Đánh giá kqkd của fpt nhung nam gan day năm 2024

Tập đoàn FPT [FPT] cho biết, sau 9 tháng đầu năm 2023, đơn vị này đạt doanh thu gần 38.000 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 6.800 tỉ đồng, đều tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, kể từ dịch Covid-19 bùng phát hồi cuối năm 2019 đến nay, tăng trưởng lợi nhuận của tập đoàn này chưa từng dừng lại. Đà tăng này bất chấp cả việc đồng Yên [Nhật] giảm giá trong thời gian vừa qua.

FPT ban đầu là công ty Nhà nước, được cổ phần hóa vào năm 2002. Năm 2006, FPT được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM [HOSE]. FPT cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông: Dịch vụ phát triển phầm mềm, dịch vụ công nghệ thông tin [CNTT], tích hợp hệ thống…

Kể từ dịch Covid-19 bùng phát hồi cuối năm 2019 đến nay, tăng trưởng lợi nhuận của tập đoàn này chưa từng dừng lại.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, mảng Công nghệ [bao gồm Dịch vụ CNTT trong nước và Dịch vụ CNTT nước ngoài] tiếp tục giữ vai trò chủ chốt khi mang về doanh thu lớn nhất cho FPT. Thị trường chính của mảng này là Nhật Bản và Châu Á Thái Bình Dương, hoạt động chính là xuất khẩu phần mềm. Doanh thu khối công nghệ đạt hơn 22.500 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 3.100 tỉ đồng [tăng trưởng lần lượt 267% và hơn 20% so với cùng kỳ].

FPT cho biết, các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng cao, đặc biệt tại thị trường Nhật Bản, bất chấp sự mất giá của đồng Yên. Tăng trưởng này đến từ nhu cầu chi tiêu lớn cho công nghệ thông tin, đặc biệt là chi tiêu cho chuyển đổi số. Hồi tháng 7/2023, FPT cũng ký thỏa thuận phụ trách toàn bộ việc phát triển phần mềm cho nhiều loại thiết bị của Nippon Seiki. Đây là tập đoàn sản xuất thiết bị đo tốc độ lớn nhất Nhật Bản với lịch sử 70 năm hoạt động. Bên cạnh đó, Dịch vụ CNTT Trong nước vẫn còn nhiều thách thức do nhu cầu sụt giảm từ khối khách hàng doanh nghiệp.

Đáng chú ý, hệ sinh thái công nghệ “Made by FPT” mang lại gấn 1.000 tỉ đồng doanh thu trong 9 tháng, tăng trưởng 45% so với cùng kỳ. Mảng này tiếp tục đóng vai trò là một trong những động lực tăng trưởng mũi nhọn của FPT trong dài hạn. “Made by FPT” cung cấp các giải pháp và dịch vụ để giúp doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn cách thức quản trị, vận hành, kinh doanh và sản xuất.

Mảng giáo dục đạt doanh thu hơn 4.400 tỉ đồng sau 9 tháng, tăng hơn 40% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, mảng viễn thông và giáo dục vẫn tiếp đà tăng trưởng bền vững. Mảng dịch vụ viễn thông ghi nhận tăng trưởng hai con số. Về dài hạn, động lực tăng trưởng mảng viễn thông đến từ việc tiếp tục phát triển hệ sinh thái hạ tầng và công nghệ đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối. Ngoài ra, FPT đặt mục tiêu mở rộng mảng kinh doanh truyền hình trả tiền và trung tâm dữ liệu – là hai mảng đóng góp doanh thu chính cho dịch vụ viễn thông. Riêng mảng giáo dục đạt doanh thu hơn 4.400 tỉ đồng sau 9 tháng, tăng hơn 40% so với cùng kỳ.

Chúng tôi dự báo doanh thu Dịch vụ CNTT ở nước ngoài sẽ duy trì mức tăng trưởng CAGR 27% giai đoạn 24-25 nhờ thị trường Nhật Bản và APAC. Trong 9T23, doanh thu từ thị trường Nhật Bản tăng 44% svck do Nhật Bản tăng cường chi tiêu cho chuyển đổi kỹ thuật số trong những năm gần đây và các tập đoàn Nhật Bản đang giảm tiếp xúc với các công ty Trung Quốc. FPT được hưởng lợi nhờ lợi thế chi phí thấp cũng như khả năng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng.

Chiến lược M&A hỗ trợ tham vọng tăng trưởng dài hạn của FPT

FPT tiếp tục tập trung vào M&A để mở rộng năng lực tư vấn trên toàn cầu với: 1] đầu tư cổ phần chiến lược tại Landing AI để phát triển ứng dụng thị giác máy tính, đặc biệt trong ngành ô tô 2] mua 100% cổ phần Cardinal Peak, một công ty tư vấn công nghệ có trụ sở tại Mỹ với lượng khách hàng lên tới hơn 300 công ty, để tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ kỹ thuật công nghệ tại Bắc Mỹ; và 3] mua 80% cổ phần của AOSIS – công ty tư vấn công nghệ có trụ sở tại Pháp có thế mạnh trong các mảng SAP, Dữ liệu, Điện toán đám mây và các giải pháp thông minh dành cho các ngành như hàng không vũ trụ, hàng không và vận tải.

Tăng trưởng giáo dục phù hợp với các chiến lược về bán dẫn của Chính phủ

Mảng giáo dục duy trì mức tăng trưởng doanh thu cao trong 9T/23 [+53,4% svck, ~10% tổng doanh thu]. Giai đoạn 2017-22, số sinh viên toàn thời gian đã tăng ~5,0 lần lên ~100 nghìn sinh viên. Chúng tôi tin rằng phân khúc giáo dục sẽ thu hút nhiều sinh viên khi nhu cầu đào tạo về CNTT ngày càng tăng. Ngày 23/9, Đại học FPT ra mắt ngành Bán dẫn và Vi điện tử tuyển sinh đợt đầu tiên vào năm 2024. FPT cũng đề xuất Chính phủ khung đào tạo 30.000-50.000 kỹ sư bán dẫn vào năm 2030.

Định giá thấp hơn so với mức trung bình của các công ty cùng ngành.

Mặc dù P/E của FPT đã tăng lên 19,8 lần từ mức 16,8 lần hồi đầu năm nhưng chúng tôi cho rằng định giá FPT vẫn hấp dẫn vì công ty có mức tăng trưởng mạnh trong 9T/23 và có thể duy trì mức tăng trưởng vững chắc trong những năm tới. Hơn nữa, mức P/E của FPT thấp hơn nhiều so với trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực là 31,6 lần.

Chủ Đề