Công ty TNHH có tư cách pháp nhân không

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau đây:

- Tổ chức phải được thành lập theo quy định của luật

Theo khoản 1 Điều 82 Bộ luật Dân sự 2015, pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Doanh nghiệp được thành lập theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

- Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức theo quy định

Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

- Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

- Tổ chức phải nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Nếu tổ chức không đáp ứng được bất kỳ 01 trong 04 tiêu chí như trên thì không được coi là tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân [Ảnh minh hoạ]
 

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty cổ phần;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần.

Các loại hình doanh nghiệp này đều đáp ứng cả 04 điều kiện tại Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015 nên đương nhiên có tư cách pháp nhân.

Đối với công ty hợp danh

Theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [sau đây gọi là thành viên hợp danh]. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn, trong đó:

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Mặc dù thành viên hợp danh không có tài sản độc lập với cá nhân nhưng cong ty hợp danh lại tồn tại có thành viên góp vốn, đây là những thành viên có tài sản độc lập với công ty. Vì vậy, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

Đối với doanh nghiệp tư nhân

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Việc quy định doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khiến cho tài sản của doanh nghiệp không còn độc lập với tài sản của cá nhân. Trường hợp doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho doanh nghiệp.

Trong các loại hình doanh nghiệp trên, chỉ có duy nhất doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp nhưng không có tư cách pháp nhân.


Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân không có tư cách pháp nhân

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh và văn phòng đại diện được định nghĩa như sau:

- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mọi hoạt động của chi nhánh đều phụ thuộc vào doanh nghiệp và thông qua việc uỷ quyền. Do đó, chi nhánh và văn phòng đại diện không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập nên không được coi là có tư cách pháp nhân.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân và chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp khác là những tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Nếu có thắc mắc liên quan đến thành lập doanh nghiệp, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Phân biệt pháp nhân và thương nhân

Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Tại sao cùng là 1 chủ sở hữu mà Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân mà Doanh nghiệp tư nhân lại không?“. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nguyên nhân xem sao nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Nội dung tư vấn

Theo quy định của pháp luật thì có 3 loại hình doanh nghiệp được thành lập; hoạt động có tư cách pháp nhân bao gồm:

Bài viết này sẽ giải thích cho bạn đọc vì sao Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân.

Căn cứ tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau:

  • Phải được thành lập theo quy định; được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký; hoặc công nhận;
  • Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong; bao gồm các cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ chức; đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động; và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác; và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Tức là pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; và trong giới hạn tài sản đó. Năng lực trách nhiệm pháp nhân gọi là trách nhiệm hữu hạn; trừ trường hợp ngoại lệ là các công ty hợp danh; thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn.
  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Theo đó, một trong những ưu điểm của việc “có tư cách pháp nhân” chính là tính độc lập về mặt tài sản; của chính pháp nhân đó và chủ sở hữu. Với một tổ chức có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm với phần tài sản của mình đóng góp vào công ty; hay người ta hay gọi là trách nhiệm hữu hạn. Như vậy, nếu chẳng may công ty bạn lâm vào tình trạng phá sản; thì bạn chỉ cần chịu trách nhiệm với phần tài sản đã góp vốn vào công ty mà thôi. 

Theo như đã phân tích ở trên, để một tổ chức có tư cách pháp nhân; tổ chức đó phải thỏa mãn 4 yêu cầu theo luật định; bao gồm: 

  • Được thành lập hợp pháp.
  • Có tài sản riêng và phải tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
  • Nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật.
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

Vậy xét về công ty TNHH 1 thành viên: 

Việc thành lập một pháp nhân hợp pháp được thực hiện qua quá trình đăng ký kinh doanh; tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và thể hiện dưới dạng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bởi vậy, tư cách pháp nhân của tổ chức sẽ có được kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; theo Khoản 2 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020:

“Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Khi bắt đầu đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ là một phần điều kiện bắt buộc chủ sở hữu phải kê khai; nhằm đưa ra một giới hạn về trách nhiệm của công ty. Vốn điều lệ của Công ty TNHH 1 thành viên do chủ sở hữu góp; và được ghi vào điều lệ của công ty. Chủ sở hữu sẽ phải chuyển quyền sở hữu đối với tài sản của mình; sang sở hữu của công ty theo quy định của pháp luật. Như vậy, công ty TNHH 1 thành viên sẽ có tài sản độc lập hoàn toàn với chủ sở hữu. 

Tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.

3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.

4. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.”

Nghĩa là, khi tham gia vào quan hệ pháp luật, công ty sẽ dùng tên của doanh nghiệp mình; để thiết lập các mối quan hệ xã hội. Chẳng hạn như Hợp đồng mua bán điện thoại giữa bên A là Công ty TNHH 1 thành viên ABC với bên B là anh Nguyễn Văn A. Bằng hành động này, một lần nữa, Công ty TNHH 1 thành viên khẳng định tính độc lập về tài sản; tư cách pháp lý với chủ sở hữu của công ty. 

Điều lệ của loại hình công ty TNHH 1 thành viên quy định rõ về cơ cấu tổ chức; cách thức quản lý;… theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm giúp cho Nhà nước dễ dàng kiểm soát hoạt động công ty.

Như vậy, bằng việc đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện do pháp luật quy định; Công ty TNHH 1 thành viên là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

Theo Điều 81 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu; sáng lập viên; thành viên của pháp nhân; và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định.

Đối chiếu với Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020: Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

“Điều 189. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân

1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.”

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng; hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, tài sản của doanh nghiệp tư nhân; và chủ doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng; hoặc giảm số vốn đầu tư bất cứ lúc nào. Đồng nghĩa vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng có thể được chủ doanh nghiệp tư nhân sử dụng như tài sản cá nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp; bằng toàn bộ tài sản của mình; không chỉ dừng lại ở số vốn đăng ký đầu tư của doanh nghiệp tư nhân.

Trong quan hệ tố tụng, doanh nghiệp tư nhân không được nhân danh mình; để tham gia với tư cách độc lập; mà tư cách tham gia là của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Cụ thể, Khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu:

“Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, có thể kết luận: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, bởi lẽ:

  • Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân; Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; về mọi hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp tư nhân.
  • Trong quan hệ tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài, doanh nghiệp tư nhân không được độc lập nhân danh mình để tham gia.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật sư X: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Công ty TNHH một thành viên là gì?” answer-0=”Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020: 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu [sau đây gọi là chủ sở hữu công ty]. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Từ quy định nêu trên, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của công ty TNHH một thành viên như sau: – Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; – Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; – Có tư cách pháp nhân; – Không được quyền phát hành cổ phần trừ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên” answer-0=”Theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp: Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ, Chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Khả năng huy động vốn của công ty TNHH 1 thành viên” answer-0=”Công ty TNHH một thành viên không có khả năng phát hành cổ phần. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của công ty cũng khá đa dạng. Công ty có thể thông qua việc phát hành trái phiếu, vốn vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hoặc Chủ sở hữu công ty tự góp thêm vốn vào.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Video liên quan

Chủ Đề