Đánh giá thương mại điện tử việt năm 2024

2023-10-30T08:32:14+07:00 2023-10-30T08:32:14+07:00 //binhphuoc.gov.vn/vi/sct/tin-tuc/diem-sang-thuong-mai-dien-tu-gan-voi-chuyen-doi-so-103.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Bộ Công Thương đã phát huy vai trò cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT

Tại Việt Nam, thương mại điện tử [TMĐT] đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2022, theo điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương, doanh thu TMĐT bán lẻ tại Việt Nam ước tính cả năm tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Dự báo trong giai đoạn 2022 - 2025, kinh tế Internet Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu khu vực đạt khoảng 31%/năm. Có thể khẳng định, thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua đã tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD, thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD [đạt 10,8 tỷ USD]. Doanh thu tiếp tục tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020. Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ [B2C] năm 2022 đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Ước tính, với doanh thu 20,5 tỷ USD trong năm 2023, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C chiếm khoảng 7,8- 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Theo thống kê, các loại hàng hóa, dịch vụ thường được người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm [76%]; thiết bị đồ dùng gia đình [67%]; đồ công nghệ và điện tử [61%]; sách, hoa, quà tặng [53%]; xem phim trực tuyến [35%] và thực phẩm [32%]… Cụ thể, quy mô nền kinh tế Internet của Việt Nam năm 2022 đạt 23 tỷ USD và dự báo năm 2025 sẽ đạt 49 tỷ USD. Doanh thu bán lẻ hàng hóa trực tyến của Việt Nam năm 2022 đạt 14 tỷ USD nhưng con số này sẽ tăng lên 32 tỷ USD vào năm 2025. Theo Ths. Nguyễn Bình Minh - Giảng viên chính Bộ môn Thương mại Điện tử, Đại học Thương mại cho rằng, tăng trưởng của TMĐT trong những năm qua cho thấy xu hướng tiêu dùng đã có sự thay đổi, khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin của người tiêu dùng ngày càng cao hơn. Đặc biệt, nhìn ở góc độ tổng thể, ông Nguyễn Bình Minh nhận định, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Trong khuôn khổ Tuần lễ TMĐT quốc gia năm nay, ngày 1/12, Cục TMĐT và Kinh tế số [Bộ Công Thương] sẽ tổ chức Hội nghị Phát triển TMĐT Việt Nam với chủ đề: Phát triển TMĐT bền vững. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải dự và phát biểu tại hội nghị.

Dự kiến quy mô thị trường sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, TMĐT Việt Nam đang trải qua giai đoạn 10 năm phát triển rực rỡ. Từ những ngày khái niệm "TMĐT" còn khá xa lạ với người tiêu dùng; giao diện, hiển thị sản phẩm, dịch vụ, gian hàng còn đơn giản; số lượng nhà bán hàng ứng dụng TMĐT chưa đa dạng và tốn nhiều công sức để có những đơn hàng đầu tiên, đến nay, TMĐT Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16-30%/năm và dự kiến quy mô thị trường sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023 này.

Thị trường TMĐT tại Việt Nam đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ thứ cấp cho thị trường bao gồm: dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch TMĐT, các dịch vụ marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, dịch vụ chuyển phát... Sự kết nối và chia sẻ của các hệ thống cung ứng dịch vụ này ngày càng giúp tối ưu quy trình liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh những kết quả tích cực, TMĐT cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics TMĐT còn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường; niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến...

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, 10 năm qua, Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Online Friday nhằm đồng hành cùng thị trường TMĐT Việt Nam, từng bước giải quyết các khó khăn, thách thức trong TMĐT. Trong giai đoạn tiếp theo, Chương trình Online Friday thực hiện sứ mệnh giúp thị trường TMĐT Việt Nam phát triển bền vững, tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các chủ thể trong hoạt động TMĐT.

Phát triển bền vững thương mại điện tử

Bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục TMĐT và kinh tế số [Bộ Công Thương] cho rằng, phát triển bền vững trong TMĐT, giống như các lĩnh vực khác, cần phải đảm bảo các yếu tố: Tăng trưởng tích cực, ổn định; Cân bằng, hài hòa lợi ích các Bên liên quan; Phát triển xanh; Niềm tin; Nguồn nhân lực.

Theo bà Oanh, thị trường TMĐT Việt Nam đang được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nằm trong nhóm Top 10 trên toàn thế giới và dự đoán tiếp tục thăng hạng trong 2 năm tới. Như vậy, yếu tố tăng trưởng ổn định, tích cực có thể nói là điểm sáng của TMĐT Việt Nam. Để duy trì điểm sáng này, cần tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý; doanh nghiệp cần chung tay với cơ quan quản lý nhà nước từng bước ứng dụng TMĐT, sử dụng lợi thế của TMĐT để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Về sự cân bằng và hài hòa, cần đảm bảo hài hòa lợi ích các bên liên quan từ doanh nghiệp sản xuất, nền tảng TMĐT, đơn vị dịch vụ chuyển phát, thanh toán, người tiêu dùng…. Đồng thời, thu hẹp dần khoảng cách, tiến tới cân bằng sự phát triển TMĐT giữa các vùng miền cũng đảm bảo liên kết vùng trong phát triển TMĐT. Phát triển chuỗi liên kết và cung ứng trong vùng sẽ tạo ra được sức mạnh tổng thể cho sản phẩm địa phương có đủ sức cạnh tranh khi tham gia vào thị trường TMĐT.

Bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục TMĐT và kinh tế số chia sẻ tại hội nghị.

TMĐT cũng là lĩnh vực có thể đóng góp nhiều vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rác thải độc hại cho môi trường. Với việc tối ưu hoá quy trình kinh doanh, quy trình giao vận, TMĐT sẽ giảm một lượng lớn khí thải phương tiện ra môi trường, đồng thời tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ hao phí. Cùng với người tiêu dùng, các sàn TMĐT, các nền tảng số có thể khuyến khích các sản phẩm xanh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường...

Từ phía Bộ Công Thương, Cục TMĐT và Kinh tế số đã đưa ra một mô hình định hướng phát triển Hệ sinh thái số để phát triển TMĐT bền vững trên cơ sở bao hàm từ các hoạt động chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số đến các nhóm giải pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các chủ thể tham gia giao dịch TMĐT.

Tại phiên Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp hệ sinh thái số tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT tại Việt Nam, ông Nguyễn Lâm Thanh - Đại diện TikTok Việt Nam chia sẻ, TMĐT Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới, tập trung vào mục tiêu bền vững dựa trên sự kết hợp giữa thị trường và công nghệ.

Tận dụng lợi thế sẵn có về cộng đồng người dùng cùng trọn bộ giải pháp hỗ trợ bán hàng hiệu quả, TikTok sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà bán hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam đạt được doanh thu tích cực trên nền tảng. TikTok cũng hướng đến trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí liền mạch, sáng tạo và an toàn cho người dùng.

Tại hội nghị, đại diện Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đã thông tin chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến. Cơ quan quản lý địa phương, các ngân hàng, các tổ chức thanh toán, các sàn TMĐT, doanh nghiệp chuyển phát và hiệp hội TMĐT cũng đã chia sẻ thực trạng những khó khăn, thách thức khi hoạt động trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam và có những giải pháp, đề xuất để phát triển bền vững thị trường này.

Lế lý kết hợp tác, tham gia hệ sinh thái số, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giữa các cơ quan quản lý, sàn TMĐT, trung gian thanh toán, ngân hàng.

Những chia sẻ, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp sẽ giúp cơ quan quản lý tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý và chính sách hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến. Từ đó, có thể tham mưu với lãnh đạo Chính phủ các định hướng, kế hoạch phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển TMĐT, tiếp tục đưa TMĐT đóng vai trò chủ đạo đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế số.

Trong khuôn khổ hội nghị cũng đã diễn ra lễ ký kết hợp tác, tham gia hệ sinh thái số, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giữa các cơ quan quản lý, sàn TMĐT, trung gian thanh toán, ngân hàng.

Chủ Đề