Công thức chung của kim loại kiềm thổ

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 2A

  • Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là
  • Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố
    • 1. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim
    • 2. Sự biến đổi một số đại lượng vật lý
    • 3. Sự biến đổi độ âm điện
    • 4. Sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố
    • 5. Sự biến đổi tính axit – bazo của oxit và hidroxit tương ứng
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 2a, chính là nhóm kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn hóa học. Cũng như đưa ra các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Giúp bạn đọc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Mời các bạn tham khảo.

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là

A. R2O.

B. RO2.

C. RO.

D. R2O3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là RO

Đáp án C

Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố

1. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

  • Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.
  • Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.

2. Sự biến đổi một số đại lượng vật lý

  • Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng:

+ Trong cùng chu kỳ : bán kính giảm.

+ Trong cùng nhóm A: bán kính tăng.

  • Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng:

+ Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng.

+ Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm.

3. Sự biến đổi độ âm điện

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

+ Trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.

+ Trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.

4. Sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố

Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.

Hóa trị đối với hidro= số thứ tự nhóm –hóa trị đối với oxi

Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố [R: là nguyên tố]

R2On: n là số thứ tự của nhóm.

RH8-n: n là số thứ tự của nhóm.

NhómIAIIAIIIAIVAVAVIAVIIA
OxitR2OROR2O3RO2R2O5RO3R2O7
HiđruaRH4RH3RH2RH

5. Sự biến đổi tính axit – bazo của oxit và hidroxit tương ứng

a. Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazo giảm, tính axit tăng.

b. Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazo tăng, tính axit giảm.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là

A. các nguyên tố s.

B. các nguyên tố p.

C. các nguyên tố s và nguyên tố p.

D. các nguyên tố d.

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 2: Dãy kim loại xếp theo tính kim loại tăng dần là:

A. Al, Mg, Ca, Rb, K

B. Mg, Ca, Al, K, Rb

C. Al, Mg, Ca, K, Rb

D. Ca, Mg, Al, Rb, K

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 3.Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần tính kim loại?

A. Li, Be, Na, K

B. Al, Na, K, Ca

C. Mg, K, Rb, Cs

D. Mg, Na, Rb, Sr

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 4. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

A. R2O.

B. RO2.

C. RO.

D. R2O3

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 5. Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

A. Ca, Ba

B. Sr, K

C. Na,Ba

D. Be, Al

Xem đáp án

Đáp án A

Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là Ca, Ba

Câu 6. Các nguyên tố của nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?

A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

B. Số electron lớp K = 2.

C. Số lớp electron như nhau.

D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 2.

Xem đáp án

Đáp án D

Các nguyên tố của nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung về cấu hình electron nguyên tử quyết định tính chất hóa học của nhóm là số electron lớp ngoài cùng bằng 2.

--------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 1A là

Câu hỏi: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 1A là

A. R2O3.

B. RO2.

C. R2O.

D. RO.

Trả lời

Kim loại kiềm có hóa trị I

=> Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là: R2O

Đáp án cần chọn là: C

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Kim loại kiềm và Các nhóm trong bảng tuần hoàn nhé

Các kim loại kiềm – Tổng hợp kiến thức hóa học 

Chắc hẳn các bạn đang khá đau đầu với môn hóa học bởi kiến thức rất đa dạng, đòi hỏi chúng ta phải ghi nhớ, hiểu và phân biệt các hợp chất. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn nội dung tổng hợp về các kim loại kiềm trong bài viết này. Cùng học hóa với Top lời giải ngay nhé!

Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của các kim loại kiềm 

Những nguyên tố nào được xếp vào nhóm kim loại kiềm?

Kim loại kiềm thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn hóa học. Kim loại kiềm bao gồm 6 nguyên tố đó là : liti [Li], natri [Na], kali [K], rubiđi [Rb], xesi [Cs] và franxi [Fr]*.

Cấu hình electron nguyên tử của kim loại kiềm cụ thể là:

Tính chất vật lí

- Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim

+ Li, Na, K, Rb có màu trắng bạc

+ Cs có màu vàng nhạt.

- Dẫn điện tốt, dù vẫn còn kém so với bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất.

- Liên kết kim loại yếu cũng dẫn đến tính mềm của các kim loại kiềm. Các kim loại kiềm có thể bị cắt bằng dao

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp

Nguyên tố

Nhiệt độ nóng chảy [ºC]

Nhiệt độ sôi [ºC]

 Tỉ khối [g/cm3]

Li 180 1336 0.53
Na  97.83 880 0.97
63.7 762 0.86
Rb  38.5 696 1.52
Cs 28.5 670 1.87

- Các kim loại kiềm tự do cũng như hợp chất của chúng khi bị đốt sẽ cháy cho ngọn lửa có màu đặc trưng ⇒⇒

+ Liti cho ngọn lửa màu đỏ tía

+ Natri cho ngọn lửa màu vàng

+ Kali cho ngọn lửa màu tím.

+ Rubidi cho ngọn lửa màu tím hồng.

+ Xesi cho ngọn lửa màu xanh lam.

Tính chất hóa học

- Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ nên có hoạt tính hóa học và tính khử rất mạnh.

- Tính khử tăng dần từ Li đến Cs. Cs là kim loại mạnh nhất

- M→Mn++eM→Mn++e

+ Khi tồn tại ở dạng đơn chất: số oxi hóa  0

+ Trong hợp chất: số oxi hóa +1

Tác dụng với phi kim

Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các nguyên tử phi kim thành ion âm

Tác dụng với hidro

Khi đun nóng, các kim loại kiềm kết hợp với hidro tạo hidrua ion:– Li ở 600-700°C

– Còn các kim loại kiềm khác ở 350-400ºC

Tác dụng với oxi

Natri cháy trong khí ô xi khô tạo ra natri peoxit Na2O2, trong không khí khô tạo thành Na2O

2Na + O2 → Na2O2

2Na + ½ O2 → Na2O

Với halogen, lưu huỳnh

- Với Brom lỏng: K, Rb, Cs nổ mạnh, Li và Na chỉ tương tác trên bề mặt.

- Với Iot: các kim loại kiềm chỉ tương tác mạnh khi đun nóng.

- Khi nghiền kim loại kiềm với bột lưu huỳnh sẽ gây phản ứng nổ.

Tác dụng với clo

Các kim loại kiềm bốc cháy trong khí clo khi có mặt hơi ẩm ở nhiệt độ cao.

VD: 2K + Cl2 → 2KCl2

Tác dụng với axit

Các kim loại kiềm có thể dễ dàng khử ion H+ của dung dịch axit thành khí hidro: 2Na+2HCl→2NaCl+H2

Tất cả kim loại kiềm đều phản ứng mãnh liệt với dung dịch axit

Lưu ý: Khi kim loại kiềm tác dụng với dung dịch axit, axit sẽ tác dụng trước →→ nước tác dụng với phần kiềm còn dư

2Na+2HCl→2NaCl+H2 [Giai đoạn 1]

2Na+2H2O→2NaOH+H2 [Giai đoạn 2]

Tác dụng với nước

- Kim loại kiềm tương tác rất mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hidro.
2K + 2H2O → 2KOH + H2

- Hiện tượng khi phản ứng với nước [mức độ mãnh liệt tăng dần từ Li tới Cs do hoạt tính hóa học tăng]

+ Li không cho ngọn lửa

+ Na nóng chảy thành hạt tròn chạy trên mặt nước, hạt lớn có thể bốc cháy

+ K bốc cháy ngay

+ Rb và Cs gây phản ứng nổ

Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế kim loại kiềm

- Ứng dụng của các kim loại kiềm: dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp; hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không; xesi được dùng làm tế bào quang điện.

- Trạng thái tự nhiên của các kim loại kiềm: không có ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, muối NaCl tồn tại trong nước biển, đất cũng chứa một số hợp chất ở dạng silicat và aluminat.

Điều chế kim loại kiềm

Để điều chế kim loại kiềm từ các hợp chất, ta cần phải khử các ion của chúng với phương trình tổng quát: M++e→M

Phương pháp điện quân được sử dụng phổ biến trong điều chế kim loại kiềm. Vì ion của kim loại kiềm rất khó bị khử, đặc biệt là điện phân muối halogenua của kim loại kiềm nóng chảy.

Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Hợp chất của các kim loại kiềm được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và cuộc sống

Natri hiđroxit

- Tính chất: Natri hiđroxit [NaOH] hay xút ăn da có tính chất:

+ Là chất rắn,

+ Không màu,

+ Dễ nóng chảy [tnc = 322oC],

+ Hút ẩm mạnh [dễ chảy rữa],

+ Tan nhiều trong nước

+ Tỏa ra một lượng nhiệt lớn.

Vì vậy mà cần phải cẩn thận khi hòa tan NaOH trong nước. Khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion. Natri hiđroxit có khả năng tác dụng được với các hợp chất:  oxit axit, axit và muối.

- Ứng dụng: Natri hiđroxit được dùng trong sản xuất xà phòng, chế phẩm nhuộm, sản xuất tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm và có được ứng dụng cả trong công nghiệp chế biến dầu mỏ,…

Natri hiđrocacbonat [NaHCO3]

- Tính chất: là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, dễ bị nhiệt phân hủy tạo ra Na2CO3 và khí CO2; có tính lưỡng tính.

- Ứng dụng: dùng để chế thuốc đau dạ dày trong công nghiệp dược phẩm hay sản xuất làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm.

Natri cacbonat [Na2CO3]

- Tính chất

Là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước, tồn tại ở dạng muối ngậm nước Na2CO3.10H2O trong nhiệt độ thường và kết tinh trở thành natri cacbonat khan trong nhiệt độ cao, nhiệt độ nóng chảy là 850oC.

Na2CO3 là muối của axit yếu [axit cacbonic], sở hữu những đặc tính chung của loại muối này.

- Ứng dụng: được ứng dụng trong công nghiệp thủy tinh, phẩm nhuộm,bột giặt,…

Kali nitrat [KNO3]

- Tính chất: là những tinh thể không màu, bền trong không khí, tan nhiều trong nước. Khi đun nóng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy [333 oC], KNO3 bắt đầu bị phân hủy thành O2 và KNO2.

- Ứng dụng: dùng làm phân đạm, phân kali sử dụng trong nông nghiệp và dùng trong để chế tạo thuốc nổ.

Video liên quan

Chủ Đề