Dàn ý thuyết minh về sách ngữ văn 9

Hướng dẫn lập dàn ý “Thuyết minh về sách giáo khoa” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn

Mỗi chúng ta, không một ai lớn lên mà không đến trường. một thời vô cùng đẹp và nhiều kỉ niệm sâu sắc không thể quên được. những kỉ niệm gắn với trường lớn với thầy cô bạn bè,…. Mỗi ngày đến trường, chúng ta sẽ có một kỉ niệm vui, dấu ấn để lại trong lòng chúng ta. Có ai đã từng trốn tiết để đi ăn vặt hay chỉ là đi dạo cùng chúng bạn, có ai đã từng bị phạt vì đi học trễ, có ai đã từng ăn vặt hay nói chuyện trong lớp để bị ghi vào sổ cờ đỏ,… những kỉ niệm ấy mỗi chúng ta sẽ không bao giừo quen trong cuộc đời. Chúng ta đi học ai cũng sẽ sắm cho mình những dụng cụ học tập đầy đủ nhất, nhưng bạn có biết đâu, đứa bạn cùng bàn của bạn nó không thế. Đứa bạn cùng bàn với bạn luôn lấy bút, thước, tẩy,… cả bạn xài như đồ của nó. Nghĩ lại thấy thật vui, nhưng giờ có muốn điều đó có được đâu. Một trong những dụng cụ quan trọng khi đi học không thể thiếu trong mọi giờ học của bạn là sách giáo khoa. Chủ đề “Thuyết minh về sách giáo khoa” được nhắc đến rất nhiều trong chương trình ngữ văn của bậc trung học cơ sở Một trong những chuẩn bị tốt nhất là lập dàn ý cho bài văn với đề “Thuyết minh về sách giáo khoa”. Để các em có một chuẩn bị tốt thì Bài viết dưới đây Vforum sẽ Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Thuyết minh về sách giáo khoa” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn.

DÀN Ý:

  1. Mở bài: giới thiệu về sách giáo khoa

Ví dụ:

Chúng ta đi học ai cũng sẽ sắm cho mình những dụng cụ học tập đầy đủ nhất, nhưng bạn có biết đâu, đứa bạn cùng bàn của bạn nó không thế. Một trong những dụng cụ quan trọng khi đi học không thể thiếu trong mọi giờ học của bạn là sách giáo khoa. Sách giáo khoa không thể thiếu mỗi khi bạn đến trường vì đây là dụng cụ học tập quan trọng nhất. II. Thân bài: thuyết minh về sách giáo khoa 1. Khái quát về sách giáo khoa:

  • Là dụng cụ học tập cho mọi học sinh
  • Là kỉ niệm của mỗi học sinh
  • Được biên soạn theo chương trình giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo
  • Dùng cho giáo viên và học sinh trong giờ học

2. Chi tiết về sách giáo khoa: - Cấu tạo sách giáo khoa:

  • Trang bìa sách giáo khoa: ghi tên môn học, lớp học và một số hình ảnh tượng trưng cho môn học đó,….
  • Trang bìa lót: ghi tác giả, nhà xuất bản, in và tên bộ môn sách, lớp của môn học
  • Trang của sách giáo khoa: thể hiện các nội dung học của bộ môn và hệ thống học theo từng lớp từng cấp
  • Trang bìa cuối: giới thiệu các bộ sách giáo khoa khác

- Các bộ sách giáo khoa:

  • Theo lớp: lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12.
  • Theo khối ngành:

+ Sách Toán + Sách Ngữ Văn + Sách Công nghệ + Sách sinh học + Sách tiếng anh + Sách lịch sử + Sách địa lí + Sách hóa học + Sách vật lí….​

- Công dụng của sách giáo khoa:

  • Cung cấp kiến thức
  • Thể hiện nổi dụng của chương trình học phổ thông
  • Đáp ứng kiến thức cho giáo viên và học sinh

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sách giáo khoa

Ví dụ:

Sách giáo khoa là một cuôcn sách rất cần thiết và quan trọng đối với học sinh. Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Thuyết minh về sách giáo khoa” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công và học tập tốt.

Xem thêm: Dàn ý Thuyết minh về Hồ Gươm lớp 9

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

THUYẾT MINH VỀ ẨM THỰC

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh: một món ăn đặc sản.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

  1. Khái quát chung

Giới thiệu về lịch sử ra đời của món ăn đặc sản: Món ăn được bắt nguồn từ đâu, vào khoảng thời gian nào.

Nguyên liệu để làm nên món ăn đó gồm những gì? Món ăn được chế biến trong khoảng bao nhiêu lâu?

Những giá trị kinh tế và giá trị văn hóa mà món ăn đó mang lại cho địa phương nói riêng cũng như cho nền ẩm thực Việt Nam nói chung là gì?

Đánh giá về thực trạng của món ăn đặc sản đó trên thị trường: Hiện nay, món ăn có được ưa chuộng hay phổ biến hay không?

  1. Thuyết minh chi tiết

Để làm nên món ăn cần chuẩn bị những gì?

Thuyết minh chi tiết về quá trình tạo ra món ăn: gồm những bước nào? Đâu là công đoạn quan trọng nhất?

Thưởng thức món ăn như thế nào là ngon nhất?

Hương vị của món ăn có gì đặc sắc, nổi bật?

  1. Ý nghĩa, ưu điểm mà món ăn mang lại

Món ăn đặc sản đó có ý nghĩa như thế nào với người dân địa phương và nền ẩm thực?

Chúng ta cần phải làm gì để lưu giữ món ăn đó và làm cho mọi người ngày càng biết đến nó nhiều hơn?

3. Kết bài

Khái quát lại món ăn đặc sản vừa thuyết minh, đồng thời liên hệ đến bản thân và rút ra bài học chung cho mọi người.

ĐỌC THÊM NGHỊ LUẬN XÃ HỘI | SUY NGHĨ VỀ QUAN NIỆM "CHO" VÀ "NHẬN"

THUYẾT MINH VỀ THƠ LỤC BÁT

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát [do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc].

2. Thân bài

  1. Các đặc điểm của thể thơ lục bát

* Lục bát chỉnh thể - [tuân đúng những quy định]

- Số câu, số tiếng:

Số dòng: Một câu gồm hai dòng [một cặp] gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng. Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng. \=> Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

- Cách gieo vần:

Âm tiết cuối của dòng sáu hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng tám theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài. Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng. - Phối thanh:

Chỉ bắt buộc: các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng. Những câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu [nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại]. Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai [của cả hai câu] có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

- Nhịp và đối trong thơ lục bát:

Cách ngắt nhịp: thường là nhịp chẵn. Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ. * Lục bát biến thể [không tuân thủ quy tắc]

- Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

- Gieo vần: Có thể gieo vần trắc.

  1. Tác dụng của thơ lục bát

- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

3. Kết bài

- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.

- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du …

- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu …

\=> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7 – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Chủ Đề