Đà Lạt Tháp Chàm bao nhiêu km?

Tháng 8, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, với trọng tâm là khôi phục, cải tạo và khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt răng cưa độc đáo Đà Lạt - Tháp Chàm cho mục đích du lịch.

Ga Đà Lạt đi Trại Mát nhìn từ trên cao, đoạn đường sắt này hiện hoạt động phục vụ du lịch. Ảnh: Giang Huy

Báo cáo tiền khả thi cho biết tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt đi qua thành phố Phan Rang, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận, đến huyện Đơn Dương, TP Đà Lạt, Lâm Đồng. Cả tuyến đường sắt răng cưa dài hơn 83 km, dự kiến có 16 ga và trạm khách, bổ sung hai ga và hai trạm khách so với tuyến cũ. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 1/2025 đến tháng 6/2029.

Dự án có hai hợp phần. Đầu tiên là khôi phục đoạn từ ga Tháp Chàm, Ninh Thuận đến ga Trại Mát, Đà Lạt dài hơn 76 km, khôi phục và xây mới cầu, hầm, nhà ga. Thứ hai là nâng cấp đoạn từ ga Trại Mát đến ga Đà Lạt đang khai thác dài 6,7 km và tôn tạo, bảo tồn các nhà ga Đà Lạt, Trại Mát.

Ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng văn hóa - thông tin TP Đà Lạt cho biết tuyến ga Đà Lạt - Trại Mát đang hoạt động là một phần của tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt sắp được khôi phục. Đoạn đường sắt Đà Lạt - Trại Mát là một sản phẩm độc đáo của du lịch thành phố. Hai nhà ga cũng là địa điểm được nhiều du khách trẻ check-in, chụp hình.

Tuyến tàu hỏa này độc đáo ở chỗ cả cung đường chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên. Ngoài đoạn đường ray răng cưa, bánh răng cưa cũng được lắp thêm trong đầu máy để qua được đèo dốc trên cao nguyên Lâm Viên.

"Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt được khôi phục và đưa vào khai thác là một tin đáng mừng với ngành du lịch thành phố. Từ đó thu hút du khách đến Đà Lạt trải nghiệm tuyến đường sắt lịch sử, chiêm ngưỡng nhiều cung đường đèo đẹp không kém những tuyến đường sắt răng cưa nổi tiếng thế giới", ông Kiệt nói.

Tuyến Tháp Chàm - Đà Lạt là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi đầu tiên trên thế giới, được khởi công năm 1908, hoàn thành năm 1932 và đưa vào sử dụng 4 năm sau đó. Đây là tuyến đường sắt răng cưa dài và độc đáo, không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Sau năm 1975, gần như toàn bộ đường ray, tà vẹt trên tuyến đường này được tháo gỡ. Hiện chỉ còn đoạn Trại Mát - Đà Lạt dài gần 7 km đang khai thác tàu du lịch.

Cho đến ngày đến Phan Rang, sau gần chục ngày vi vu theo các cung đường ven biển, Thảo bắt đầu ngán biển. Vậy là nảy ra ý tưởng sẽ đổi gió phượt lên Đà Lạt từ Ninh Thuận. Lúc nghĩ ra ý tưởng này là thấy hợp lí rồi.

Từ Ninh Thuận đi Đà Lạt bao nhiêu km?

Cung đường này chỉ dài 100km với gần 3 tiếng chạy xe. Cung đường Ninh Thuận Đà Lạt chỉ cần theo quốc lộ 27 ở Ninh Thuận và quốc lộ 20 ở Lâm Đồng là tới Đà Lạt.

Lúc đầu, Thảo cũng chỉ nghĩ đây chỉ là một cung đường bình thường, không có nhiều thú vị. Vậy mà đi rồi, mới thấy cung đường này nhiều thứ hay ho lắm.

Mục lục

1. Cung đường từ Ninh Thuận đi Đà Lạt cần lưu ý gì?

Thảo rời khỏi khách sạn tầm 6 giờ sáng. Chạy theo quốc lộ 27, tầm 7km Thảo nhìn thấy cụm tháp Chăm lấp ló đằng xa trên đỉnh đồi. Xa xa là những dãy núi trùng điệp mờ ảo trong nắng sớm.

Tháp Chăm nhìn từ xa.

Ra khỏi thành phố Phan Rang là những vùng quê với đồng lúa vàng ươm hay vừa mới gặt xong còn trơ gốc.

Từng đàn trâu lửng thửng đi ra đồng.

Trước khi đi, nghe nói đi đường đèo lạnh lắm nên Thảo mua sẵn áo mưa phương tiện để dự phòng. Trời mưa, gió hay sương thì mang áo mưa vẫn là ấm nhất.

Đèo Ngoạn Mục nằm giáp ranh giữ tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng. Đèo cách thành phố Phan Rang khoảng 50 km và thành phố Đà Lạt khoảng 10km.

Đường đèo uốn lượn với những khúc cua khúc khuỷu.

Bạn nên chắc tay lái và chú ý cẩn thận trên đường đèo.

Lúc đầu nghe nói đi đèo Thảo cũng khá lo. Vì nghỉ cảnh hoang vắng trên đường, mây mù giăng lối, trơn trượt…

Khá là hện, hôm đó trời lại nắng ráo, không có sương và thời tiết ấm áp.

Vì đây là cung đường độc nhất, ngắn nhất nối từ Ninh Thuận với Đà Lạt nên xe cộ đi lại rất đông. Xe máy, xe con, xe du lịch, xe tải… nối đuôi nhau chạy lên đèo.

Đèo ở đây không có những khúc cua hiểm trở như ở miền Tây Bắc nên cũng dễ đi. Nhưng cũng không nên lơ là, chủ quan.

Hai bên đường đèo là cây rừng xanh rì. Chắc vì độ cao và những tán cây mà không khí trên đèo rất trong lành. Hơi mát dịu nhẹ len vào tóc, vào gáy rất thích.

Đến đỉnh đèo là mốc địa phận giữa hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng.

Ở đây có vài quán nước có thể ngồi nghỉ chân và ngắm lại cung đường mình đã đi. Trên đây, ngoài nước ngọt đóng chai còn có nước ép khóm [ dứa, thơm] uống khá ngon.

Cung đường đèo Ngoạn Mục Ninh Thuận nhìn từ đỉnh đèo.

Bước vào địa phận Lâm Đồng, cơ man là đồi thông. Bời vậy, mỗi lần nhìn thấy thông lại làm Thảo nhớ về Đà Lạt.

Đà Lạt dường như thơ mộng hơn bởi những rừng thông và màn sương mờ ảo gợi nên nỗi buồn lãng mạn của cao nguyên.

Rừng thông ven đường lên Đà Lạt.

2. Đường từ Ninh Thuận đi Đà Lạt có gì chơi?

Đà Lạt nhiều chổ chơi thì ai cũng biết rồi. Nhưng dọc theo cung đường Đà Lạt từ Ninh Thuận cũng có nhiều địa điểm hay đáo để thì không phải ai cũng biết.

Điểm tham quan đầu tiên của Thảo là hầm rượu vang Đà Lạt.

Rượu vang Đà Lạt thì nổi tiếng xưa giờ rồi. Nhưng Thảo cũng chưa bao giờ đi tham quan hầm rượu ở Đà Lạt.

So với lâu đài rượu vang ở Phan Thiết thì hầm rượu ở đây nhỏ hơn nhiều. Chủ yếu để dành cho hoạt động sản xuất, chế biến rượu. Tuy nhiên, nho lại cũng được trồng ở Bình Thuận vì hợp khí hậu, đất đai.

Từ hầm rượu đi ra, Thảo lại tiếp tục cung đường của mình.

Điểm đến tiếp theo là đồi chè Cầu Đất.

Đồi chè Cầu Đất cách Đà Lạt gần 30km, nằm ngay trên cung đường Ninh Thuận Đà Lạt.

Trước nay, đi Đà Lạt cũng nhiều nhưng Thảo lại lười đi xa nên chỉ chơi quanh quẩn trong thành phố. Chứ tưởng tưởng cảnh sáng sớm, lạnh buốt mà còn phải lao xe ra đường để đi chơi thì “ngán đến tận cổ“.

Nhưng Thảo quả là sai lầm, đồi chè phải nói là quá đẹp. Lần này, may sao đi tiện đường nên mới có dịp thăm vườn chè.

Đồi chè Cầu Đất Đà Lạt.

Những đồi xe xang mướt. Vì đồi chè men theo sườn đồi nên dốc thoai thoải. Đứng từ trên cao xuống là thu cả đồi chè tỏng tầm mắt.

Những chị công nhân công ty chè đang cần mẫn thu hái những đọt chè tươi ngon nhất.

Ở đồi chè đứng ở góc nào chụp cũng đẹp. Có những thềm gỗ đứng để ngắm cảnh, chụp hình. Hay đi vào những luống chè để sáng tạo nên những góc máy để đời.

Chơi ở đồi chè tầm nửa tiếng, Thảo lại tiếp tục thẳng tiến về Đà Lạt.

Trên đường, bao nhiêu là hoa. Hoa ở đây như là cỏ vì mọc ở khắp nơi. Bông nào bông nấy đua nhau khoa sắc.

Một bất ngờ nữa trên cung đường Ninh Thuận Đà Lạt đợt tháng 1 chính là Hoa mai anh đào.

Loại hoa này mọc dọc đường. Những cây cao ngất ngưởng hơn cả mái nhà.

Lúc đầu, Thảo thấy cũng mới chỉ rải rác vài cây mai anh đào. Dặn lòng vào Đà Lạt sẽ đi ngắm hoa. Cho đến lúc thấy cả hàng cây mọc san sát nhau với cả rừng hoa rợp trời thì Thảo mới dừng xe lại chụp ảnh.

Mai anh đào có màu hồng phớt và hình dáng cũng giống hoa đào. Tuy nhiên, nở sớm hơn hẳn, tầm tháng 1.

Hoa mai anh đào.

Nhiều vị khách đi ngang qua đường, thấy rừng hoa đẹp cũng cố nán lại để chụp hình. Lúc 1h trưa mà chổ này vẫn tấp nập.

Thảo thì lúc này vừa đói, vừa mệt vẫn cố làm vài kiểu ảnh.

Đi thêm một đoạn nữa, có thấy Hầm hỏa xa. Đường hầm mà được rất nhiều bạn check-in, sống ảo trên mạng. Nhưng vì quá mệt nên Thảo chạy ngang qua luôn.

Trên cung đường dẫn vô thành phố Đà Lạt, còn có đi qua chùa Linh Phước.

Chùa Linh Phước nổi tiếng ở Đà Lạt, được xây dựng rất khang trang mà lại từ miếng sành, miếng sứ.

Năm ngoái, Thảo cũng có đi chùa này rồi nên lần này cũng không ghé nữa.

Lúc vào tới trung tâm Đà Lạt, trước khi kết thúc cung đường phượt này, Thảo ghé vào một quán cơm gà nướng cơm lam ăn.

Bắt đầu cảm nhận hương vị của núi rừng trong bữa cơm giản dị này.

Gà nướng ăn kèm cơm lam đậm vị núi rừng.

Ăn xong, lăn về khách sạn ngủ một giấc no căng cả mắt. Cái lạnh dịu nhẹ khiến ngủ không muốn dậy luôn.

Cung đường Ninh Thuận Đà Lạt, ai đi thẳng một mạch thì chỉ tầm 3 tiếng là tới. Thảo ham chụp hình, ngắm cảnh nên đi 6 tiếng đồng hồ mới xong.

Tự Tháp Chàm đi Đà Lạt bao nhiêu km?

Trả lời: Đường di chuyển bằng xe khách đi Phan Rang-Tháp Chàm Đà Lạt có chiều dài khoảng 98 km.

Đoạn đường sắt răng cưa cựa gà đá lát dài bao nhiêu km?

Tuyến đường có 16 km đường sắt răng cưa, vượt độ cao 1.500m trên mực nước biển với độ dốc thường xuyên 12%. Vượt qua 5 hầm, có hầm dài đến 600m và nhiều cầu xe lửa khác. Đường sắt được vận hành bằng 11 đầu máy hơi nước hiệu Fuka của Thuỵ Sĩ. Nhà ga Đà Lạt được xây dựng và hoàn thành vào năm 1938.

Từ Đà Lạt về Nha Trang bao nhiêu km?

Nếu bạn tìm kiếm cụm từ “đi từ Nha Trang đến Đà Lạt bao nhiêu km“ hoặc tra trên Google maps, kết quả sẽ trả về hai tuyến đường: Đi theo quốc lộ 27C thì khoảng cách là 134 km. Đi theo quốc lộ 1A và quốc lộ 27B thì khoảng cách là 179 km.

Từ Ninh Thuận lên Đà Lạt qua đèo gì?

Đèo Ngoạn Mục dài khoảng 18 km, có độ dốc trung bình trên 9 độ, là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Nằm trên quốc lộ từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đi Đà Lạt, đèo có độ cao trong khoảng 200m ở điểm thấp nhất và lên tới 980 m ở đỉnh đèo.

Chủ Đề