Dân khí mạnh thì quân lính nào súng ống nào

Với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh sớm chủ trương tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân để giành độc lập dân tộc. Từ khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941), Người viết nhiều tác phẩm bàn về vấn đề khởi nghĩa vũ trang với những quan điểm sâu sắc.

Show

Dân khí mạnh thì quân lính nào súng ống nào
Bác Hồ tại Chiến dịch Biên giới, năm 1950

Thứ nhất, Hồ Chí Minh chỉ rõ, khởi nghĩa vũ trang “phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn”, lực lượng khởi nghĩa phải là toàn dân, lấy liên minh công nông làm cốt và do giai cấp công nhân lãnh đạo. Quan điểm này thể hiện rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa truyền thống “thân dân” của cha ông, cho rằng “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại”. Chủ trương dựa vào sức mạnh toàn dân của Người hoàn toàn đối lập với quan điểm “tả khuynh” của Quốc tế Cộng sản lúc đó là tuyệt đối hóa vai trò của giai cấp công nhân, hoàn toàn phủ nhận khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp hữu sản... Xác định rõ công nông là lực lượng nòng cốt,Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh sáng tạo, vượt qua những quan niệm đương thời để khơi dậy và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc.

Dù các triều đại phong kiến tiến bộ cũng chủ trương “trăm họ là binh”, “bốn phương manh lệ” nhưng chưa bao giờ vai trò của nông dân được đề cao. Họ chỉ là những “thảo dân”, “thần dân” cần sự chăn dắt của các đấng bề trên là tầng lớp vua quan. Thậm chí, đến tận đầu thế kỷ XX, nhà yêu nước Phan Bội Châu khi kêu gọi sự đoàn kết dân tộc bằng cách chỉ ra “mười hạng người đồng tâm” là những phú hào, quan tước, thế gia, sĩ tịch, lính tập, giáo đồ, côn đồ nghịch tử, nhi nữ anh si, bồi bếp thông ký, cừu gia tử đệ, người đi du học... thì giai cấp công - nông vẫn hoàn toàn vắng bóng. Lực lượng “toàn dân” là tư tưởng dân tộc, nhưng “coi công nông là lực lượng nòng cốt” là quan điểm mang tính giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin. Quan điểm của Hồ Chí Minh vừa phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, vừa phát huy được sức mạnh của lực lượng tiên phong để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cuộc khởi nghĩa vũ trang trong thời kỳ mới. Đây chính là chìa khóa giải mã những thắng lợi của dân tộc ta trong cách mạng giải phóng và chiến tranh cách mạng. Đó không phải là sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự mà là sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh giai cấp.

Vận dụng luận điểm của Lênin về tình thế cách mạng, Hồ Chí Minh nêu ba nhân tố của thời cơ khởi nghĩa: Chính quyền thực dân đế quốc đã lung lay, bối rối cao độ, không đủ sức giữ địa vị thống trị; Dân chúng bị đói khổ đã căm thù thực dân, đế quốc đến cực điểm, không thể ngồi yên chờ chết mà quyết chí hy sinh, đấu tranh đến cùng; Có một chính đảng cách mạng có đường lối, chính sách đúng đắn, được quần chúng tin cậy, có quyết tâm “làm cách mạng đến nơi”. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, thời cơ khởi nghĩa bao gồm cả điều kiện khách quan và chủ quan, là sự tổng hòa của các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” mà nhân hòa làm gốc. Người lý giải một cách giản dị, khoa học những nội dung về vận nước và bí kíp thành công: “Đại sự muốn thành công phải nhờ vận nước... Vận nước không phải là điều gì huyền bí. Vận nước tức là lòng dân và tình thế trong nước và bên ngoài”.

Về phương thức khởi nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Ở các nước Âu, Mỹ các cuộc cách mạng thường hay bắt đầu từ những cuộc bãi công chính trị rồi tiếp đến mới là các cuộc vũ trang bạo động. “Ở nước ta, khởi nghĩa có thể bùng ra trong một nơi rồi dần dần lan ra khắp nước”. Đây là quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh được nhiều học giả phương Tây thừa nhận. Nhà sử học người Pháp Georges Bouldarel đã chỉ ra sự khác biệt trong hình thái khởi nghĩa ở Việt Nam: “Đó là cuộc cách mạng theo kiểu mới, riêng có của Việt Nam. Các thành phố không bị nông thôn bao vây, chúng đã vùng lên, đã tự chín muồi trên ý nguyện của chính mình... Với thời gian, tính chất độc đáo của cách mạng Việt Nam sẽ trở nên không thể biện bác”(6). Sự độc đáo, riêng có của cách mạng Việt Nam được khởi nguồn từ sự độc đáo trong tư duy của nhà chính trị - nhà chiến lược quân sự thiên tài Hồ Chí Minh.

Bàn về khởi nghĩa vũ trang toàn dân, Hồ Chí Minh còn nêu quan điểm: Sau khi lật đổ chính quyền cũ, phải thành lập ngay chính quyền cách mạng của nhân dân. Đó phải là chính quyền kiểu mới, thực sự của dân, do dân, vì dân. Có dân là có tất cả, vì dân là phương cách hiệu quả nhất để bảo vệ chính quyền - thành quả của một cuộc cách mạng. Với sự sáng suốt ở tầm chiến lược và tư duy thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác lập con đường duy nhất để giải phóng dân tộc thuộc địalà con khởi nghĩa vũ trang toàn dân. Việc hiện thực hóa phát kiến đó của Hồ Chí Minh đã dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và mở đầu cho sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên quy mô toàn thế giới.

Thứ hai, cừa giành được độc lập bằng Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để bảo vệ nền độc dân tộc, thống nhất đất nước. Trong điều kiện lịch sử mới, tư tưởng khởi nghĩa vũ trang toàn dân đã được Hồ Chí Minh phát triển thành tư tưởng chiến tranh nhân dân. Khái niệm chiến tranh nhân dân cần được hiểu theo 2 góc độ: Đây là cuộc chiến tranh được tiến hành bởi toàn thể nhân dân và đây là cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ lợi ích của nhân dân,mang lại cho nhân dân những điều họ khao khát nhất là độc lập, tự do, hạnh phúc, thống nhất, hòa bình... Theo Hồ Chí Minh, chiến tranh nhân dân ở một nước vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa nửa phong kiến với nền kinh tế kém phát triển, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của các nước tư bản phát triển phải thực hiện theo phương châm: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”.

Toàn dântheo tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, giới tính... Hễ là người Việt Nam, ai ai cũng phải có trách nhiệm tham gia kháng chiến để giữ vững nền độc lập Tổ quốc. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (tháng 12-1946), Hồ Chí Minh viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hồ Chí Minh kêu gọi: “31 triệu đồng bào ta ở cả 2 miền... phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ”.

Sinh ra trong một gia đình giàu lòng yêu nước, thương dân, Hồ Chí Minh thừa hưởng quan điểm tiến bộ về mối quan hệ giữa dân và nước: Nước do dân lập nên. Dân còn thì nước còn. Không có dân sao thành nước được. Không có nước thì dân lấy đâu ra sự che chở. Bên cạnh đó, sự trải nghiệm thực tế đã giúp Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân với Tổ quốc: “Tổ quốc là Tổ quốc chung. Tổ quốc độc lập thì ai cũng được tự do. Nếu mất nước, thì ai cũng phải làm nô lệ”. Từ đó, Người khẳng định: “Dân ta phải giữ nước ta/ Dân là con nước, nước là mẹ chung”. Hồ Chí Minh cho rằng, phát động cuộc chiến tranh toàn dân không chỉ để tạo nên sức mạnh vô địch chiến thắng kẻ thù mà còn tạo ra cơ hội để tất cả mọi người thể hiện lòng yêu nước.Dùkhông phải ai cũng có thể cầm súng đánh giặc nhưng ai cũng có thể tham gia vào công cuộc kháng chiến tùy theo sức lực và khả năng của mình. Chẳng hạn “khi bộ đội lo đánh giặc thì chị em lo nấu cơm nấu nước, người giúp chuyên chở đạn dược, người thì băng bó săn sóc cho anh chị em bị thương. Thế là chị em cũng tham gia kháng chiến, cũng làm tròn nghĩa vụ quốc dân”. Ngay người ở hậu phương cũng hoàn toàn có thể tích cực tham gia kháng chiến bằng cách “làm ra gạo thóc cho chiến sĩ ăn, làm ra vải vóc cho chiến sĩ mặc... Hậu phương thắng lợi thì chắc tiền phương thắng lợi”. Hồ Chí Minh biết dựa vào sức mạnh vô địch là lực lượng toàn dân, khơi nguồn sức dân và bồi dưỡng sức dân. Tư tưởng toàn dân kháng chiến của Hồ Chí Minh đã góp phần hiện thực hóa truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới.

Toàn diện kháng chiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết bắt nguồn từ thực tế khách quan là chiến tranh tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội chứ không chỉ đơn thuần là quân sự. Về điều này, Hồ Chí Minh đã viết: “Chiến tranh ngày nay, đánh ở mặt sau, đánh về kinh tế, về chính trị, về tinh thần cũng quan trọng như đánh ngoài mặt trận. Phải biết phối hợp mọi phương pháp ấy mới có thể đi đến thắng lợi hoàn toàn”. Hơn nữa, bản thân kẻ thù cũng tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực hòng tiêu diệt ý chí phản kháng của ta nên để chiến thắng cuộc chiến tranh tổng lực ấy, “mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sỹ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa”. Mặt khác, do “địch quân sự mạnh nhưng chính trị yếu. Ta chính trị mạnh nhưng quân sự yếu” nên nếu ta dùng sức mạnh quân sự để đối đầu thì không khác gì tự sát, “không dùng toàn lực của nhân dân để ứng phó không thể nào thắng được”.

Hồ Chí Minh cho rằng, trong cuộc chiến tranh toàn diện, các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa... không bao giờ tách rời nhau mà luôn tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Rõ ràng, “thắng lợi quân sự đem lại những thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho những thắng lợi quân sự to lớn hơn”; đấu tranh ngoại giao giúp đề cao sức mạnh chính trị của ta, phơi bày cái yếu về chính trị của kẻ thù...

Cắt nghĩa về Kháng chiến trường kỳ, Hồ Chí Minh viết: “Trường là dài, tức là đánh bao giờ địch bại, địch “cút”, thế mới là trường”. Giải thích vì sao phải trường kỳ, Người cho rằng là nước nhỏ phải đánh lại bạo quyền xâm lược của nước lớn, tất yếu phải đánh lâu dài. Người viết: “Đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị về toàn diện của toàn dân”. Hơn nữa, với tương quan lực lượng lúc đầu hết sức chênh lệch, ta muốn thắng nhanh cũng không thắng nổi. “Pháp là “vỏ quýt dày”, ta phải có thời gian để mà mài “móng tay nhọn”, rồi mới xé toang xác chúng ra”. Về mặt nguyên tắc, trong cuộc đối đầu, ta nhất quyết phải phá tan những mưu đồ của địch. Địch âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” thì ta phải dùng sách lược đánh lâu dài. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn trị lửa phải dùng nước. Địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Thắng lợi với trường kỳ phải đi đôi với nhau”, “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” .

Tự lực cánh sinhlà dựa vào sức mình là chính, cả sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn thể dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình...”.

Độc lập tự chủ là đặc tính nổi trội của dân tộc Việt Nam, đồng thời sự trải nghiệm thực tế đã giúp Người nhận thức được chân lý: Các dân tộc muốn được giải phóng phải dựa vào chính sức mình. Nuôi dưỡng tinh thần đó trong mọi chặng đường cách mạng. Người khẳng định: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Trong quan hệ quốc tế, sự giúp đỡ của nước khác thường kèm theo điều kiện nhất định, nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến sự phụ thuộc. Vì thế, Người chỉ rõ: “Có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”. Hơn nữa, trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khi nước ta chưa được một quốc gia nào công nhận, giúp đỡ thì ta có thể trông chờ vào ai ngoài chính bản thân mình.

Tuy nhiên, tự lực cánh sinh theo Hồ Chí Minh không đồng nghĩa với tự cô lập mình, mà vẫn tìm mọi sự giúp đỡ, hợp tác với nước khác trên tinh thần độc lập, tự chủ. Hồ Chí Minh viết: “Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác”.

Đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh” đã được Hồ Chí Minh khái quát trong bài thơ Chúc năm mới 1947: “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến/ Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng/ Tiến lên chiến sỹ! Tiến lên đồng bào!/ Sức ta đã mạnh, người ta đã đông/ Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!/ Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”.

Nhà sử học người Pháp Georges Boudarel đã nhận xét: Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh đã làm những “người nhà quê, những người nông dân chân đất chiến thắng những ông lớn được trang bị tận răng, đi ủng cao và mặc quân phục dã chiến”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đúc kết: “Hiếm có ở nơi đâu, chiến tranh nhân dân trong thực tế lại đúng với tên gọi của nó như vậy, thực sự sâu rộng trong nhân dân và thực sự vô địch như nhân dân... Vì vậy, cống hiến lớn nhất của Hồ Chí Minh vào lý luận về phương pháp cách mạng chính là lý luận về chiến tranh nhân dân”.

tin liên quan

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO

Ngày đăng:

20/11/2023

Lượt xem:

67

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nội dung quan trọng thể hiện lý tưởng sâu xa của Người về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nội dung quan trọng thể hiện lý tưởng sâu xa của Người về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

NHỚ LỜI DẶN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI

Ngày đăng:

20/11/2023

Lượt xem:

143

Việt Nam là một Quốc gia, dân tộc có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiệm vụ của giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế - văn hóa”[1].

Việt Nam là một Quốc gia, dân tộc có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiệm vụ của giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế - văn hóa”[1].

ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Ngày đăng:

19/11/2023

Lượt xem:

172

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã ghi nhận ý tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thiết lập một nền công vụ mạnh mẽ, sáng suốt của dân, hoạt động vì nhân dân và chịu sự kiểm soát, bãi miễn của nhân dân; một nền công vụ hiện đại, dân chủ, có hiệu lực từ Trung ương đến cơ sở.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã ghi nhận ý tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thiết lập một nền công vụ mạnh mẽ, sáng suốt của dân, hoạt động vì nhân dân và chịu sự kiểm soát, bãi miễn của nhân dân; một nền công vụ hiện đại, dân chủ, có hiệu lực từ Trung ương đến cơ sở.

LỜI BÁC HỒ NĂM XƯA VỀ “ĐẠN BỌC ĐƯỜNG”

Ngày đăng:

17/11/2023

Lượt xem:

181

Đã từ lâu, rất lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có những cảnh tỉnh hết sức sâu sắc về nguy cơ sa ngã với đội ngũ cán bộ. Bác không chỉ lo gây dựng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ mà còn lo cán bộ có thể rất bản lĩnh, rất xông xáo trong môi trường này song lại có thể sa ngã ở môi trường khác bởi những “viên đạn”, thậm chí là “luồng đạn bọc đường”.

Đã từ lâu, rất lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có những cảnh tỉnh hết sức sâu sắc về nguy cơ sa ngã với đội ngũ cán bộ. Bác không chỉ lo gây dựng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ mà còn lo cán bộ có thể rất bản lĩnh, rất xông xáo trong môi trường này song lại có thể sa ngã ở môi trường khác bởi những “viên đạn”, thậm chí là “luồng đạn bọc đường”.

NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ BÀI HỌC TU DƯỠNG, TRÁNH CÁM DỖ

Ngày đăng:

16/11/2023

Lượt xem:

227

Không chỉ đề cao vai trò, tầm quan trọng của người lãnh đạo: “Một người lo bằng kho người làm”, triết lý người Việt còn nhắc nhở những ai ở cương vị đó phải biết giữ gìn nhân cách, bởi “nhà dột từ nóc”.

Không chỉ đề cao vai trò, tầm quan trọng của người lãnh đạo: “Một người lo bằng kho người làm”, triết lý người Việt còn nhắc nhở những ai ở cương vị đó phải biết giữ gìn nhân cách, bởi “nhà dột từ nóc”.

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC SỰ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ TÁC PHẨM “ĐƯỜNG KÁCH MỆNH”, BẢO VỆ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngày đăng:

15/11/2023

Lượt xem:

227

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động ra sức xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nước ta, chúng bôi nhọ, xuyên tạc những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”. Bài viết vạch trần thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”; đề xuất những nội dung, biện pháp đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động ra sức xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nước ta, chúng bôi nhọ, xuyên tạc những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”. Bài viết vạch trần thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”; đề xuất những nội dung, biện pháp đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

Tư tưởng “trọng dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nội dung cơ bản, quan trọng và xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người, đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng “trọng dân” của Người trong xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đề ra.

BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU CHO RẰNG “THỰC CHẤT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC"

Ngày đăng:

13/11/2023

Lượt xem:

317

Khi việc công khai phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dần đuối lý và tỏ ra kém hiệu quả, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại sử dụng một chiêu trò khác để chống phá cách mạng Việt Nam, đó là: dựa trên một số sự kiện lịch sử để đưa ra những xuyên tạc nhằm chứng minh rằng, “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc”. Mục đích sâu xa của chúng là làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác – Lênin để phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Đây là luận điệu phi lý, cần kiên quyết bác bỏ.

Khi việc công khai phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dần đuối lý và tỏ ra kém hiệu quả, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại sử dụng một chiêu trò khác để chống phá cách mạng Việt Nam, đó là: dựa trên một số sự kiện lịch sử để đưa ra những xuyên tạc nhằm chứng minh rằng, “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc”. Mục đích sâu xa của chúng là làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác – Lênin để phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Đây là luận điệu phi lý, cần kiên quyết bác bỏ.

DÂN CHỦ TẬP TRUNG TRONG ĐẢNG NHƯ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CHỈ DẪN

Ngày đăng:

12/11/2023

Lượt xem:

340

Dân chủ tập trung theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc thống nhất, không tách rời, không có sự đối lập giữa dân chủ và tập trung. Trong đó, dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài; còn tập trung cũng không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với sự phân tán, cục bộ, bè phái, tự do vô chính phủ.

Dân chủ tập trung theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc thống nhất, không tách rời, không có sự đối lập giữa dân chủ và tập trung. Trong đó, dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài; còn tập trung cũng không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với sự phân tán, cục bộ, bè phái, tự do vô chính phủ.

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT ĐỂ XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH

Ngày đăng:

12/11/2023

Lượt xem:

390

Trong bản Di chúc thiêng liêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần căn dặn nhắc nhở: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Kế thừa và phát triển quan điểm, tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhấn mạnh: “… thường xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị”.

Trong bản Di chúc thiêng liêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần căn dặn nhắc nhở: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Kế thừa và phát triển quan điểm, tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhấn mạnh: “… thường xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị”.

HỌC BÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ

Ngày đăng:

10/11/2023

Lượt xem:

231

Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa, phát triển những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và sự vận dụng sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tạo nên nét đặc trưng, độc đáo về phong cách lãnh đạo của Người - Đó là phong cách lãnh đạo dân chủ.

Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa, phát triển những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và sự vận dụng sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tạo nên nét đặc trưng, độc đáo về phong cách lãnh đạo của Người - Đó là phong cách lãnh đạo dân chủ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn phát triển kinh tế, cần phải sử dụng một cách linh hoạt, hợp lý và có hiệu quả các động lực kinh tế. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện nay - khi Nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện việc điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô trước sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới.

ĐẤU TRANH, PHÒNG NGỪA ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN PHỦ NHẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Ngày đăng:

09/11/2023

Lượt xem:

365

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài và người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một chiến sĩ cách mạng kiên cường và người bạn rất thân thiết của các dân tộc trên thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng phong phú, cao đẹp và đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tên tuổi và sự nghiệp của Người sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, Người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”(1).

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài và người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một chiến sĩ cách mạng kiên cường và người bạn rất thân thiết của các dân tộc trên thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng phong phú, cao đẹp và đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tên tuổi và sự nghiệp của Người sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, Người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”(1).

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ TẬP TRUNG TRONG ĐẢNG

Ngày đăng:

07/11/2023

Lượt xem:

608

Dân chủ tập trung theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc thống nhất, không tách rời, không có sự đối lập giữa dân chủ và tập trung. Trong đó, dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài; còn tập trung cũng không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với sự phân tán, cục bộ, bè phái, tự do vô chính phủ.

Dân chủ tập trung theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc thống nhất, không tách rời, không có sự đối lập giữa dân chủ và tập trung. Trong đó, dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài; còn tập trung cũng không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với sự phân tán, cục bộ, bè phái, tự do vô chính phủ.

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG NGHIỆP

Ngày đăng:

06/11/2023

Lượt xem:

268

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, một trong những nội dung quan trọng là quan điểm về phát triển ngành thương nghiệp Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thương nghiệp đến nay vẫn còn nguyên giá trị, được Đảng, Nhà nước ta vận dụng để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, một trong những nội dung quan trọng là quan điểm về phát triển ngành thương nghiệp Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thương nghiệp đến nay vẫn còn nguyên giá trị, được Đảng, Nhà nước ta vận dụng để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC

Ngày đăng:

05/11/2023

Lượt xem:

507

Ngày 11- 6- 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng mới của toàn dân. Nhìn lại chặng đường 75 năm qua, có thể khẳng định mọi thành quả của cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đều gắn liền với việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước.

Ngày 11- 6- 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng mới của toàn dân. Nhìn lại chặng đường 75 năm qua, có thể khẳng định mọi thành quả của cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đều gắn liền với việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước.

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG “CHÍNH TRỊ SÁNG SUỐT” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY

Ngày đăng:

04/11/2023

Lượt xem:

630

“Chính trị sáng suốt” trong di sản Hồ Chí Minh xét đến cùng chính nói đến cái hay, cái đẹp, và nói đến các giá trị bền vững của một nền chính trị hướng đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Trong giai đoạn cách mạng ở nước ta hiện nay, nghiên cứu, vận dụng quan điểm về “chính trị sáng suốt” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, đối với sự nghiệp cách mạng nói chung và công tác xây dựng Đảng về chính trị nói riêng.

“Chính trị sáng suốt” trong di sản Hồ Chí Minh xét đến cùng chính nói đến cái hay, cái đẹp, và nói đến các giá trị bền vững của một nền chính trị hướng đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Trong giai đoạn cách mạng ở nước ta hiện nay, nghiên cứu, vận dụng quan điểm về “chính trị sáng suốt” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, đối với sự nghiệp cách mạng nói chung và công tác xây dựng Đảng về chính trị nói riêng.

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ VÀ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Ngày đăng:

03/11/2023

Lượt xem:

684

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định đội ngũ cán bộ có vai trò then chốt trong sự nghiệp cách mạng và luôn quan tâm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong đó, đánh giá cán bộ là khâu quan trọng. Bài viết làm rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ, từ phương pháp, mục đích đánh giá cán bộ, phát huy kết quả đánh giá cán bộ, cách thức xử lý đối với cán bộ yếu kém, hạn chế, thậm chí sai phạm được phát hiện qua đánh giá. Đó là những chỉ dẫn trong công tác cán bộ hiện nay.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định đội ngũ cán bộ có vai trò then chốt trong sự nghiệp cách mạng và luôn quan tâm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong đó, đánh giá cán bộ là khâu quan trọng. Bài viết làm rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ, từ phương pháp, mục đích đánh giá cán bộ, phát huy kết quả đánh giá cán bộ, cách thức xử lý đối với cán bộ yếu kém, hạn chế, thậm chí sai phạm được phát hiện qua đánh giá. Đó là những chỉ dẫn trong công tác cán bộ hiện nay.

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

Ngày đăng:

03/11/2023

Lượt xem:

847

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, chống chủ nghĩa cá nhân là một nội dung liên quan trực tiếp tới vận mệnh của Đảng, chất lượng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước và quyết định sự thành bại của cách mạng. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, chống chủ nghĩa cá nhân trở thành nhiệm vụ cấp bách, vô cùng quan trọng nhằm xây dựng Đảng vững mạnh, giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, chống chủ nghĩa cá nhân là một nội dung liên quan trực tiếp tới vận mệnh của Đảng, chất lượng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước và quyết định sự thành bại của cách mạng. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, chống chủ nghĩa cá nhân trở thành nhiệm vụ cấp bách, vô cùng quan trọng nhằm xây dựng Đảng vững mạnh, giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng.

Thấm nhuần quan điểm của dân tộc "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm khoa học, toàn diện, xuyên suốt về trí thức và đã sớm khẳng định vai trò quan trọng của trí thức trong sự nghiệp cách mạng: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc, ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”.