Đánh giá mã chứng khoán amd năm 2024

Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone [AMD] có tiền thân là Công ty Cổ phần FIKOR Việt Nam được thành lập vào năm 2007. Công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản, đá tự nhiên. AMD trở thành công ty đại chúng từ tháng 05/2014. Công ty hiện đang quản lý khai thác 04 mỏ đá với tổng diện tích 25ha, tổng trữ lượng 7,7 triệu m3. AMD được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh [HOSE] từ tháng 06/2015.

Chứng khoán năm 2022 chứng kiến nhiều đợt thăng trầm khiến nhà đầu tư thêm nghi ngại về thị trường, cụ thể hơn là với trường hợp của AMD. Trước sức ép của tình hình chung, cổ phiếu này chịu tác động không nhỏ khiến thị giá sụt giảm mạnh. Hiện, giá cổ phiếu AMD là bao nhiêu? Có nên đầu tư cổ phiếu này để chờ cơ hội? Hãy cùng phân tích!

Đánh giá tình hình chung của cổ phiếu AMD hiện tại

Sức “nóng” của thị trường chứng khoán đang dần đi vào giai đoạn hạ nhiệt thậm chí có lúc khiến các nhà đầu tư phải “lạnh gáy” khi xuống dốc không phanh. Chỉ số VN-Index liên tục trồi sụt trước sức ép từ bối cảnh vĩ mô và tình hình hoạt động không mấy hiệu quả của các công ty. Tính đến tháng 6/2022, chỉ số này đã mất hơn 300 điểm tính từ đỉnh lịch sử, nhiều cổ phiếu bán ra với giá chưa bằng một ly trà đá vỉa hè.

Giá cổ phiếu AMD xuống thấp trong năm 2022

Cùng chung diễn biến giá cổ phiếu AMD rơi vào nhóm 3 cổ phiếu có giá thấp nhất trên sàn HoSE. Đi cùng là hai cổ phiếu khác cùng họ FLC là HAI và ROS. Những biến chuyển tiêu cực về thị giá của những cổ phiếu này xuất phát từ nguyên do thị trường vĩ mô không thuận lợi, bên cạnh đó còn một nguyên nhân chủ quan khác là Cựu Chủ tịch FLC - ông Trịnh Văn Quyết bị bắt để điều tra các hành vi liên quan đến việc thao túng thị trường chứng khoán. Tính từ thời điểm vụ việc xảy ra [tháng 3/2022] đến tháng 9/2022, giá cổ phiếu AMD đã bị mất hơn 70% giá trị và rơi vào tình trạng “khủng hoảng” nghiêm trọng.

Cũng trong báo cáo tài chính của mình, FLC Stone [AMD] thông báo doanh thu thuần chỉ đạt hơn 34 tỷ đồng, giảm 92% so với cùng kỳ, doanh thu tài chính giảm mạnh [64%] về gần 5 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí quản lý của đơn vị này tăng gấp 10 lần cùng kỳ lên tới 29 tỷ đồng. Kết quả, AMD báo lỗ ròng gần 24 tỷ và là quý đầu tiên AMD ghi nhận lợi nhuận âm kể từ khi niêm yết.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, AMD ghi nhận doanh thu đạt 404 tỷ đồng, giảm 49% so với cùng kỳ, lỗ sau thuế hơn 22 tỷ. Tổng kết quý 2/2022 tổng tài sản AMD giảm 6% so với đợt đầu năm, xuống còn 2.446 tỷ đồng.

Có thể thấy, giá cổ phiếu AMD thực sự đã trải qua đợt “giông tố” lớn nhất trong lịch sử niêm yết của mình. Khi chịu đòn giáng từ thị trường, thị giá AMD thiết lập vùng đáy tại mức 2.500 đồng/cổ phiếu trước khi bật lên về vùng giá 3.100 đồng/cổ phiếu [29/6]. Kết từ đó đến nay, AMD cũng chỉ có một vài lần bật lên đôi chút rồi lại sụt giảm và diễn biến đi ngang. Kết phiên 8/9/2022 giá đóng cửa của AMD cổ phiếu là 2.250 đồng.

Đứng trước tình hình cổ phiếu bị rơi xuống vùng giá thấp, nhà đầu tư như đứng giữa ngã ba đường. Có nhiều người lựa chọn cắt lỗ, số ít lại chọn kháo nhau mua vào. Với trường hợp của cổ phiếu AMD, mâu thuẫn này cũng hiển nhiên tồn tại. Tuy nhiên, phần đông lựa chọn không “manh động” do chứng khoán AMD kể từ sau vụ việc ông Trịnh Văn Quyết bị phanh phui liên tục phải nằm sàn cùng với nhiều cổ phiếu họ FLC khác. Chưa kể, nhiều cổ phiếu trong số đó như ROS hay HAI đã bị đưa vào diện bị đình chỉ giao dịch ít ngày gần đây.

Nên cân nhắc kỹ trước khi đầu tư cổ phiếu AMD

Muốn đầu tư cổ phiếu AMD hiệu quả, bản thân nhà đầu tư cần phải có góc nhìn toàn diện về thị trường, cụ thể cần phân tích 4 giá trị cốt lõi của một cổ phiếu bao gồm: mệnh giá, giá trị sổ sách, giá trị trường và giá nội tại. Bên cạnh đó, khẩu vị đầu tư cũng là tác nhân không nhỏ ảnh hưởng đến các quyết định cuối cùng. Hãy cân nhắc thật kỹ để có kết quả đầu tư tốt nhất.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng rằng sẽ giúp bản thân các nhà đầu tư có những cái nhìn toàn diện nhất về cổ phiếu AMD, nhận định rõ giá cổ phiếu AMD ở thời điểm hiện tại cũng như xác định được những yếu tố khách quan, chủ quan cổ phiếu này đang gây tác động đến thị giá của cổ phiếu này. Chúc nhà đầu tư có những quyết sách “chất lượng”, thu về nguồn lợi như mong đợi!

AMD được thành lập vào năm 1969 như một nhóm kỹ sư và hiện nay đã trở thành một công ty đa quốc gia có quy mô rộng khắp, với hơn 10.000 nhân viên trải dài trên toàn cầu, bao gồm các quốc gia như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, và nhiều nơi khác.

AMD là nhà cung cấp lớn thứ 2 và là đối thủ duy nhất của gã khổng lồ Intel trên thị trườngcác bộ xử lý X86. Trong lĩnh vực bộ xử lý đồ hoạ [GPU], AMD và Nvidia duy trì sự độc quyền trên thị trường về sản phẩm này.

Cổ phiếu AMD được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, được giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán NYSE với lĩnh vực hoạt động bán dẫn.

2. Xu hướng giá cổ phiếu AMD và phân tích dự báo tương lai

Biểu đồ giá của AMD, nguồn: investing.com

Trong 5 năm gần đây, giá cổ phiếu AMD có xu hướng tăng tổng thể và được chia thành 3 giai đoạn biến động giá:

- Giai đoạn từ 2018-2021: Giá cổ phiếu AMD đã trải qua một quá trình tăng trưởng ấn tượng từ mức 10 đô la vào năm 2018 lên đến mức cao nhất là 160 đô la vào năm 2021, tăng 1500%.

- Giai đoạn từ 11/2021-10/2022: Đây là giai đoạn chứng kiến sự suy giảm liên tục của giá cổ phiếu AMD từ mức đỉnh 160 đô la đạt được vào tháng 11/2021 xuống mức thấp nhất ghi nhận được vào tháng 10/2022 là khoảng 55 đô la. Sự suy thoái này là do ảnh hưởng của đại dịch Covid, dẫn đến sự suy giảm toàn cầu, thị trường việc làm, và cung ứng nguồn lực khó khăn cho hầu hết các ngành kinh doanh trong nền kinh tế.

- Trên tương trực tiếp từ 2022 đến nay, cổ phiếu AMD vẫn duy trì được xu hướng tăng giá ấn tượng từ mức thấp 55 đô la vào tháng 10/2022 và tăng lên mức 127.5 đô la vào ngày 26/05/2023. Điều này chủ yếu là do sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19, cùng với sự phổ biến của làm việc từ xa, tăng mạnh nhu cầu về bán dẫn. Thị trường bán dẫn đã gặp thời điểm cung không đủ cầu.

▶ Dự báo tương lai:

Nhìn vào tương lai, với sự phát triển công nghệ và mở rộng nhu cầu thị trường, ngành công nghiệp bán dẫn vẫn giữ vị thế lớn và thị trường toàn cầu rộng lớn. Với sự bùng nổ và phát triển của các mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT đang thu hút sự quan tâm lớn và có triển vọng áp dụng quy mô lớn, điều này dự báo nhu cầu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp lớn đối với trí tuệ nhân tạo sẽ tăng mạnh.

Yêu cầu tính toán trí tuệ nhân tạo đối với vi mạch rất cao, và chip bán dẫn có triển vọng tăng nhu cầu từ đó. Kết hợp với những thành tựu xuất sắc mà AMD đã đạt được trong lĩnh vực CPU và GPU trong những năm gần đây, giá cổ phiếu AMD được dự đoán sẽ tăng trong dài hạn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý đến sự thay đổi của môi trường kinh tế toàn cầu, điều chỉnh chính sách và cạnh tranh, đặc biệt là rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhà đầu tư cần cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư.

  • Phổ biến
  • Ngoại hối
  • Hàng hóa
  • Chỉ số
  • Chứng khoán
  • Tên
  • Mua
  • Bán
  • Thay đổi

3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu AMD

Vị thế ngành công nghiệp bán dẫn: Với sự phát triển và ảnh hưởng của ngành công nghiệp 4.0, thị trường bán dẫn toàn cầu đang ngày càng tăng trưởng và phát triển, nhu cầu sử dụng chip vi xử lý cấp cao với tốc độ cao và khả năng xử lý khối lượng thông tin lớn. Do đó, nhu cầu về ngành công nghiệp sản xuất chip và vật liệu bán dẫn rất lớn và không ngừng gia tăng. Điều đó giúp cho AMD tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong tương lai.

Xu hướng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của các sản phẩm trí tuệ nhân tạo [AI]: Công nghệ trí thông minh nhân tạo đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ và sức hút lớn, với hiệu ứng bùng nổ kể từ khi OpenAI ra mắt sản phẩm ChatGPT, thu hút sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng về các sản phẩm ứng dụng từ công nghệ AI và thúc đẩy sự đột phá của trí thông minh nhân tạo. Xu hướng này tạo ra nhu cầu rất lớn cho các sản phẩm bán dẫn có tốc độ xử lý mạnh, điều này tạo tiềm năng cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngoài hai nhân tố nêu trên, chúng tôi đánh giá rằng còn có những yếu tố khác có thể tác động trực tiếp đến xu hướng tiềm năng của cổ phiếu AMD trong giai đoạn 2023-2025, bao gồm tốc độ hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch và sự phát triển của ngành công nghiệp 4.0,...

4. Chuỗi cung ứng ngành công nghiệp của AMD bao gồm gì?

Công nghiệp thượng nguồn

Chế tạo tấm bán dẫn: Bước quan trọng trong quy trình sản xuất chip, trong đó tấm bán dẫn được cắt thành các chip riêng lẻ. Các nhà sản xuất chính bao gồm TSMC và Samsung.

Nhà cung cấp công cụ thiết kế và IP: Cung cấp các công cụ tự động hóa thiết kế điện tử [EDA] và các bản quyền thiết kế [IP] để hỗ trợ các công ty bán dẫn trong việc thiết kế chip. Các công ty lớn bao gồm Cadence và Synopsys.

Thiết bị quang khắc: Được sử dụng trong quy trình quang khắc để chuyển mẫu mạch lên wafer. Các nhà cung cấp chính là ASML, Shin-Etsu Chemical, và các công ty khác.

Công nghiệp hạ nguồn

Đóng gói và thử nghiệm: Đóng gói và thử nghiệm chip để đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của chip. Các nhà sản xuất chính là ASE, Amkor, và các công ty khác.

Nhà sản xuất thiết bị gốc [OEM]: Tích hợp các chip bán dẫn như CPU, GPU vào các sản phẩm cuối cùng như máy tính, điện thoại di động, máy chủ, máy chơi game, v.v. Các khách hàng lớn bao gồm Dell, HP, Apple, Microsoft, Sony, và các công ty khác.

Nhà tích hợp hệ thống [SI] và Nhà phân phối: Cung cấp khả năng tích hợp hệ thống, giải pháp tùy chỉnh và phân phối sản phẩm cho khách hàng cuối. Các công ty chính là Intel, Apple, Lenovo, và các công ty khác.

Có thể thấy, ngành công nghiệp liên quan đến AMD rất phong phú, bao gồm nhiều nhà sản xuất ở Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan v.v.

5. Những cổ phiếu liên quan đến AMD?

Những cổ phiếu có liên quan trực tiếp đến AMD bao gồm các nhà sản xuất gia công chính cho AMD và các nhà cung cấp nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ quan trọng, cùng các đối tác đầu ra có nhu cầu lớn. Dưới đây là một số cổ phiếu có mối quan hệ và ảnh hưởng đến cổ phiếu AMD.

(1)TSMC [2330.TW]:

Xem biểu đồ giá cổ phiếu TSM mới nhất trên Mitrade

Giao Dịch Ngay > >

TSMC là công ty dịch vụ sản xuất mạch tích hợp lớn nhất thế giới và là đối tác chính của AMD trong việc gia công sản xuất. TSMC cung cấp công nghệ chế tạo tiên tiến để giúp AMD nâng cao hiệu suất sản phẩm và giảm chi phí. Hiện nay, TSMC đang sản xuất CPU và GPU 7nm và 5nm cho AMD, và dự kiến sẽ sản xuất sản phẩm 3nm cho họ.

(2)Samsung Electronics Co ltd [005930]:

Tháng 06/2019, Samsung và AMD đã hoàn tất ký kết thoả thuận hợp tác quan trọng, theo đó Samsung hợp tác dài hạn với AMD để sử dụng và khai thác công nghệ kiến trúc đồ hoạ RDNA [kiến trúc của dòng GPU Navi 7nm được AMD ra mắt tại Computex19] giành cho các giải pháp đồ hoạ yêu cầu hiệu năng cao và mức tiêu thụ điện năng thấp. Sự kết hợp dài hạn với Samsung giúp AMD tái nhập thị trường di động và mở rộng phân khúc thị trường tiêu dùng.

(3)ASML Holding NV [ASML]:

ASML Holding có trụ sở đặt tại Veldhoven và là nhà cung cấp các hệ thống quang khắc lớn nhất trong ngành công nghiệp bán dẫn. Họ cung cấp các giải pháp sản xuất chip bán dẫn hiện đại cho các đối tác hàng đầu như Intel, Samsung, TSMC,... ASML cũng là đối tác quan trọng cung cấp chip bán dẫn cho AMD.

Apple Inc là một tập đoàn công nghệ Mỹ có trụ sở chính đặt tại Thung lũng Silicon. Apple được biết đến là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị di động với các sản phẩm như iPhone, iPad, Macbook,...

Năm 2014, sau khi mối quan hệ với đối tác lâu năm Nvidia bị đổ vỡ, Apple đã ký kết một thoả thuận hợp tác với AMD. Theo đó, AMD trở thành đối tác chiến lược cung cấp GPU độc quyền cho các sản phẩm máy tính xách tay MacBook của Apple.

(5)Microsoft Corporation [MSFT]:

Microsoft là một tê tuổi lớn và là tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Mỹ cũng như toàn cầu, có trụ sở đặt tại Redmond, Washington, Microsoft xuất phát điểm là nhà cung cấp các sản phẩm kinh doanh bản quyền phần mềm Window, Microsoft Office,...hiện tại Microsoft đã phát triển mở rộng các lĩnh vực cung ứng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính như: Dữ liệu đám mây, công cụ làm việc và hội họp trực tuyến,...

Sau mối quan hệ bất hoà với đối tác truyền thống Intel, Microsft đã lựa chọn AMD là đối tác chiến lược dài hạn, Microsft đã ký thoả thuận với AMD sử dụng vi xử lý AMD trên thế hệ thiết bị máy tính xách tay Surface của mình. Cụ thể: Microsoft sẽ sử dụng SoC AMD Picasso 12nm từ dòng sản phẩm Surface Pro trở đi. Điều này giúp AMD tiếp tục củng cố vị thế trong mảng máy tính xách tay sau thương vụ hợp tác với Apple trước đó.

  • Phổ biến
  • Ngoại hối
  • Hàng hóa
  • Chỉ số
  • Chứng khoán
  • Tên
  • Mua
  • Bán
  • Thay đổi

6. Những đặc điểm quan trọng của cổ phiếu AMD

Sau khi xem qua những khái niệm trên, bạn đã nhận ra các đặc điểm chung của cổ phiếu AMD không? Dưới đây là một số đặc điểm tôi đã tổng kết:

Sáng tạo công nghệ: AMD luôn đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, và nhờ vào khả năng sáng tạo của mình, liên tục đưa ra các sản phẩm cạnh tranh. Như là nhà cung cấp cho AMD, các công ty khác cũng phải tiếp tục đổi mới công nghệ để đáp ứng sự phát triển của AMD. Ví dụ, TSMC liên tục nâng cấp công nghệ chế tạo nano để phù hợp với sự tiến bộ công nghệ của AMD, và do đó, TSMC cũng đã phát triển rất tốt.

Đáp ứng nhu cầu thị trường: Với sự phát triển của công nghệ, nhu cầu về ngành công nghệ bán dẫn ngày càng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực dữ liệu đám mây, trí tuệ nhân tạo, trò chơi, v.v.

Cạnh tranh gay gắt: AMD đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như Intel trên thị trường, điều này yêu cầu các nhà đầu tư chú ý đặc biệt khi lựa chọn cổ phiếu AMD.

Kết hợp các đặc điểm trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến biểu đồ giá cổ phiếu AMD.

7. Phân tích tình hình phát triển của AMD

Với việc OpenAI tung ra thị trường các sản phẩm như Chat GPT, sức mạnh đáng kinh ngạc của trí tuệ nhân tạo đã khiến mọi người ngạc nhiên. Và để phát triển trí tuệ nhân tạo, không thể thiếu khả năng tính toán mạnh mẽ của phần cứng. AMD sở hữu một dòng sản phẩm và đối tác phong phú trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bao gồm bộ xử lý AMD EPYC, bộ gia tốc AMD Instinct và dòng sản phẩm Versal AI Core. Trong năm 2022, AMD công bố chiến lược trí tuệ nhân tạo của mình, bao gồm việc sử dụng FPGA của Xilinx, GPU và kế hoạch phần mềm của riêng mình để cung cấp các giải pháp tính toán trí tuệ nhân tạo.

Bộ xử lý máy chủ AMD EPYC là một bộ xử lý máy chủ hiệu suất cao, cung cấp khả năng tính toán mạnh mẽ, băng thông bộ nhớ và I/O cao, cùng với tính năng bảo mật tiên tiến, phù hợp cho các tải công việc như huấn luyện và suy luận trí tuệ nhân tạo. Bộ xử lý máy chủ AMD EPYC đã được nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu, trung tâm siêu máy tính và khách hàng doanh nghiệp sử dụng, hỗ trợ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo đa dạng như nhận dạng giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính và hệ thống gợi ý.

AMD Instinct Accelerator là một GPU được thiết kế đặc biệt cho trí tuệ nhân tạo, sử dụng kiến trúc RDNA 2 và công nghệ Infinity Fabric, cung cấp hiệu suất, hiệu năng và khả năng mở rộng cao, cùng với hệ sinh thái phần mềm toàn diện bao gồm nền tảng mã nguồn mở ROCm và các framework học sâu được tối ưu hóa. AMD Instinct Accelerator có thể tương tác mượt mà với bộ xử lý máy chủ AMD EPYC, tạo thành một nút tính toán trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ, phù hợp cho các lĩnh vực như huấn luyện trí tuệ nhân tạo và tính toán hiệu năng cao.

Dòng sản phẩm Versal AI Core là một bộ xử lý trí tuệ nhân tạo dựa trên mảng cổng logic có thể lập trình [FPGA], tích hợp công nghệ AI Engine, có thể thực hiện các nhiệm vụ suy luận trí tuệ nhân tạo phức tạp với độ trễ thấp và năng lượng tiêu thụ thấp. Dòng sản phẩm Versal AI Core có khả năng linh hoạt thích ứng với các mô hình và tải công việc AI khác nhau, và cung cấp các công cụ phát triển dễ sử dụng và hỗ trợ phần mềm phong phú. Dòng sản phẩm Versal AI Core đã được các đối tác như Canon sử dụng cho hệ thống video góc nhìn tự do [Free Viewpoint Video System], mang đến một cuộc cách mạng cho trải nghiệm xem thể thao trực tiếp và trực tuyến.

Tại sự kiện CES 2023, AMD đã ra mắt Instinct MI300, một GPU trung tâm dữ liệu dựa trên thiết kế chip nhằm cung cấp hiệu năng hàng đầu cho tính toán hiệu suất cao và trí tuệ nhân tạo. Được cho là MI300 có thể rút ngắn đáng kể thời gian huấn luyện cho các mô hình trí tuệ nhân tạo lớn như ChatGPT và DALL-E từ vài tháng xuống còn vài tuần. Với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến, AMD có triển vọng tăng đáng kể nhu cầu đặt hàng.

Như mọi người đều biết, ngành công nghiệp bán dẫn cạnh tranh rất gay gắt. Dưới đây, tôi sẽ phân tích cuộc cạnh tranh mà AMD đang đối mặt hiện nay và điểm mạnh của AMD so với các đối thủ.

8. Phân tích đối thủ cạnh tranh của AMD

Đối hủ cạnh tranh

Sản phẩm

lợi thế kỹ thuật

Thị phần

Xu ướng tăn trưởng

AMD

CPU, GPU, và APU tích hợp CPU và GPU

AMD hoạt động tốt về công nghệ CPU và GPU. Họ là một trong những công ty đầu tiên sử dụng công nghệ xử lý 7nm của TSMC để cải thiện hiệu suất sản phẩm và hiệu quả năng lượng. Ngoài ra, AMD cũng đã tung ra công nghệ Chiplet, cho phép tích hợp nhiều chip vào một gói, giảm chi phí và tiêu thụ điện năng, nâng cao tính linh hoạt và khả năng mở rộng.

Trong quý 4 năm 2022, thị phần CPU toàn cầu của AMD là 19,3% và thị phần GPU toàn cầu là 18%. Trên thị trường máy chủ, AMD đang từng bước mở rộng thị phần với bộ xử lý EPYC có hiệu năng cao, tiết kiệm năng lượng, đa chức năng và giá thấp.

tăng trưởng vượt trội

Intel

CPUdùng cho máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chủ và các lĩnh vực khác

Intel có sự tích lũy kỹ thuật sâu sắc và vị trí hàng đầu trong công nghệ xử lý và thiết kế CPU. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, họ đã gặp phải thách thức trong quá trình chuyển đổi sang công nghệ 10nm và 7nm.

Trong quý 4 năm 2022, thị phần CPU toàn cầu của Intel là 80,3%. Tuy nhiên, thị phần này đang giảm dần.

Thị phầngiảm dần

NVIDIA

GPU được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như game, video, giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực khác.

NVIDIA có khả năng xử lý hình ảnh tuyệt vời và tính toán trí tuệ nhân tạo [AI]. Họ đã thể hiện khả năng đổi mới mạnh mẽ và có ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, NVIDIA thiếu các công nghệ cốt lõi về CPU và phải dựa vào sự ủy quyền từ các công ty như Intel hoặc ARM.

Trong quý 4 năm 2022, thị phần GPU toàn cầu của NVIDIA là 82%.

Thị phần giảm dần

Nguồn: Mitrade tổng hợp

AMD là một đối thủ chính trong ngành công nghiệp bán dẫn, cạnh tranh trực tiếp với Intel và NVIDIA. Intel chiếm lĩnh thị trường CPU với dòng sản phẩm CPU hiệu suất cao, hiệu năng năng lượng tốt và lợi nhuận cao, phủ sóng các lĩnh vực như máy tính để bàn, laptop, máy chủ và nhiều lĩnh vực khác. NVIDIA là một trong những công ty hàng đầu trong thị trường GPU, với khả năng xử lý hình ảnh và tính toán trí tuệ nhân tạo [AI] xuất sắc, được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như trò chơi, video, giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực khác. AMD, với tư cách là một công ty bán dẫn đa ngành, không chỉ sản xuất CPU mà còn sản xuất GPU và đã ra mắt sản phẩm APU kết hợp CPU và GPU, có ưu thế về chi phí và đặc điểm khác biệt nhất định.

Từ góc độ công nghệ, các đối thủ cạnh tranh của AMD cũng có ưu và nhược điểm riêng. Intel có một lịch sử tích lũy công nghệ và vị trí dẫn đầu trong thiết kế CPU và công nghệ chế tạo, nhưng gần đây đã gặp khó khăn với quy trình chế tạo 10nm và 7nm, dẫn đến tốc độ nâng cấp sản phẩm chậm lại.

NVIDIA thể hiện khả năng sáng tạo mạnh mẽ và ảnh hưởng đến thị trường trong thiết kế GPU và thuật toán AI, nhưng thiếu công nghệ lõi trong CPU và phải dựa vào sự cấp phép từ các công ty như Intel hoặc ARM. Trong khi đó, AMD có hiệu năng tốt trong CPU và GPU và sớm sử dụng công nghệ chế tạo 7nm của TSMC, nâng cao hiệu suất và hiệu năng của sản phẩm. Ngoài ra, AMD còn ra mắt công nghệ Chiplet, kết hợp nhiều vi mạch vào một gói, giảm chi phí và công suất tiêu thụ, tăng cường tính linh hoạt và khả năng mở rộng.

Từ góc độ thị trường, AMD đang đối đầu trực tiếp với các đối thủ chính là Intel và NVIDIA. Trong quý 4 năm 2022, Intel chiếm 80,3% thị phần toàn cầu trong thị trường CPU, trong khi AMD chỉ chiếm 19,3%, theo thống kê từ IDC. Trong thị trường GPU, NVIDIA chiếm 82% thị phần toàn cầu, trong khi AMD chỉ chiếm 18%, theo dữ liệu từ Jon Peddie Research.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, AMD đã có sự tăng trưởng đáng kể trên thị trường CPU và GPU, từ từ thu hẹp khoảng cách với các đối thủ. Đặc biệt là trên thị trường máy chủ, AMD với bộ vi xử lý EPYC có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, nhiều nhân và giá cả hợp lý đã được ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn.

AMD đã thể hiện sự cạnh tranh trong thị trường bán dẫn và đang nỗ lực để đối đầu với Intel và NVIDIA. Mặc dù Intel đang có vị trí ưu thế trong thị trường CPU và NVIDIA có hiệu suất xuất sắc trên thị trường GPU, AMD đã dần thu hẹp khoảng cách với các đối thủ thông qua công nghệ và sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực CPU và GPU. Đặc biệt là trên thị trường máy chủ, AMD không ngừng mở rộng thị phần và thách thức vị trí của các đối thủ.

Trong tương lai, với sự tiếp tục đổi mới công nghệ, AMD có thể tiếp tục tận dụng lợi thế của mình trong thị trường bán dẫn. Tuy nhiên, mô hình cạnh tranh trong ngành công nghiệp này sẽ trở nên khốc liệt hơn khi các đối thủ cạnh tranh cũng không ngừng nâng cấp và đổi mới công nghệ của mình.

  • Phổ biến
  • Ngoại hối
  • Hàng hóa
  • Chỉ số
  • Chứng khoán
  • Tên
  • Mua
  • Bán
  • Thay đổi

9.Thông tin liên quan đến cổ phiếu AMD cần chú ý

Kết quả kinh doanh công bố trong Quý I/2023 tương đối khả quan:

Kết quả kinh doanh quý I/2023 do AMD công bố, nguồn: Investing

Theo dữ liệu công bố kết quả kinh doanh trong quý đầu tiên của năm 2023, có thể nhận thấy tình hình tương đối khả quan. Mặc dù doanh thu có sự sụt giảm nhẹ so với quý IV/2022, nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Sụt giảm doanh thu thường xuất hiện trong quý đầu tiên hàng năm do yếu tố mùa vụ, và thường thấp hơn so với các quý còn lại.

Ngoài ra, AMD đang đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Chi phí nghiên cứu trong quý I/2023 đã tăng mạnh, cho thấy sự tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu về xu hướng công nghệ trí tuệ nhân tạo [AI], và điều này có thể tạo lợi thế cho AMD so với các đối thủ cạnh tranh.

Một điểm đáng chú ý khác là công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tối ưu hóa chi phí. Điều này được thể hiện qua chi phí hoạt động trong quý I/2023 giảm khoảng 50% so với quý IV/2022.

Những dữ liệu khả quan trong báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2023 có thể giúp nhà đầu tư đánh giá tiềm năng của AMD trong năm 2023 và giai đoạn 2023-2025. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng thể về cổ phiếu AMD và đưa ra quyết định đầu tư, cần xem xét nhiều yếu tố khác như xu hướng thị trường, cạnh tranh, và chiến lược của công ty.

▌ Các bài liên quan đến [Cổ phiếu AMD]

  • Giá cổ phiếu NVIDIA bao nhiêu? Hướng dẫn đầu tư cổ phiếu NVDA stock
  • Giá cổ phiếu JPMorgan bao nhiêu? Hướng dẫn đầu tư cổ phiếu JPM
  • Giá cổ phiếu Abbott[ABT] bao nhiêu? Có nên đầu tư cổ phiếu của công ty Abbott?
  • Giá cổ phiếu Uber bao nhiêu? Cách mua cổ phiếu Uber tại Việt Nam
  • Giá cổ phiếu Boeing bao nhiêu? Cách đầu tư cổ phiếu Boeing tại Việt Nam
  • Muốn mua cổ phiếu Pfizer[PFE]? Mọi điều cần biết về mã cổ phiếu Pfizer
  • Giá cổ phiếu Microsoft bao nhiêu và hướng dẫn mua cổ phiếu Microsoft online cho người mới bắt đầu

! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặctoàn bộ vốn đầu tư. Bạn có thể nhấp vào Tuyên bố công bố rủi ro của Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.

Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.

Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.

Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.

Chủ Đề