Công thức tính Tổng giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tổng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường. Bài viết này sẽ đưa ra gợi ý công thức tính giá thành sản phẩm đầy đủ nhất.

>>>Đọc thêm: Kế hoạch sản xuất là gì?

Giá thành sản phẩm phẩm ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành,giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:

  • Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch thực hiện. Gíá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
  • Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí các định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, được xem là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
  • Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán :
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại :

  • Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở các doanh nghiệp sản xuất.
  • Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

>>>Đọc thêm: Tìm hiểu về phương pháp phân tích ABC trong quản lý hàng tồn kho

Công thức tính Tổng giá thành sản phẩm

Thích hợp với loại hình doanh nghiệp sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.

  • Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ -Các khoản làm giảm chi phí- chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

Dùng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu).

  • Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ = chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính CPSX SP chính dở dang cuối kỳ

Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

  • Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành SP giai đoạn 1+Giá thành SP giai đoạn 2 ++ Giá thành SP giai đoạn n

Là phương pháp được áp dụng khi trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, kế toán phải định ra được hệ số quy đổi cho mỗi loại sản phẩm

  • Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành sản xuất của tất cả các loại sản phẩm :Tổng số sản phẩm gốc (kể cả quy đổi)
  • Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại= Giá thành đơn vị sản phẩm gốc x Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại

Dùng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất có nhiều nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại

  • Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại x Tỉ lệ chi phí (%)
  • Tỉ lệ chi phí (%) = (Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm : Tổng giá thành sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) của các loại SP) x 100

Phần mềm 3S ERP là phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp được thiết kế chuyên sâu cho ngành sản xuất. Phân hệ quản lý sản xuất trong phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ tính giá thành sản phẩm mà còn quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất. Áp dụng vào công tác quản trị sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp luôn chủ động và kiểm soát tốt hoạt động sản xuất của mình, nâng cao hiệu quả, gia tăng lợi thế cạnh tranh và từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Phân hệ giá thành của phần mềm 3S ERP kết nối việc quản lý từ đơn đặt hàng, hoạch định nhu cầu vật tư, theo dõi và cập nhật tiến độ sản xuất theo từng lệnh. Cộng với những cảnh báo về nhu cầu vật tư và việc tính chính xác giá thành sản phẩm (hoặc đơn hàng) cho phép nhà quản trị chủ động điều hành và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên đây là một số công thức tính giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp. Để được tư vấn về phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong tính giá thành sản xuất vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo Hotline tư vấn giải pháp : 0986.196.838

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa sản phẩm. Vậy làm thế nào để biết được cách tính giá thành sản phẩm bán ra hiện nay phù hợp nhất và tiện dùng cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn cách tính giá thành sản phẩm bán ra phổ biến nhất hiện nay để các bạn có thể thuận tiện áp dụng vào bài toán tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Công thức tính Tổng giá thành sản phẩm
Cách tính giá thành sản phẩm với nhiều phương pháp

Định nghĩa về giá thành sản phẩm bán ra

Trước khi tìm hiểu về cách tính giá thành sản phẩm bán ra hiện nay, chúng ta cùng tìm hiểu trước một số thông tin về giá thành sản phẩm trước nhé.

Giá thành sản phẩm bán ra là gì?

Giá thành sản phẩm bán ra là giá thành toàn bộ của việc sản xuất ra sản phẩm song đã tiêu thụ bao gồm các chi phí liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành sản phẩm bán ra là cơ sở để tính toán, xác định lợi nhuận trước thuế trước thuế thu nhập của doanh nghiệp

Các yếu tố cấu thành của giá thành sản phẩm bán ra?

Có 6 yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm bán ra bao gồm:

  • Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp tạo nên sản phẩm hay còn gọi là chi phí mua nguyên liệu ban đầu để sản xuất sản phẩm.

Ví dụ: Công ty ABC sản xuất bánh trung thu dẻo nhân đậu xanh, thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở đây là chi phí mua bột dẻo, đậu xanh và đường để làm bánh

  • Chi phí của công nhân tham gia trực tiếp tạo ra sản phẩm. Chi phí này bao gồm các chi phí về tiền lương, thuế thu nhập cá nhân, chi phí bảo hiểm, công đoàn, … mà trong tháng phát sinh cho tất cả các nhân viên tham giam trực tiếp trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm
  • Chi phí sản xuất chung tạo ra sản phẩm là các chi phí chung liên quan gián tiếp đến việc sản xuất ra sản phẩm như:

+ Các chi phí về nguyên vật liệu gián tiếp như khuôn, bao bì sản phẩm, keo, dụng cụ làm sạch, …

+ Các chi phí về lao động gián tiếp là tổng chi phí tiền lương, tiền thuế, tiền bảo hiểm,.. của các nhân viên gián tiếp trong quá trình tạo sản phẩm như: nhân viên bảo vệ, quản lý xưởng, quản lý tổ/ dây chuyền sản xuất.

+ Các chi phí còn lại khác phát sinh trong quá trình sản xuất như: chi phí thuê nhà máy, chi phí bảo hiểm máy móc sản xuất, chi phí điện năng, dầu nhớt vận hành máy,….

  • Chi phí dịch vụ phát sinh trong quá trình bán sản phẩm ra thị trường

+ Chi phí về nhân sự tham gia vào việc giới thiệu, bày bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

+ Các chi phí marketing, quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng như:

Chi phí truyền thông offline: chi phí in ấn tờ rơi, chi phí làm booth bán hàng, chi phí in ấn POSM tại cửa hàng, …

Chi phí truyền thông online: chi phí facebook ads, chi phí đăng báo, chi phí đi bài pr, chi phí TVC, …

  • Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Các chi phí phát sinh khác: thuế đối với hàng nhập khẩu/xuất khẩu,…

Các cách tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

Cách tính giá thành sản phẩm bán ra cơ bản là:

  • Giá thành sản phẩm bán ra = Giá thành sản xuất sản phẩm bán ra + Chi phí dịch vụ cho 1 sản phẩm bán ra + Chi phí quản lý doanh nghiệp cho 1 sản phẩm bán ra

Trong đó:

  • Chi phí dịch vụ cho 1 sản phẩm bán ra = tổng chi phí của tất các các khoản phát sinh trực tiếp trong việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng như trong mục 1 đã nêu rõ / số lượng sản phẩm bán ra.
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp cho 1 sản phẩm bán ra = tổng các khoản chi phí chung dùng để vận hành và quản lý doanh nghiệp như: chi phí khấu hao tài sản, chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ, văn phòng phẩm, chi phí bằng tiền khác,… / số lượng sản phẩm bán ra.

Giá thành sản xuất là giá thành của sản phẩm sau khi kết thúc gia đoạn sản xuất. Và để tính được giá thành sản xuất này thì có rất nhiều các tính. Tại các phần tiếp theo chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn các cách tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất.

Công thức tính Tổng giá thành sản phẩm
Hướng dẫn cách tính giá thành sản phẩm, dịch vụ nhiều trường hợp

Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp giản đơn

Phương pháp trực tiếp (đơn giản) này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất số lượng ít, quy trình khép kín, ngắn và liên tục. Phương pháp tính như sau:

  • Tổng giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm A trong kỳ = Dang dở đầu kì (A)+ Phát sinh trong kỳ (A) – Dang dở cuối kì (A) – phế liệu thu hồi (nếu có)
  • Tổng giá thành sản xuất của 1 sản phẩm A = Tổng giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm A trong kỳ / số lượng sản phẩm A đã hoàn thành trong kỳ

Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số

Phương pháp này sử dụng tại doanh nghiệp mà trong 1 giai đoạn sản xuất cùng loại hệ thống thiết bị vật tư như nhau nhưng lại sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc cùng 1 loại sản phẩm nhưng phẩm cấp khác nhau, thì tính như sau:

  • Tổng toàn bộ các sản phẩm thuộc tất cả các phẩm cấp (1) = Dang dở đầu kì + phát sinh trong kỳ – Dang dở cuối kì – phế liệu thu hồi (nếu có)
  • Tổng số lượng sản phẩm thu được trong kỳ đã quy đổi (2) = Tổng số lượng một loại sản phẩm thu được * hệ số tương ứng của sản phẩm đó
  • Tổng của 1 sản phẩm chuẩn = (1) / (2)
  • Tổng của 1 sản phẩm a = tổng của 1 sản phẩm chuẩn * hệ số tương ứng của sản phẩm a

Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm được thực hiện tại nhiều bộ phận / giai đoạn khác nhau, như sau:

  • Tổng giá thành sản xuất (GTSX) 1 sản phẩm = Tổng GTSX 1 sản phẩm tại bộ phận a + Tổng GTSX 1 sản phẩm tại bộ phận b + … + Tổng GTSX 1 sản phẩm tại bộ phận n

Trong đó:

  • Tổng GTSX 1 sản phẩm tại bộ phận a = Tổng GTSX toàn bộ bộ phận a trong kì / số lượng sản phẩm mà bộ phận a đã hoàn thành trong kỳ
  • Tổng GTSX toàn bộ bộ phận a trong kỳ = Dang dở đầu kì (bộ phận a) + Phát sinh trong kỳ (bộ phận a) – Dang dở cuối kì (bộ phận a) – phế liệu thu hồi (nếu có)
Công thức tính Tổng giá thành sản phẩm
Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí

Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp tỷ lệ chi phí

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ chi phí đa số được áp dụng tại các doanh nghiệp mà tại đây sản xuất nhiều loại sản phẩm và mỗi sản phẩm lại có quy cách và phẩm chất khác nhau. Phương pháp được tính như sau:

  • Tổng thực tế của tất cả các loại sản phẩm trong kỳ = Dang dở đầu kì + Sản phẩm trong kỳ – Dang dở cuối kì – phế liệu thu hồi (nếu có)
  • Tỷ lệ chi phí = Tổng thực tế tất cả các sản phẩm trong kỳ / Tổng kế hoạch tất cả các sản phẩm trong kỳ
  • Tổng thực tế của 1 sản phẩm A = Tổng kế hoạch của 1 sản phẩm A * tỷ lệ chi phí

Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp tính giá thành sản xuất theo việc loại trừ sản phẩm phụ thường được sử dụng tại các doanh nghiệp mà khi sản xuất đồng thời vừa thu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Do đó, để tính được giá thành sản phẩm chính, phỉa trự đi giá trị của các sản phẩm phụ. Công thức thính như sau:

  • Tổng toàn bộ sản phẩm chính trong kì = Dang dở đầu kì sản phẩm chính + Phát sinh trong kỳ sản phẩm chính – Dang dở cuối kì sản phẩm chính – giá trị sản phẩm phụ – phế liệu thu hồi (nếu có)
  • Tổng GTSX của 1 sản phẩm chính trong kì = Tổng toàn bộ sản phẩm chính trong kì / Số lượng sản phẩm chính trong kì.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong các cách tính giá thành sản phẩm bán ra phổ biến hiện nay rồi. Chúng tôi hy vọng với thông tin trên sẽ giúp cho các bạn tìm được phương pháp phù hợp và tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.