Dẫn chương trình gói bánh chưng

Với Bùi Thị Thanh Hà [sinh năm 2001, Hà Nội], sinh viên năm nhất ngành Quản trị nhân lực của Đại học Quản lý Nhà nước [Moscow, Liên bang Nga] năm nay đặc biệt hơn vì nữ sinh lần đầu tiên đón Tết xa gia đình.

Nữ sinh chia sẻ: "Ở Nga theo lịch phương Tây nên sẽ không có Tết Nguyên đán như ở Việt Nam. Nhưng năm nay may mắn chúng em có kỳ nghỉ đông trùng với kỳ nghỉ tết ở Việt Nam nên đã cùng nhau thực hiện một số hoạt động để đón Tết.

Chúng em đã cùng nhau gói bánh chưng vào ngày 26 tết. Mặc dù kinh phí cho một chiếc bánh hơi đắt [khoảng 750 rúp gần 210,000 đồng] nhưng mọi người vẫn làm để có không khí Tết hơn."

Cây đào do nhóm bạn của Thanh Hà tự làm bằng nến và đặt trong phòng để có không khí Tết. Ảnh: Bùi Thị Thanh Hà

Để mua được nguyên liệu của bánh chưng, nhóm của Thanh Hà đã đến nhiều địa chỉ khác nhau. Ảnh: Bùi Thị Thanh Hà

Nhóm du học sinh phân công việc chuẩn bị gói bánh chưng, làm cây đào Tết. Ảnh: Bùi Thị Thanh Hà

Nhóm du học sinh Việt cùng nhau gói bánh chưng. Ảnh: Lê Tuấn Anh.

Để làm một chiếc bánh chưng, du học sinh Việt mất khoảng 210,000 để mua nguyên liệu. Ảnh: Bùi Thị Thanh Hà

Nhóm bạn của Thanh Hà tự làm giò tại nhà. Vì giá giò lụa mua tại Nga khá đắt. Ảnh: Bùi Thị Thanh Hà

Giò lụa do nhóm bạn của Thanh Hà làm. Ảnh: Bùi Thị Thanh Hà

Ngoài bánh chưng, giò lụa, nhóm bạn của Thanh Hà còn làm thịt ngâm mắm, kim chi. Ảnh: Bùi Thị Thanh Hà

Để có được mâm ngũ quả đón Tết, nhóm của Thanh Hà đã đặt hàng trước với người bán. Ảnh: Lê Tuấn Anh

Bữa cơm Tất niên của nhóm bạn Thanh Hà. Ảnh: Bùi Thị Thanh Hà

Ở Ba Lan, Vũ Thị Hải Ánh [sinh năm 2000, Hà Tĩnh], sinh viên ngành Management tại Warsaw University of Business tham gia và biểu diễn trong chương trình Tết Xa Xứ do Oh Ba Lan tổ chức.

Chương trình được tổ chức vào ngày 28/1 bao gồm những tiết mục: Kịch Thị Mầu đi cách ly, các bài hát về Tết, talk show, triển lãm tranh nghệ thuật,...

Du học sinh Việt tại Ba Lan biểu diễn vở kịch "Thị Mầu đi cách ly". Nhóm du học sinh đã luyện tập trong nhiều tháng trước khi lên sân khấu. Ảnh: Oh! Ba Lan

Du học sinh Việt hát những bài hát về Tết. Ảnh: Oh! Ba Lan.

Du học sinh Việt và những khách mời là người nước ngoài tham gia chương trình Tết Xa Xứ. Ảnh: Oh! Ba Lan

Hải Ánh phỏng vấn họa sỹ Minh Đàm - người Việt tại Ba Lan về các tác phẩm. Ảnh: Oh! Ba Lan

Vị khách nước ngoài trải nghiệm không gian Tết Việt. Ảnh: Oh! Ba Lan

Những ngày đầu xuân năm mới, Hải Ánh nhớ hương vị của những món ăn như: bánh chưng, thịt đông, củ kiệu,... Nữ sinh tâm sự: "Mình dự định sau khi tốt nghiệp sẽ trở về Việt Nam. Đến lúc đó mình có thể đón Tết ở quê nhà rồi."

Cùng tâm trạng, Thanh Hà chia sẻ: "Đây là năm đầu tiên em đón Tết xa nhà nên những ngày này khi gọi điện về cho mẹ, em càng nhớ nhà hơn."

Nhật Tân

          Cuộc thi “Gói bánh chưng mừng Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019” được tổ chức trong niềm vui, sự hân hoan và phấn khởi của giáo viên và học sinh toàn trường. Đây không chỉ là sân chơi giúp các bạn học sinh thể hiện sự tài năng, khéo léo của mình mà còn là cơ hội quý giá để trải nghiệm một trong những hoạt động nổi bật của dịp Tết cổ truyền; góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.

Hình ảnh:Bánh chưng trưng bày đẹp dự thi 

 Đây là lần đầu tiên cuộc thi gói bánh chưng được tổ chức trong nhà trường. Các chi đoàn được chia thành 45 đội thi, mỗi đội phải gói được 6 chiếc bánh chưng và trưng bày sản phẩm của mình trong vòng 30 phút. Sau đó các đội thi tự chọn cho đội của mình một tên gọi, và giới thiệu cho ban giám khảo về đội thi và tên của đội mình.

          Trong hội thi, các đội phải tự chuẩn bị mọi nguyên liệu từ việc gói bánh đến nấu bánh. Hội thi đưa ra rất nhiều tiêu chí chấm điểm như: nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thức, nhất là hình dáng, hương vị bánh chưng sau khi nấu xong. Gói bánh đúng thời gian, hình thức đẹp, hương vị đậm đà, hấp dẫn là tiêu chí quan trọng để có kết quả cao.

Hình ảnh: Các đội thi tham gia phần thi gói bánh

          Hơn một tuần qua không khí trong trường như nhộn nhịp hẳn lên, câu chuyện chính của các em hằng ngày cũng chỉ xoay quanh việc chuẩn bị dụng cụ gói bánh, gói bánh chưng như thế nào, cách thức để nấu bánh....

        Đúng 7.h15 ngày 21/1/2019 cuộc thi bắt đầu, trong số các thí sinh tham gia, có rất nhiều em chưa từng gói bánh chưng trước đây nhưng không vì thế mà các em tỏ ra lúng túng, vụng về. Những đôi tay thoăn thoắt cắt lá, gấp lá, rồi đặt lạt, đặt lá vào khuôn không khác gì một người thợ gói bánh lành nghề. Những tiếng reo hò, cổ vũ của khán giả như tiếp thêm sức mạnh cho các đội thi. Không khí hội thi náo nức như một ngày hội lớn.

         Trong tâm thức của người Việt, chiếc bánh chưng vuông vắn tuy nhỏ bé nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Người Việt dù có đi đâu về đâu cũng không bao giờ thiếu chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết, bởi đó chính là linh hồn của bữa cơm tất niên mỗi gia đình ở thời khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới. Với kinh nghiệm dày dặn, cô giáo Phan Thị Mỹ Nhân đã nhiệt tình truyền đạt cách gói bánh chưng một cách tỉ mỉ tới các bạn học sinh. Bằng sự chăm chú lắng nghe, ngay sau khi thầy hướng dẫn, những đôi tay khéo léo đã bắt đầu gói những chiếc bánh đầu tiên cho đội mình.

Hình ảnh: Các cô giáo chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn đội thi gói bánh

          Khâu khó nhất là khâu buộc lạt, phải buộc làm sao cho bánh vuông, đều, đẹp, không chặt quá, cũng không lỏng quá. Nhưng dường như không có việc gì có thể làm nản chí những nghệ nhân gói bánh này. Những chiếc bánh vuông vắn lần lượt được hiện ra dưới con mắt ngạc nhiên, khâm phục của các thầy cô giáo cũng như các khán giả. Các em còn tự tay gấp những cành hoa đào, hoa mai, những tấm thiệp để trang chí cho sản phẩm của đội mình thêm phần sinh động. Không những thế, các đội thi còn khiến cho các thầy cô giáo và ban giám khảo cảm động bởi những câu chuyện về gói bánh chưng, câu chuyện về ngày tết khi các em nói về gia đình mình, về tình cảm các em dành cho nhà trường. Cuộc thi gói bánh kết thúc, những tấm bánh chưng gói cả tâm tình của thầy trò trường THPT Hương Khê đã như đưa mùa xuân về sưởi ấm những hoàn cảnh các bạn học sinh khó khăn, kém may mắn. Với thông điệp chương trình: “Đông ấm áp – Xuân sẻ chia”, Trường THPT Hương Khê không chỉ tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các hoạt động thực tiễn, rèn luyện phát triển các kỹ năng mà còn nhằm giáo dục nhân cách, giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Content

Content

Hình ảnh: Niềm vui của cô trò bên cạnh sản phẩm được trưng bày

      Cuộc thi còn giúp các em tìm được cho mình những người bạn mới, người anh, người chị, người em, các em gắn bó với nhau hơn, từ những con người xa lạ, các em đã trở thành những người bạn, thân thiết như anh em một nhà, phát triển tinh thần đoàn kết. Cuộc thi kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của toàn thể học sinh trong nhà trường. Sắc xuân đã tràn ngập trong khắp ngôi trường hơn nửa thế kỉ- trường THPT Hương Khê-Hà Tĩnh.

Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc thi gói bánh chưng của học sinh .

Content

Content

Content

Content

Hình ảnh: Thầy giáo, hiệu trưởng Phan Thanh Toàn cùng Ban giám khảo tham gia chấm thi

Video liên quan

Chủ Đề