn chỉnh.
  • Kỹ năng thu thập, phân tích yêu cầu khách hàng và sử dụng các công cụ lập trình sẵn có để xây dựng phần mềm phù hợp yêu cầu.
  • Kiến thức về cách vận hành, bảo trì phần mềm; tổ chức, quản lý đảm bảo chất lượng phần mềm;
  • Tư vấn các vấn đề về giải pháp Công nghệ thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp.

Học chuyên ngành Công nghệ Phần mềm ra trường làm gì?

Học Chuyên ngành Công nghệ Phần mềm ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Phần mềm, sinh viên có thể làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp hay công ty ở các vị trí sau:

  • Chuyên viên phân tích thiết kế phần mềm; Chuyên viên phát triển phần mềm; Chuyên viên kiểm thử phần mềm; Chuyên viên thu thập thông tin yêu cầu khách hàng; Chuyên viên tư vấn giải pháp; Chuyên viên triển khai phần mềm; Chuyên viên quản lý sản phẩm phần mềm;…tại các công ty giải pháp phần mềm.
  • Chuyên viên quản lý và vận hành hệ thống công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp.
  • Chuyên viên phụ trách về Tin học tại các cơ quan, tổ chức.
  • Cán bộ, giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục có đào tạo ngành Công nghệ Phần mềm.

Công nghệ Phần mềm là một trong những chuyên ngành có cơ hội việc làm ổn định bởi ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác trong nền kinh tế. Hơn nữa, công nghệ luôn luôn phát triển và việc chinh phục công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động là điều các doanh nghiệp luôn hướng đến cho nên các chuyên viên công nghệ phần mềm luôn có việc làm rộng mở với mức thu nhập khá hấp dẫn.

Là chuyên ngành được đào tạo tại Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học hàng hải Việt Nam với mục tiêu đào tạo kỹ sư CNTT chuyên về lĩnh vực phần mềm. Kỹ sư ra trường có kiến thức và kỹ năng phát triển và quản lý điều hành các dự án phần mềm: Phân tích, thiết kế, chế tác, triển khai và bảo trì các hệ thống phần mềm cũng như nghiên cứu, phát triển công cụ và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ phần mềm; Xây dựng và quản lý các dự án phần mềm; Kỹ năng làm việc và lãnh đạo nhóm phát triển phần mềm.

3. Tại sao chọn chuyên ngành này?

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ phần mềm đã khẳng định chất lượng của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo Công nghệ thông tin của các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và thế giới, được cập nhật thường xuyên theo đặc thù phát triển của ngành

Môn học và giáo trình giảng dạy:

  • Thông tin chi tiết về môn học, tài liệu, giáo trình được cung cấp đầy đủ cho sinh viên khi bắt đầu môn học.
  • Nền tảng kiến thức được trang bị bài bản
  • Chú trọng kỹ năng thực hành, năng lực tư duy sáng tạo và kĩ năng nghề nghiệp.
  • Phát huy khả năng thích ứng với công việc, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
  • Nâng cao khả năng tiếng Anh, kĩ năng giao tiếp…

Đội ngũ giảng viên:

  • Đội ngũ giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong nước và quốc tế; có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế.
  • Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm.

Hệ thống hạ tầng thông tin:

  • Hệ thống hạ tầng thông tin: máy tính, mạng, phòng thực hành, mô phỏng luôn được bổ sung, trang bị hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo và đảm bảo tốt chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học.
  • Các công ty, doanh nghiệp đối tác luôn tạo điều kiện để sinh viên được thực tập, tham gia triển khai các ứng dụng thực tế.

Khả năng thăng tiến trong công việc:

  • Sinh viên có khả năng nhận được việc làm trong quá trình học.
  • Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Khả năng gia tăng thu nhập và lương.
  • Cơ hội tham dự và nhận học bổng từ các chương trình học tập, giao lưu quốc tế.

4. Cơ hội việc làm

Với nền tảng kiến thức vừa rộng và sâu, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc với nhiều vị trí khác nhau theo nhu cầu của xã hội, như tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc: 

  • Kĩ sư phần mềm.
  • Trưởng nhóm phát triển phần mềm.
  • Bảo trì phần mềm.
  • Chuyên viên kiểm thử phần mềm.
  • Đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Quản trị dự án phần mềm.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên

Danh sách các doanh nghiệp tiêu biểu mà sinh viên đã thực tập hoặc đi làm

5.Tôi có phù hợp ?

Để học ngành Công nghệ phần mềm bên cạnh năng lực tự học, khả năng tư duy sáng tạo, sự đam mê, người học cần phải có khả năng thích nghi, chủ động và làm việc nhóm.

Để đăng ký chương trình này, thí sinh sẽ chọn đăng ký xét tuyển một hoặc các nhóm môn thi: Toán, Lý, Hóa hoặc Toán, Lý, Anh hoặc Toán, Văn, Anh hoặc Toán, Hóa, Sinh theo quy chế Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Học phí & hỗ trợ tài chính

Nếu có khác biệt so với mức chung của Nhà trường, đề nghị các Khoa/Viện/Công ty/Trung tâm nêu cụ thể.

Chủ Đề