Dàn ý làm bài văn nghị luận văn học năm 2024

Theo mô hình đề tham khảo của Bộ GD&ĐT năm nay, câu Nghị luận Văn học có thể đi vào phân tích các chi tiết nhỏ của tác phẩm để làm rõ một vấn đề của nội dung tác phẩm. Theo đó, thí sinh cần chú ý cách làm dạng đề so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm theo dàn ý như sau:

Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và phong cách nghệ thuật của tác giả. Từ đó, dẫn dắt đến chi tiết mà đề bài yêu cầu.

Thân bài:

Phân tích chi tiết thứ 1: Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó; phân tích hành động của nhân vật trong chi tiết đó [nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật] hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó; đánh giá chi tiết thứ nhất, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật [sự vật, sự việc].

Học sinh TP.HCM ôn thi THPT Quốc gia 2019.

Phân tích chi tiết thứ 2: Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó; phân tích hành động của nhân vật trong chi tiết đó [nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật] hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó; đánh giá chi tiết thứ hai, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật [sự vật, sự việc].

Đánh giá, nhận xét chung về hai chi tiết, so sánh sự giống và khác nhau và lý giải sự giống và khác nhau đó của hai chi tiết. Nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm [ngôn từ, tình huống truyện, ý nghĩa của chi tiết...].

Kết bài: Tổng kết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Nêu vai trò của tác phẩm đối với nền văn học Việt Nam.

Tìm ý, lập dàn ý bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học gồm những bước nào?

TÌM Ý, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Tìm ý

Tìm hiểu bài viết tham khảo để học hỏi kinh nghiệm lập ý và triển khai ý. Dựa vào định hướng viết của bài học, đọc kĩ truyện đã chọn, nêu một số câu hỏi sau để tìm ý:

- Chủ đề của truyện là gì? Chủ đề đó có điểm đặc biệt nào không?

+ Bài viết cần khái quát được chủ đề của truyện. Có thể nêu chủ đề trước hoặc sau khi phân tích nhân vật

- Các nhân vật trong truyện có đặc điểm gì nổi bật? Ngoại hình, lời nói, hành động , nội tâm của nhân vật hướng tới việc thể hiện chủ đề như thế nào?

+ Bài viết cần tập trung phân tích nét độc đáo của các nhân vật trong truyện cũng như mối quan hệ giữa các nhân vật, qua đó làm nổi bật chủ đề

- Nhìn từ chủ đề và nhân vật, tác phẩm có gì đặc sắc?

+ Bài viết cần tập trung phân tích những nét đặc sắc của chủ đề, cách thể hiện chủ đề qua các nhân vật, vì những điều đó tạo nên giá trị của truyện

2. Lập dàn ý

Sắp xếp lại các ý theo trật tự hợp lý. Dàn ý cần phản ánh bố cục và nội dung bài viết

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Thân bài:

+ Khái quát chủ đề của truyện

+Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

+Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện

+ Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa với cuộc sống

Lưu ý: Việc khái quát chủ đề và phân tích nhân vật có thể thay đổi trật tự, tuy nhiên cần đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lí trong lập luận và bố cục bài viết

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận

  • Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học Khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học cần chú ý điều gì? Chỉnh sửa, hoàn thiện bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Khi chỉnh sửa, hoàn thiện bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học cần chú ý điều gì?

Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kiểu 1: Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ [hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ…] - Trích dẫn thơ. Thân bài: - Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ [Phân tích theo từng câu/cặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong từng câu thơ => làm nổi bậc giá trị nghệ thuật, cái hay của bài thơ]. - Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ. Cái hay, cái đẹp, giá trị tư tưởng mà nó mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so sánh với các cây bút khác để làm rõ nét riêng của tác phẩm. Kết bài: Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Kiểu 2. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. * Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung ý kiến, nhận định hướng tới. - Trích dẫn lại ý kiến/nhận định đó. * Thân bài: Triển khai các luận điểm, vận dụng các thao tác phân tích, chứng minh để làm rõ nhận định. Kết hợp so sánh, bàn luận để làm rõ. * Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa. Kiểu 3. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm [xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…] - Nội dung cần bàn luận. * Thân bài: - Ý khái quát : tóm tắt sơ lược nội dung chính của tác phẩm. - Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề. Kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh, bàn luận. - Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích. * Kết bài: Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích [cái hay, độc đáo về giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng] Kiểu 4. Nghị luận về một tình huống truyện. Tình huống truyện: - Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện. - Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả. Gồm có: - Tình huống tâm trạng. - Tình huống hành động. - Tình huống nhận thức.

  1. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. [có thể nêu phong cách]. - Giới thiệu về tác phẩm [đánh giá sơ lược về tác phẩm]. - Nêu vấn đề cần nghị luận.
  2. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó. + Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. + Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. - Bình luận về giá trị của tình huống: làm nên thành công cho tác phẩm như thế nào, giá trị nghệ thuật mà nó mang lại.
  3. Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm. - Cảm nhận của bản thân về tình huống đó. Kiểu 5. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện.
  4. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. [có thể nêu phong cách]. - Giới thiệu về tác phẩm [đánh giá sơ lược về tác phẩm], nêu nhân vật. - Nêu yêu cầu đề bài.
  5. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. [chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...] - Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
  6. Kết bài: - Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc. - Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó. Kiểu 6. Nghị luận về giá trị của tác phẩm văn xuôi.
  7. Dàn bài giá trị nhân đạo.
  8. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về giá trị nhân đạo. - Nêu nhiệm vụ nghị luận
  9. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. - Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: + Tố cáo chế độ thống trị đối với con người. + Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người. + Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. + Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người. - Đánh giá về giá trị nhân đạo.
  10. Kêt bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.
  11. Dàn bài giá trị hiện thực.
  12. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về giá trị hiện thực. - Nêu nhiệm vụ nghị luận.
  13. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác. - Giải thích khái niệm hiện thực: + Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực. + Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. - Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực: + Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực. + Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người. + Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo [hay ca ngợi] xã hội, chế độ. - Đánh giá về giá trị hiện thực.
  14. Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm. - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

Chủ Đề