Cột điện trung thế cao bao nhiêu mét?

Hiểu được khoảng cách an toàn điện cao thế sẽ đảm bảo an toàn trong việc kiểm tra, sửa chữa các hoạt động sản xuất điện năng lớn. Vậy điện cao thế là gì? Điện cao thế bao nhiêu vôn? Khoảng cách an toàn hành lang lưới điện và các vấn đề liên quan sẽ được giải đáp đầy đủ qua bài viết dưới đây.

Điện cao thế là gì?

Đúng như tên gọi của nó, điện cao thế là dòng điện mà mức điện áp đủ lớn để gây nguy hiểm tới sinh vật sống. Thông thường, điện cao thế sẽ có mức điện áp trên 35KV. Trong đó, tại Việt Nam, mức điện áp đang được sử dụng phổ biến là 110KV, 220KV, 500KV.

Cột điện trung thế cao bao nhiêu mét?
Điện cao thế thường có mức điện áp trên 35KV

Để truyền tải được dòng điện này, yêu cầu các dây dẫn và thiết bị cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn quy định công nghiệp. Dây dẫn cho dòng điện cao thế thường là loại dây trần, được gắn trên các cột điện cao bằng chuỗi sứ cách điện. Chúng được treo trên cột bê tông ly tâm, cột tháp sắt hoặc cột gỗ thông. Những cột này sẽ có độ cao trên 18 mét để đảm bảo khoảng cách an toàn.

Xem thêm: 

  • Điện trung thế là gì? Tìm hiểu khoảng cách an toàn điện trung thế
  • Điện hạ thế là gì? Quy định về khoảng cách an toàn điện hạ thế

Tìm hiểu khoảng cách an toàn điện cao thế

Để đảm bảo khoảng cách phóng điện an toàn, Luật điện lực đã có những yêu cầu và quy định riêng dành cho từng cấp điện khác nhau. Quy định về khoảng cách an toàn hành lang lưới điện cao thế được thể hiện rõ ràng như sau:

Cột điện trung thế cao bao nhiêu mét?
Khoảng cách an toàn phóng điện đối với lưới điện cao thế

Khoảng cách an toàn điện áp 35kv

  • Khoảng cách an toàn ở điện áp 35KV được quy định khi phóng điện tới điểm cao nhất là 4.5 mét đối với phương tiện giao thông đường bộ là 2.5 mét.

  • Đối với các phương tiện như giao thông đường sắt cao 4.5 mét hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5 mét khoảng cách an toàn sẽ vào khoảng 3 mét.

  • Đối với chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa thì khoảng cách an toàn sẽ có là 1.5 mét.

Quy định khoảng cách an toàn điện 110kv

  • Đối với các phương tiện giao thông đường bộ, khoảng cách an toàn đối với điểm cao nhất 4.5m sẽ là 2.5m.

  • Đối với các phương tiện giao thông đường sắt cao 4.5m hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m là khoảng cách an toàn là 3m.

  • Khoảng cách an toàn đối với chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa 2m.

Khoảng cách an toàn điện 220kv

  • Theo quy định, khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp 220kV tới điểm cao nhất khoảng 4.5 mét của các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 3.5 mét.

  • Khoảng cách an toàn khi phóng điện tới vị trí cao nhất của phương tiện giao thông đường sắt cao 4.5 mét hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5 mét sẽ là 4 mét.

  • Đối với chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa, khoảng cách an toàn là 3 mét.

Khoảng cách hành lang an toàn lưới điện 500kv

  • Đối với mức điện áp 500KV, khoảng cách an toàn của các phương tiện giao thông đường bộ lên đến điểm cao nhất (4.5m) là 5.5 mét.

  • Đối với các phương tiện giao thông đường sắt cao 4.5 mét hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5 mét, khoảng cách an toàn khi phóng điện tới vị trí cao nhất là khoảng 7.5 mét.

  • Đối với chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa, khoảng cách an toàn là 4.5 mét.

Để hiểu rõ hơn về khoảng cách an toàn điện cao thế, bạn có thể theo dõi thông qua bảng dưới đây:

Khoảng an toàn phóng điện35KV110KV220KV500KVĐiểm cao nhất (4.5m) đối với phương tiện giao thông đường bộ2.5m2.5m3.5m5.5mCác phương tiện giao thông đường sắt cao 4.5 mét hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5 mét3m3m4m7.5mChiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa1.5m2m3m4.5m

 

Xem thêm: 

  • Cách đo, kiểm tra biến áp sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
  • Ngắn mạch là gì? Nguyên nhân và cách kiểm tra ngắn mạch an toàn

Nguyên tắc an toàn với lưới điện cao thế

Để đảm bảo an toàn cho trong quá trình thi công, lắp đặt và cải tạo điện cao thế, bạn cần chú ý tuân thủ đầy đủ các quy định an toàn về kỹ thuật như: khảo sát hiện trường thực tế, đăng ký cắt đường điện, bàn giao đường dây tại hiện trường, tiến hành các biện pháp thử điện nối đất, cô lập 2 đầu đoạn dây công tác...

Trong trường hợp, các công trình thi công xây dựng trong vùng nguy hiểm có các tải điện cao thế trên không đang hoạt động, cần phải được cấp giấy chấp thuận của cơ quan quản lý đường dây và đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn cho việc thi công.

Bên cạnh đó, đối với các kỹ sư điện, thợ điện chuyên nghiệp khi làm việc với nguồn điện cao áp thì nên trang bị cho mình những thiết bị đo điện chuyên dụng, an toàn như đồng hồ vạn năng, ampe kìm... nhằm đảm bảo hiệu quả khi thi công, lắp đặt, sửa chữa.

Chiều cao cột điện cao thế bao nhiêu mét?

Cột điện thường sử dụng cột bê tông ly tâm hoặc cột bê tông vuông, trụ tháp sắt với cao từ 5m-8m. Ở mức điện hạ thế này sẽ không xảy ra hiện tượng phóng điện nhưng sẽ gây ra giật điện nếu chạm trực tiếp vào phần kim loại đang dẫn điện trong dây.

Cột điện 220kV cao bao nhiêu?

Chiều cao hành lang đường dây dẫn điện trên không được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng với cấp điện áp đến 35kV là 2 mét, cấp điện áp 110kV là 3 mét, cấp điện áp 220kV là 4 mét và cấp điện áp 500kV là 6 mét.

1 cột điện cách nhau bao nhiêu mét?

Như vậy việc chôn cột điện ở khu vực có nhà dân thì phải tuân theo khoảng cách 3,0m đối với cột điện dẫn đường dây điện có điện áp đến 35kV, khoảng cách 4,0m đối với điện áp 110 kV, khoảng cách 6,0m đối với điện áp 220kV.

Điện cao thế là bao nhiêu vốn?

Đúng như tên gọi của nó, điện cao thế là dòng điện mà mức điện áp đủ lớn để gây nguy hiểm tới sinh vật sống. Thông thường, điện cao thế sẽ có mức điện áp trên 35KV. Trong đó, tại Việt Nam, mức điện áp đang được sử dụng phổ biến 110KV, 220KV, 500KV.