Đánh giá mức độ tuân thủ luật

Việc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế được thực hiện vào thời điểm nào?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 8 Quy trình ban hành kèm theo như sau:

Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế
...
2. Thực hiện đánh giá, phân loại.
...
b] Bước 2 - Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.
b1] Thời gian phân loại.
Việc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế được thực hiện vào các ngày 15/4, 30/6, 30/9 hàng năm hoặc thực hiện theo yêu cầu của công tác quản lý.
...

Việc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế được thực hiện vào các ngày 15/4, 30/6, 30/9 hàng năm.

Bên cạnh đó, việc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế cũng được thực hiện theo yêu cầu của công tác quản lý.

Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện theo mấy bước?

Nguyên tắc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy trình ban hành kèm theo về nội dung này như sau:

Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế
1. Nguyên tắc đánh giá, phân loại.
a] Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động bằng ứng dụng công nghệ thông tin, trên cơ sở bộ chỉ số tiêu chí và phương pháp đánh giá đã được Tổng cục Thuế ban hành.
b] Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được thực hiện đối với tất cả người nộp thuế.
c] Tùy yêu cầu của nghiệp vụ quản lý thuế, mỗi phân đoạn người nộp thuế hoặc mỗi đối tượng người nộp thuế sẽ được phân loại mức độ rủi ro tổng thể và có thể được phân loại mức độ rủi ro theo các nghiệp vụ quản lý thuế.
d] Đối với phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý thuế để thực hiện phân loại định kỳ theo số lần trong năm, một [01] lần hoặc nhiều lần, như nghiệp vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế]; hoặc phân loại định kỳ theo tháng, quý và phân loại tức thời khi phát sinh hồ sơ nghiệp vụ [như nghiệp vụ hoàn thuế].
đ] Trình tự đánh giá, phân loại.
Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện theo trình tự sau:
Thứ nhất: Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Thứ hai: Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.
Thứ ba: Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.
e] Kết quả đánh giá, phân loại.
Kết quả đánh giá, phân loại được kết xuất theo mẫu ban hành kèm theo Quy trình này và được sắp xếp theo tiêu chí dưới đây:
- Theo người nộp thuế có mức độ đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro từ cao xuống.
- Theo thứ tự các chỉ số tiêu chí có nhiều người nộp thuế vi phạm hoặc theo điểm số của từng tiêu chí từ cao xuống.
...

Theo đó, việc đánh giá dựa trên nguyên tắc sau:

- Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động bằng ứng dụng công nghệ thông tin, trên cơ sở bộ chỉ số tiêu chí và phương pháp đánh giá đã được Tổng cục Thuế ban hành.

- Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được thực hiện đối với tất cả người nộp thuế.

- Tùy yêu cầu của nghiệp vụ quản lý thuế, mỗi phân đoạn người nộp thuế hoặc mỗi đối tượng người nộp thuế sẽ được phân loại mức độ rủi ro tổng thể và có thể được phân loại mức độ rủi ro theo các nghiệp vụ quản lý thuế.

- Đối với phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý thuế để thực hiện phân loại định kỳ theo số lần trong năm, một [01] lần hoặc nhiều lần, như nghiệp vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế]; hoặc phân loại định kỳ theo tháng, quý và phân loại tức thời khi phát sinh hồ sơ nghiệp vụ [như nghiệp vụ hoàn thuế].

- Về trình tự đánh giá, phân loại:

Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện theo trình tự sau:

Thứ nhất: Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

Thứ hai: Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.

Thứ ba: Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.

- Về kết quả đánh giá, phân loại.

Kết quả đánh giá, phân loại được kết xuất theo mẫu ban hành kèm theo Quy trình này và được sắp xếp theo tiêu chí dưới đây:

+ Theo người nộp thuế có mức độ đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro từ cao xuống.

+ Theo thứ tự các chỉ số tiêu chí có nhiều người nộp thuế vi phạm hoặc theo điểm số của từng tiêu chí từ cao xuống.

Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện theo mấy bước?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy trình ban hành kèm theo về nội dung này như sau:

Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế
...
2. Thực hiện đánh giá, phân loại.
a] Bước 1- Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
a1] Thời gian đánh giá: Việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế được thực hiện định kỳ vào ngày 25 hàng tháng.
...
b] Bước 2 - Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.
b1] Thời gian phân loại.
Việc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế được thực hiện vào các ngày 15/4, 30/6, 30/9 hàng năm hoặc thực hiện theo yêu cầu của công tác quản lý.
b2] Thực hiện phân loại.
B2.1 - Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế.
...
c] Bước 3 - Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.
c1] Thực hiện phân loại.
B3.1 - Đối với những nghiệp vụ thực hiện phân loại định kỳ: Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro trong từng nghiệp vụ quản lý thuế vào các thời điểm định kỳ thiết lập theo quy định.
...

Theo đó, việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện 03 bước:

Bước 1: Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

Bước 2: Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.

Bước 3: Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối gì?

Theo đó, người vi phạm quy chế bầu cử thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật; xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Công dân tuân theo pháp luật khi từ chối thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

Thế nào là tuân thủ pháp luật cho ví dụ minh họa?

Ví dụ về tuân thủ pháp luật - Pháp luật cấm hành vi đua xe, tổ chức đua xe trái pháp, thì tuân thủ pháp luật là việc người dân tuân thủ an toàn giao thông, không đua xe, không tham gia tổ chức đua xe trái phép.

Mức độ tuần thứ 2 là gì?

- Mức 2: Tuân thủ cao. - Mức 3: Tuân thủ trung bình. - Mức 4: Tuân thủ thấp.

Mức độ tuần thứ 4 là gì?

Mức 4 - Tuân thủ thấp: Là người khai hải quan được CQHQ đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan ở mức độ thấp [so sánh với khung tuân thủ của WCO].

Chủ Đề