Đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học

Đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Khánh Hoà”

Sáng 16/4, tại Hội trường tầng 4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hoà, đã tổ chức cuộc họp đánh giá, nghiệm thu kết quả đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Khánh Hoà”. Đề tài do Trường Đại học Khánh Hoà chủ trì, giao cho ThS. Phan Thị Hải Yến làm chủ nhiệm.

Tham dự cuộc họp về phía Hội đồng khoa học, có TS. Huỳnh Kỳ Hạnh – Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ làm chủ chủ trì cùng các nhà khoa học đến từ nhiều đơn vị khác nhau như: đại học Nha Trang; đại học Thái Bình Dương; sở văn hóa, v.v. Về phía nhà Trường đại học Khánh Hòa có TS. Võ Văn Dũng – Phụ trách phòng Quản lý khoa học cùng nhiều cán bộ, giảng viên đến tham dự.

Đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học

Hình 1. Toàn cảnh cuộc họp

Tại buổi báo cáo, nhóm nghiên cứu cho rằng: Khánh Hòa là vùng đất có tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, trong đó có nhiều di tích cấp quốc gia: Tháp Bà Ponagar, vịnh Nha Trang,… Bên cạnh các điểm tham quan nổi tiếng như Viện Hải Dương học, chùa Long Sơn,… Khánh Hòa còn có nhiều lễ hội đặc sắc: lễ hội Tháp Bà Ponagar, lễ hội yến sào,… Theo dự báo, giai đoạn 2015 – 2030, tổng số lượt khách quốc tế đến Khánh Hòa tăng từ 1 – 2 triệu; số lượng khách nội địa tăng từ 2,4 – 5 triệu.

Tuy nhiên đứng trước những lợi thế về tiềm năng du lịch, Khánh Hòa vẫn chưa xác định rõ được sản phẩm du lịch đặc thù và có những giải pháp phát triển đồng bộ. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết khi du lịch Khánh Hòa hiện đang đứng trước áp lực của làn sóng “du lịch đại trà” với các sản phẩm du lịch truyền thống đã trở nên kém hấp dẫn đối với những thị trường mục tiêu có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày. Chính vì vậy việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu.

Là một trong những trường đào tạo ngành du lịch uy tín của tỉnh, thấu hiểu được tầm quan trọng và sự cấp thiết, Trường Đại học Khánh Hòa đã triển khai và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Khánh Hoà”.

Đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học

Hình 2. ThS. Phan Thị Hải Yến trình bày đề tài trước cuộc họp

Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo đăng ký. Dựa trên những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài có thể rút ra một số kết luận: Đề tài đã hệ thống được những khái niệm và vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm du lịch đặc thù. Đặc biệt lần đầu tiên, đề tài đã đề xuất được mô hình nhận diện và đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù với hệ thống các tiêu chí, chỉ số và áp dụng cụ thể trường hợp của du lịch Khánh Hòa. Đồng thời đề tài đã hệ thống tổng quan một số kinh nghiệm quốc tế và trong nước đối với sự phát triển sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài đã nhận diện được 10 sản phẩm du lịch đặc thù trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Qua đó đề tài đã đề xuất 5 nhóm giải pháp chung và 6 giải pháp cụ thể cần được tập trung thực hiện để đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao mức độ hấp dẫn của các sản phẩm du lịch đặc thù Khánh Hòa cho phát triển bền vững tại địa phương.

Thông qua phần trình bày của chủ nhiệm đề tài, Hội đồng khoa học đánh giá đề tài có ý nghĩa hết sức thiết thực và đạt chất lượng cao báo cáo khoa học.

Đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học

Hình 3. TS. Huỳnh Kỳ Hạnh – Chủ tịch Hội đồng khoa học đánh giá, phản biện đề tài

Sau hơn 3 giờ làm việc nghiêm túc, đưa ra những phản biện mang tính đóng góp, đề tài đươc đánh giá xếp loại: Đạt.

Tin, ảnh: Ngô Khánh Nguyên

Đánh Giá Nghiên Cứu Khoa Học:

Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học là một công việc hết sức cần thiết trong tổ chức nghiên cứu khoa học. Điều quan trọng trước hết là cần phải đánh giá để hiểu được giá trị khoa học đích thực của kết quả nghiên cứu, sau đó là xem xét ý nghĩa ứng dụng. Kết quả nghiên cứu của một tác giả cũng cần được xem xét, có thực sự là của tác giả hay không, nếu đích thực là của tác giả, thì do đặc điểm về tính kế thừa của khoa học, người ta cũng cần đánh giá phần đóng góp đích thực của tác giả và từ phần kế thừa của đồng nghiệp để phát triển hướng nghiên cứu của bản thân mình.

Đánh giá hiệu quả nghiên cứu cũng là công việc luôn đi kèm với việc đánh giá kết quả nghiên cứu. Đánh giá hiệu quả nghiên cứu là xem xét mối tương quan giữa các nguồn lực ở đầu vào và giá trị khoa học thu được ở đầu ra. Với một nguồn lực xác định ở đầu vào, người ta mong muốn thu được kết quả tối đa ở đầu ra. Đánh giá hiệu quả khoa học là một công việc khó khăn, bởi vì các sản phẩm của nghiên cứu khoa học và tác động của nó đến xã hội không thể tính toán đơn giản bằng tiền.

Tuy đánh giá khoa học là việc khó, trong khi những cơ sở phương pháp luận về đánh giá lại đang còn rất mỏng, nhưng công việc đánh giá cũng vẫn phải làm. Chính từ những việc làm đó mà tác giả rút ra được những bài học về mặt phương pháp luận.
Tài liệu này được chuẩn bị trước hết để phục vụ cho việc hình thành cơ sở phương pháp luận của đánh giá nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng có thể được sử dụng trong các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về nghiên cứu khoa học và quản lý khoa học.

Mục lục:

Mở đầu

Đặt vấn đề

Đối tượng đánh giá

Một số khái niệm được sử dụng trong tài liệu

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động khoa học

Đặt vấn đề

Hoạt động khoa học và công nghệ

Khái niệm "nghiên cứu khoa học"

Kết quả nghiên cứu khoa học

Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá hoạt động khoa học

Dẫn nhập

Một số tác giả bàn về đánh giá

Kinh nghiệm đánh giá của một số nước trên thế giới

Kết quả nghiên cứu tại Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ

Chương 3: Đại cương về phương pháp đánh giá hoạt động khoa học

Khái niệm

Các quan điểm cơ bản trong đánh giá

Phương pháp đánh giá

Tổ chức đánh giá

Chương 4: Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

Khái niệm "Kết quả nghiên cứu"

Đánh giá kết quả nghiên cứu

Các phương pháp tiếp cận đánh giá kết quả

Chương 5: Đánh giá hiệu quả của nghiên cứu khoa học

Khái niệm hiệu quả và đánh giá hiệu quả

Đánh giá hiệu quả

Các hướng tiếp cận đánh giá hiệu quả

Chỉ báo đánh giá hiệu quả

Chương 6: Đánh giá các yếu tố đầu vào của hoạt động khoa học

Mục đích của đánh giá đầu vào

Các yếu tố đầu vào của nghiên cứu khoa học

Chỉ tiêu đánh giá đầu vào

Chương 7: Đánh giá các yếu tố đầu ra của hoạt động khoa học

Khái niệm "đầu ra" của nghiên cứu khoa học

Mục đích đánh giá đầu ra

Các yếu tố đầu ra của nghiên cứu khoa học

Chỉ tiêu đánh giá đầu ra

Phương pháp đánh giá đầu ra

Tổ chức đánh giá đầu ra

Chương 8: Đánh giá tác động của môi trường tới hoạt động khoa học

Mục đích của đánh giá tác động môi trường

Môi trường nghiên cứu khoa học

Đánh giá tác động của môi trường

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Mời bạn đón đọc.