Công trình tôn giáo là công trình cấp máy

Việc xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo sẽ phải thực hiện xin giấy phép xây dựng. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo? Lawkey sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

1.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng 

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Sử dụng mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. Mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500. Kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50. Kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thng hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Xem thêm >>> Cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị

1.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Sử dụng mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500. Kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50. Kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thng hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan tôn giáo theo phân cấp.

Xem thêm >>> Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn có cần phải xin giấy phép?

2. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ đầu tư nộp hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại Sở Xây dựng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Kiểm tra hồ sơ.

Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định: ghi giấy biên nhận

Nếu hồ sơ không đáp ứng các quy định: hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; kiểm tra thực địa [nếu cần thiết]. Khi xem xét hồ sơ, Sở Xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế. Để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì Sở xây dựng có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.

Bước 4: Lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực có liên quan

Sở Xây dựng có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.

Bước 5: Cấp giấy phép xây dựng

Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện cấp phép để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Sở Xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ.

Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng có văn bản trả lời tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

Xem thêm >>> Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo

*** Căn cứ pháp lý ***

Luật Xây dựng năm 2014

Thông tư 15/2016/TT-BXD

Trên đây là những thông tin về cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép chuyên nghiệp nhất. 

Điện thoại: [024] 665.65.366          Hotline: 0967.59.1128

Email:             Facebook: Lawkey 

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về công trình xây dựng tôn giáo:
  • 2. Các công trình phải xin phép xây dựng:
  • 3. Các công trình không phải xin phép xây dựng:
  • 5. Trình tự thực hiện cấp phép xây dựng công trình tôn giáo
  • 6. Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

Luật sư tư vấn:

Bài viết sử dụng các văn bản pháp lý sau để làm cơ sở phân tích:

- Luật di sản văn hóa năm 2001[Luật di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009 số 32/2009/QH12];

- Luật xây dựng năm 2014, luật sửa đổi bổ sung năm 2020 ;

- Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

1. Khái niệm về công trình xây dựng tôn giáo:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 định nghĩa về công trình xây dựng là các cơ sở tín ngưỡng, cụ thể như sau:

"4.Cơ sở tín ngưỡnglà nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác".

Căn cứ theo quy định tại Khoản 14 Điều 2 Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 định nghĩa về công trình xây dựng là các cơ sở tôn giáo, cụ thể như sau:

"14.Cơ sở tôn giáogồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo".

2. Các công trình phải xin phép xây dựng:

a] Đối với các công trình xây dựng tôn giáo phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ [cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh].

b] Đối với các cơ sở tôn giáo hoặc cơ sở tín ngưỡng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, khi xây dựng, hoặc trùng tu tôn tạo ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng còn phải tuân thủ Luật Di sản văn hóa và phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

“Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;

+ Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” [Điều 34, khoản 1, điểm a, b Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009].

c] Đối với các cơ sở tín ngưỡng dân gian như: Đình, đền, miếu, nhà thờ Từ đường, nhà thờ họ… không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa thì việc cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền xem xét của UBND huyện, thị xã hoặc Sở Xây dựng tùy theo cấp của công trình.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc cấp phép xây dựng cơ sở tôn giáo vui lòng liên hệ vớiLuật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.6162

3. Các công trình không phải xin phép xây dựng:

Khi sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng tôn giáo, mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình thì không phải xin cấp phép xây dựng. Nhưng trước khi sửa chữa, cải tạo người phụ trách cơ sở tôn giáo phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi xây dựng công trình biết.

5. Trình tự thực hiện cấp phép xây dựng công trình tôn giáo

Cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Phòng Nội vụ các huyện, thị xã tiếp nhận và xem xét cụ thể Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo với số lượng và thành phần như sau:

- Số lượng: 03 bộ;

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng [mẫu kèm theo];

+ Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: các bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng và mặt cắt móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải chụp hiện trạng công trình;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai [có công chứng];

+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của tổ chức giáo hội cấp trên.

Bước 2: Sau khi xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, Phòng Nội vụ có ý kiến [đồng thuận hay không đồng thuận] bằng văn bản trình Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ xem xét; chủ đầu tư trực tiếp nhận lại và nộp cho Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ văn bản của Phòng Nội vụ và 03 bộ hồ sơ đính kèm;

Bước 3: Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sẽ xem xét và có ý kiến trả lời chủ trương bằng văn bản cho Phòng Nội vụ và chủ đầu tư;

- Sau khi tiếp nhận Phòng Nội vụ sẽ lưu trữ một bộ hồ sơ, đồng thời giao trả 02 bộ hồ sơ còn lại cho chủ đầu tư, với thành phần mỗi bộ hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;

- Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: các bản vẽ thiết kế thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng và mặt cắt móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải, nước mưa. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có thì phải chụp hiện trạng công trình;

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai [có công chứng];

- Văn bản trả lời của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ.

Bước 4:

- Nếu được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ, tùy theo quy định của UBND cấp huyện, chủ đầu tư nộp toàn bộ 02 bộ hồ sơ nêu trên tại bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả thuộc UBND các huyện, thị xã hoặc tại Phòng Công thương huyện [hoặc Phòng Quản lý đô thị Thị xã] để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

- Sau khi UBND cấp huyện ra văn bản cấp giấy phép xây dựng, đề nghị gửi các nơi nhận như sau: Chủ đầu tư; Sở Xây dựng; Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ; UBND cấp xã nơi xây dựng công trình để biết và lưu hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí: Mức lệ phí là 100.000 đồng/1 giấy phép.

6. Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
[Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng /Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình]

Kính gửi: ……………

1. Thông tin về chủ đầu tư:

- Tên chủ đầu tư [tên chủ hộ]: …………

- Người đại diện: ………Chức vụ [nếu có]: ………

- Địa chỉ liên hệ: số nhà: ……đường/ph: ………

phưng/xã: ……quận/huyện: ……tỉnh/thành phố: ……

- Số điện thoại: ………………………

2. Thông tin công trình:

- Địa điểm xây dựng:

Lô đất số: …………Diện tích ....... m2.

Tại số nhà: …………đường/phố ………

phường/xã: …………quận/huyện: ……

tỉnh, thành phố: ……………………………

3. Tổ chức/cá nhân lập, thẩm tra thiết kế xây dựng:

3.1. Tổ chức/cá nhân lập thiết kế xây dựng:

- Tên tổ chức/cá nhân: Mã số chứng ch năng lực/hành nghề:

- Tên và mã số chứng chỉ hành nghề của các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế:

3.2. Tổ chức/cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng:

- Tên tổ chức/cá nhân: Mã số chng chỉ năng lực/hành nghề:

- Tên và mã số chứng chỉ hành nghề của các chủ trì thẩm tra thiết kế:...

4. Nội dung đề nghị cấp phép:

4.1. Đối với công trình không theo tuyến, tín ngưỡng, tôn giáo:

- Loại công trình: …………… Cấp công trình:

- Diện tích xây dựng: …………m2.

- Cốt xây dựng: ………………m.

- Tổng diện tích sàn [đối với công trình dân dụng và công trình có kết cấu dạng nhà]:…… m2 [ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mt đất, tầng kỹ thuật, tầnglửng, tum].

- Chiều cao công trình: ……m [trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đt, tầng lửng, tum - nếu có].

- Số tầng: ………[ghi rõ s tầng hầm, tầng trên mặt đt, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum - nếu có].

4.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

- Loại công trình: ………… Cấp công trình:

- Tổng chiều dài công trình:m [ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành ph].

- Cốt của công trình: ………m [ghi rõ cốt qua từng khu vực].

- Chiều cao tĩnh không của tuyến: m [ghi rõ chiều cao qua các khu vực].

- Độ sâu công trình: ……m [ghi rõ độ sâu qua từng khu vực].

4.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành háng:

- Loại công trình: …………… Cấp công trình: .

- Diện tích xây dựng: ……………m2.

- Cốt xây dựng: ………………m.

- Chiều cao công trình: ………………m.

4.4. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

- Cấp công trình: ………………………

- Diện tích xây dựng tầng 1 [tầng trệt]: ………m2.

- Tổng diện tích sàn: ……………m2 [trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lng, tum].

- Chiều cao công trình: m [trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tng trên mặt đt, tng lửng, tum].

- Số tầng: [trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mt đt, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum].

4.5. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:

- Loại công trình: ………Cấp công trình: ……

- Các nội dung theo quy định tại mục 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 tương ứng với loại công trình.

4.6. Đối với trường hợp cấp giấy phép theo giai đoạn:

- Giai đoạn 1:

+ Loại công trình: ………Cấp công trình: ……

+ Các nội dung theo quy định tại mục 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 tương ứng với loại và giai đoạn 1 của công trình.

- Giai đoạn 2:

Các nội dung theo quy định tại mục 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 tương ứng với loại và giai đoạn 1 của công trình.

- Giai đoạn ...

4.7. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:

- Tên dự án: …………………

Đã được: phê duyệt, theo Quyết định số: ngày

- Gồm: [n] công trình

Trong đó:

Công trình số [1-n]: [tên công trình]

* Loại công trình: ……… Cấp công trình: ……

* Các thông tin chủ yếu của công trình: ...…………

4.8. Đối với trường hợp di dời công trình:

- Công trình cần di dời:

- Loại công trình: ……… Cấp công trình: ……

- Diện tích xây dựng tầng 1 [tầng trệt]: ……………m2.

- Tổng diện tích sàn: ………………………………m2.

- Chiều cao công trình: ……………………………m.

- Địa điểm công trình di dời đến:

Lô đất số: ……………Diện tích……………m2.

Tại: …………………đường: …………………

phường [xã] ………quận [huyện] …………

tỉnh, thành phố: …………………………………

- Số tầng: ………………………………………

5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ……………tháng.

6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liu:

1 -

2 -

…………, ngày ….. tháng …. năm…..
NGƯỜI LÀM ĐƠN/ĐẠI DIỆN CHỦ ĐU TƯ
[Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu [nếu có]]

Video liên quan

Chủ Đề