Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Mạch nối tiếp và mạch song song là hai loại mạch điện cơ bản thường gặp trong các thiết bị điện, điện tử...

Đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở R1, R2 mắc nối tiếp,hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó.

R t d = R 1 + R 2 + ⋯ + R n {\displaystyle R_{\mathrm {td} }=R_{1}+R_{2}+\cdots +R_{n}}    
  • Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I 1 = I 2 = . . . = I n {\displaystyle I=I_{1}=I_{2}=...=I_{n}}  
  • Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi điện trở: U = U 1 + U 2 + . . . + U n {\displaystyle U=U_{1}+U_{2}+...+U_{n}}  
  • Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần: R t d = R 1 + R 2 + . . . + R n {\displaystyle R_{td}=R_{1}+R_{2}+...+R_{n}}  
  • Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với các điện trở: U R t d = U 1 R 1 = U 2 R 2 = . . . = U n R n {\displaystyle {\frac {U}{R_{td}}}={\frac {U_{1}}{R_{1}}}={\frac {U_{2}}{R_{2}}}=...={\frac {U_{n}}{R_{n}}}}  

Trong đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc song song, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó.

1 R t d = 1 R 1 + 1 R 2 + ⋯ + 1 R n {\displaystyle {\frac {1}{R_{\mathrm {td} }}}={\frac {1}{R_{1}}}+{\frac {1}{R_{2}}}+\cdots +{\frac {1}{R_{n}}}}   . 
  • Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I = I 1 + I 2 + . . . + I n {\displaystyle I=I_{1}+I_{2}+...+I_{n}}  
  • Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U 1 = U 2 = . . . = U n {\displaystyle U=U_{1}=U_{2}=...=U_{n}}  
  • Điện trở tương đương có công thức: 1 R t d = 1 R 1 + 1 R 2 + ⋯ + 1 R n {\displaystyle {\frac {1}{R_{\mathrm {td} }}}={\frac {1}{R_{1}}}+{\frac {1}{R_{2}}}+\cdots +{\frac {1}{R_{n}}}}  
  • Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: I R = I 1 R 1 = I 2 R 2 = . . . = I n R n {\displaystyle IR=I_{1}R_{1}=I_{2}R_{2}=...=I_{n}R_{n}}  
  • Ưu điểm: mỗi thiết bị điện hoạt động độc lập với nhau. Vì thế mạch điện trong các gia đình, phòng ở, phòng làm việc... đều là các mạch điện song song để các thiết bị được an toàn hơn.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mạch_nối_tiếp_và_song_song&oldid=66161393”

Trong chương trình Vật lý, các em đã được tìm hiểu rất nhiều về điện và mạch điện. Tuy nhiên, khi nói về cấu tạo cũng như phân loại mạch điện thì không phải ai trong chúng ta cũng có thể hiểu rõ. Hôm nay, Monkey sẽ chia sẻ cho các em về đoạn mạch song song là gì? Cách tính các chỉ số cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở trong đoạn mạch này như thế nào? Hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết này nhé!

Đoạn mạch song song là gì?

Định nghĩa: Một mạch được gọi là mạch song song khi có các thành phần điện được kết nối theo cấu hình song song, hay đầu của chúng được kết nối với một điểm chung. Nó tạo thành nhiều vòng hoặc đường dẫn cho dòng điện chảy.

Quan sát hình dưới đây:

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Trong đó: 

  • R1, R2,...,Rn là các điện trở
  • U(AB) là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch
  • I1, I2,...,In là cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
  • I(AB) là cường độ dòng điện qua mạch chính

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song 

Các em đã từng được tìm hiểu về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong một mạch điện, đối với mạch mắc song song, hai chỉ số này sẽ có một số đặc điểm khác biệt.

Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song

Dòng điện trong một mạch song song sẽ phân chia qua các nhánh. Trong đoạn mạch này, cường độ dòng điện đi qua mạch chính sẽ bằng tổng cường độ dòng điện đi qua các phần tử điện riêng lẻ. Hiểu một cách đơn giản, cường độ dòng điện của đoạn mạch song song bằng tổng các cường độ dòng điện đang có trong mạch điện.

Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song:

I = I1 + I2 + I3 +...+ In

Hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song 

Hiệu điện thế trong đoạn mạch song song vẫn giữ nguyên trên mỗi đường dẫn hay thành phần vì mỗi thành phần được kết nối với nguồn tại cùng một điểm. Hay nói cách đơn giản khác, hiệu điện thế qua mạch mắc song song sẽ bằng nhau ở mọi điểm.

Công thức tính hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:

U = U1 = U2 = U3 =...= Un

Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song 

Nhắc lại kiến thức:

Trong chương trình vật lý 7, các em đã được tìm hiểu về đoạn mạch có hai bóng đèn mắc song song, ta có:

Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ:

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi mạch rẽ:

Phân tích đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song:

Hai hệ thức trên vẫn đúng với đoạn mạch gồm có hai điện trở mắc song song.

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Đối với mạch điện có hai điện trở gồm R1, R2 mắc song song với nhau, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở sẽ tỉ lệ nghịch với điện trở đó.

Điện trở tương đương của đoạn mạch song song 

Điện trở tương đương của đoạn mạch song song có công thức tính là:

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Suy ra:

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song với nhau thì nghịch đảo của điện trở tương đương sẽ bằng tổng các nghịch đảo của các điện trở từng thành phần. 

Mở rộng với đoạn mạch gồm nhiều điện trở R1, R2, R3,...Rn mắc song song, ta có:

       I = I1 + I2 + I3 +...+ In

      U = U1 = U2 = U3 =...= Un

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Xem thêm: Toàn bộ lý thuyết định luật ôm (ohm) và bài tập thực hành

Một số bài tập vật lý 9 đoạn mạch song song

Bài 1: Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là:

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Hướng dẫn giải:

Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là: 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2  => Chọn câu B

Bài 2: Trong các công thức sau đây, công thức nào không phù hợp với đoạn mạch mắc song song?

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Hướng dẫn giải:

Đáp án D là công thức không phù hợp với đoạn mạch mắc song song

Bài 3: Trong một mạch gồm hai điện trở mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch này thay đổi như thế nào nếu tăng giá trị của một điện trở?

A. Tăng lên

B. Giảm đi

C. Giữ nguyên

D. Đáp án khác

Hướng dẫn giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch này sẽ tăng lên nếu tăng giá trị của một điện trở 

=> Chọn đáp án A

Bài 4: Tính điện trở tương đương trong mỗi trường hợp sau, biết mỗi điện trở thành phần có độ lớn 10 Ω.

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

A. 5 Ω

B. 10 Ω

C. 15 Ω

D. 20 Ω

Hướng dẫn giải: 

Đây là sơ đồ hai điện trở mắc song song

Áp dụng công thức tính điện trở tương đương:

1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 => R/tđ = R1R2/(R1 + R2) = 10.10/(10 + 10) = 5Ω

=> Vậy chọn câu A

Bài 5: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết R1 = 3Ω; R2 = 6Ω; R3 = 12Ω.

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Hướng dẫn giải:

Sơ đồ mạch R1 // R2 // R3

Áp dụng công thức tính điện trở tương đương, ta có:

1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 = 1/3 + 1/6 + 1/12 = 7/12

=> Rtđ = 12/7 Ω

Bài 6: Cho hai điện trở R1 = R2 = 30Ω được mắc như sơ đồ hình a

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b. Nếu mắc thêm một điện trở R3 = 30Ω vào đoạn mạch trên như sơ đồ hình b thì điện trở tương đương của đoạn mạch bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Bài 7: Cho hai điện trở R1 = 12Ω  và R2 = 36Ω mắc song song vào một đoạn mạch. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 2A. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?

Hướng dẫn giải:

Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Hy vọng thông qua bài viết chia sẻ những kiến thức về đoạn mạch song song cũng như cách tính các hệ thức trong bài viết trên sẽ giúp các em nắm chắc và giải quyết được các bài tập tại trường. Cảm ơn các em đã đón đọc bài viết.