Đánh giá quy định của pháp luật về hứa thưởng năm 2024

(PLO)- Bà L hứa miệng rằng nếu ông C tìm được người mua đất sẽ thưởng cho ông nhưng sau đó không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả thưởng nên thua kiện.

Mới đây, TAND tỉnh Cà Mau đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp hợp đồng hứa thưởng giữa nguyên đơn là ông PHC và bị đơn là bà LTL do có kháng cáo của bị đơn.

Hứa cho 50 triệu nhưng chỉ cho 10 triệu

Theo hồ sơ, ông C cho biết khoảng năm 2020 bà L có thỏa thuận nhờ ông tìm người bán đất giùm bà, nếu bán được giá trên 100 triệu đồng/công thì bà L cho ông 100 triệu đồng nhưng ông chỉ đồng ý nhận 50 triệu đồng. Việc thỏa thuận không làm văn bản nhưng có sự chứng kiến của hai người khác.

Năm 2022, ông tìm được người để mua đất nên bà L có trả cho ông 10 triệu đồng, 40 triệu đồng còn lại bà hứa sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng đất sẽ trả đủ nhưng bà không thực hiện. Do vậy, ông khởi kiện yêu cầu bà L trả cho ông số tiền 40 triệu đồng.

Đánh giá quy định của pháp luật về hứa thưởng năm 2024

Hình minh họa

Bị đơn - bà L thừa nhận năm 2020 có nhờ ông C tìm người mua đất và có thỏa thuận nếu ông C giới thiệu được người mua với giá 170 triệu đồng/công thì bà sẽ cho chi phí uống cà phê chứ không nói số tiền bao nhiêu. Năm 2022, ông C tìm được người nhận chuyển nhượng nhưng mọi việc thực hiện hợp đồng đều do con bà làm, bà không tham gia việc chuyển nhượng, cũng không có hứa hẹn gì với ông C nữa.

Thời điểm người mua trả tiền cọc thì ông C hỏi mượn con bà 10 triệu đồng, sau đó cả nhà thống nhất cho ông C số tiền đó xem như trả phí tìm người mua đất. Bà L cho rằng không thỏa thuận cho ông C 50 triệu đồng nên bà không đồng ý trả 40 triệu đồng như đơn kiện.

Cũng theo bà L, hiện bên mua chưa trả đủ tiền và chưa thực hiện việc sang tên.

Hứa miệng nhưng có hai người chứng kiến

Xử sơ thẩm, TAND huyện Trần Văn Thời đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông C, buộc bà L có nghĩa vụ trả cho ông C 40 triệu đồng. Sau đó, bà L kháng cáo.

Tòa phúc thẩm nhận định năm 2020 bà L có thỏa thuận nhờ ông C tìm người mua đất của gia đình. Mặc dù bà L không thừa nhận sẽ thưởng cho ông C 50 triệu đồng nếu tìm được người mua đất nhưng hồ sơ thể hiện cháu của bà và người nhận chuyển nhượng đất của bà đều xác định ông C là người giới thiệu mua đất. Người mua cũng thừa nhận khi trả tiền cọc cho bà L thì bà đã đưa cho ông C 10 triệu đồng và hứa sẽ cho số tiền còn lại.

Cạnh đó, cháu của bà L cũng thừa nhận bà có hứa sẽ cho ông C 100 triệu đồng nếu ông giới thiệu người mua đất với giá 170 triệu đồng/công. Sau đó, bà L hạ giá xuống 120 triệu đồng/công và nhờ ông C tìm được người mua thì sẽ cho ông 50 triệu đồng. Cùng với đó, người mua đất cũng thừa nhận đã nhận chuyển nhượng đất của bà L với giá 120 triệu đồng/công, do ông C giới thiệu. Việc chuyển nhượng đất của người mua với bà L đã thực hiện xong.

Theo tòa, việc thỏa thuận giữa bà L với ông C tuy không lập thành văn bản nhưng bà L thừa nhận có hứa cho tiền ông C nếu ông tìm được người mua đất. Từ lời khai của những người làm chứng nêu trên cho thấy lời trình bày của ông C là phù hợp với chứng cứ có trong hồ sơ.

Vì vậy, bản án sơ thẩm buộc bà L phải trả cho ông C 40 triệu đồng là có căn cứ. HĐXX phúc thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông C, buộc bà L phải trả cho ông C 40 triệu đồng.

Hứa thưởng không bắt buộc bằng văn bản

Hứa thưởng là giao dịch dân sự, pháp luật không quy định bắt buộc về hình thức, cũng không yêu cầu phải công chứng, chứng thực. Do đó, thỏa thuận hứa thưởng được pháp luật thừa nhận nếu các bên chứng minh được tính xác thực của thỏa thuận này.

Điều 570 BLDS 2015 quy định người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.

Người đã hứa thưởng có thể rút lại tuyên bố hứa thưởng khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc và việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.

Trong trường hợp này, việc thỏa thuận giữa bà L với ông C tuy không lập thành văn bản nhưng bà L đã thừa nhận có hứa cho tiền ông C nếu ông tìm được người mua đất; có người làm chứng và xác nhận. Trong thời gian ông C tìm người mua đất, bà L cũng không rút lại tuyên bố hứa thưởng, do đó bà L phải trả thưởng cho ông C là hợp lý.

Trong cuộc sống, chắc hẳn việc được người khác hứa thưởng không còn hiếm thấy. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người hứa thưởng cũng thực hiện trả thưởng. Vậy việc hứa thưởng có bắt buộc phải thực hiện không?

Hiện nay, không có một văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về hứa thưởng mà chỉ có Điều 570 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

  1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.
  2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Như vậy, dù không có định nghĩa cụ thể hứa thưởng là gì nhưng từ quy định trên, có thể thấy một số đặc điểm của hứa thưởng như sau:

– Hứa thưởng bản chất là ý chí đơn phương của một bên khi công khai hứa thưởng cho một cá nhân khác nếu người này thực hiện được yêu cầu, điều kiện mà người hứa thưởng nêu ra.

– Người hứa thưởng phải trả thưởng cho người được hứa thưởng khi người này thực hiện theo yêu cầu của người hứa thưởng.

– Nội dung, công việc được người hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, đặc biệt là không vi phạm điều cấm của Luật cũng như không trái đạo đức xã hội.

Có thể thấy, hứa thưởng là hành vi xảy ra tương đối phổ biến. Ví dụ như khi anh A thi đại học, đứng trước gia đình, bố mẹ anh A tuyên bố sẽ mua cho anh A một chiếc xe máy nếu anh A đậu đại học. Đây là hành vi hứa thưởng của bố mẹ anh A.

Hay một ví dụ khác như: Khi bạn xem một bản tin trên báo có nội dung tìm giấy tờ rơi. Người bị mất giấy tờ có yêu cầu là ai tìm được, nhặt được giấy tờ của mình và trả lại thì sẽ được hậu tạ bằng một khoản tiền nào đó thì việc hứa hậu tạ này cũng được xem là hứa thưởng.

2/ Hứa thưởng có bắt buộc phải thực hiện không?

Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, chưa có chế tài xử lý trường hợp hứa thưởng nhưng không thực hiện. Do đó, nếu một người hứa thưởng nhưng không thực hiện thì không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, vì hứa thưởng được thể hiện công khai nên việc hứa thưởng sẽ được rất nhiều người biết đến. Do đó, nếu hứa thưởng mà không thực hiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của người hứa thưởng.

Như vậy, không có quy định xử lý trường hợp hứa thưởng nhưng không thực hiện. Do đó, có thể thấy, hứa thưởng không bắt buộc phải thực hiện.

3/ Hứa thưởng có rút lại được không?

Về việc rút lại tuyên bố hứa thưởng, Điều 571 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.

Căn cứ quy định này, việc hứa thưởng có thể được rút lại khi chưa đến thời hạn bắt đầu thực hiện công việc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, người hứa thưởng hoàn toàn có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình khi chưa đến hạn thực hiện công việc.

Khi rút lại tuyên bố, người hứa thưởng phải thực hiện theo đúng cách thức và phương thức mà mình đã công bố việc hứa thưởng. Ví dụ, khi một người hứa thưởng trên livestream của Facebook, nếu muốn rút lại hứa thưởng, người này cũng phải thực hiện trên livestream của Facebook.

Ngược lại, khi công việc hứa thưởng đã thực hiện xong, người nhận hứa thưởng đó sẽ được nhận thưởng (căn cứ khoản 1 Điều 572 Bộ luật Dân sự năm 2015).

4/ Phân biệt hứa thưởng và tặng cho có điều kiện

Vì những quy định của hứa thưởng nêu trên, khá nhiều người nhầm lẫn hứa thưởng với tặng cho có điều kiện. Vậy làm sao để phân biệt hai hình thức này?

Tiêu chí Hứa thưởng Tặng cho có điều kiện Căn cứ Điều 570, 571, 572 Bộ luật Dân sự năm 2015 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 Định nghĩa Hứa thưởng được hiểu là một người công khai hứa thưởng cho người khác nếu người này thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng Tặng cho có điều kiện được hiểu là việc một bên yêu cầu bên khác thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho Bản chất Hành vi pháp lý đơn phương Giao dịch dân sự có sự tham gia, thỏa thuận của hai bên: Bên tặng cho và bên nhận tặng cho Điều kiện – Thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng

– Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.