Đánh giá hiệu quả đầu tư công ở việt nam

Trong bối cảnh hiện nay, vốn đầu tư công luôn là động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, là bộ phận không thể thiếu của tổng cầu xã hội và góp phần gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế trong việc xác lập, phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia…

Thời gian qua, tổng vốn đầu tư của toàn xã hội liên tục tăng mạnh, với tỷ lệ tăng bình quân là 12.7%/năm. Trong đó, vốn đầu tư công luôn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân là 40% và tăng trưởng nhanh, tỷ lệ tăng bình quân là 12%/năm [Hình 1].

Bên cạnh những thành công đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước thì việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế, nhất là hiệu quả đầu tư còn thấp. Một số chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công chưa đạt hiệu quả cao như mong đợi, đã làm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm sút và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế.

Có thể thấy, tốc độ gia tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng như vốn đầu tư công khá cao qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng GDP luôn duy trì ở mức thấp. Đặc biệt, trong năm 2009 và 2012, tốc độ tăng của vốn đầu tư công rất cao [tương ứng là 37,31% và 19,01%] nhưng tăng trưởng GDP chỉ đạt tương ứng là 5,32% và 5,03%.

Vấn đề này được nhìn nhận rõ hơn bằng việc xem xét hệ số suất đầu tư hay còn gọi là hệ số sử dụng vốn. So với tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, hệ số hiệu quả đầu tư trên đồng vốn [ICOR] ở các nước đang phát triển đạt mức 3.0, thì Việt Nam có ICOR khá cao, giai đoạn 2007-2014 là trên 5. Tuy đã có sự cải thiện ở giai đoạn 2015-2016 [

Chủ Đề