Đánh giá tu thu lanh dao năm 2024

Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc đòi hỏi mỗi người phải tự tu dưỡng kiến thức cũng như tố chất cần thiết. Từ ngàn xưa, người phương Đông luôn quan niệm rằng: người lãnh đạo nhất thiết phải hội tụ đủ thuật lãnh đạo, thuật quản trị, thuật dụng ngôn và thuật xử thế. Đây chính là cơ sở để tác giả Hòa Nhân cho ra mắt bộ sách hay nổi tiếng "Tứ thư lãnh đạo". Từ khi ra mắt, nó đã nằm trong những tựa sách nhà lãnh đạo không thể bỏ qua.

"Thuật xử thế" là một tập của bộ sách "Tứ thư lãnh đạo". Tác phẩm này của Hòa Nhân có văn phong giản dị nhưng sâu sắc, chứa đựng nhiều tinh túy.

Xử thế là là tố chất đòi hỏi mọi người lãnh đạo cần phải có. Theo Adams.J - nhà xã hội học nổi tiếng của Mỹ thì: "Giao thiệp giống như một sức hấp dẫn tiềm ẩn trong tố chất căn bản của mỗi con người, nó có thể thổi luồng gió đầy sức sống vào những việc cứng nhắc khô khan, có thể làm cho những sự việc rối rắm trở nên thông suốt, rõ ràng. Quan trọng hơn nó có thể đưa một người không nhiều năng lực lên đỉnh cao của công danh sự nghiệp". Ngày nay, con người sở dĩ phải học cách giao thiệp, là bởi chúng ta đã có sẵn những điều kiện có lợi: vận may tốt nhất, tham vọng mãnh liệt nhất, cơ hội thể hiện nhiều nhất.

"Tứ thư lãnh đạo - Thuật xử thế" của Hòa Nhân xứng đáng là cuốn cẩm nang của CEO trong mọi lĩnh vực. Độc giả sẽ có được những gợi ý cho cách kết nối giữa người với người đạt hiệu quả cao trong công việc. "Thuật" ở đây nghĩa là những kỹ xảo, kỹ năng mà chúng ta phải thành thạo, nhuần nhuyễn để có thể áp dụng vào mọi tình huống. Sách gồm các bài học về ứng xử, phục trang, nghi lễ, cách giao tiếp và cách ứng xử với các cấp. Những kiến thức, kinh nghiệm trong sách vô cùng thực tế và cần thiết.

ĐẶT SÁCH NGAY

Trong tựa sách hay dành cho lãnh này, tác giả nhấn mạnh vai trò của giao tiếp. Mọi mối quan hệ giao tiếp đều không phải là mù quáng. Trong quá trình giao tiếp đó, bạn phải tìm ra và nắm bắt được những điều kiện và nhân tố của thành công. Do vậy, người lãnh đạo thành công là người luôn tìm kiếm cơ hội trong các mối quan hệ quanh mình. Bên cạnh đó, cho dù quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, người lãnh đạo đều phải bỏ ra nhiều công sức cho việc xử lý tốt các mối quan hệ với cộng đồng.

Dù có đang là lãnh đạo hay không, miễn là bạn đang khao khát thực hiện ước mơ sự nghiệp của mình, "Tứ thư lãnh đạo - Thuật xử thế" là một trong những cuốn sách nên đọc để xây dựng một con đường sự nghiệp suôn sẻ, tránh được những vấp váp, trắc trở và gặt hái thành công. Khi đọc sách, bạn hãy nghiền ngẫm và khéo vận dụng những kinh nghiệm, lời khuyên mà tác giả đã đưa ra.

Mời bạn đọc đặt mua sách "Tứ thư lãnh đạo - Thuật xử thế" của tác giả Hòa Nhân tại nhà sách trực tuyến Kala ở LINK NÀY.

Thông tin chung về cuốn sách

  • Tên sách: Tứ thư lãnh đạo - Thuật xử thế
  • Tác giả: Hòa Nhân
  • Thể loại: Sách tư duy - lãnh đạo
  • Kích thước: 15.5 x 24 cm
  • Loại bìa: Bìa cứng
  • Số trang: 420

Nhà sách online Kala chính là một trạm đọc, một tiệm sách với những tựa sách hay nhất ở đa dạng các thể loại như sách tiểu thuyết, sách văn học, sách kinh tế, sách chính trị, sách phát triển bản thân, sách thiếu nhi, sách người lớn, sách tuổi mới lớn, sách manga, truyện tranh, trinh thám, sách kiến trúc, sách công cụ, sách kỹ năng, sách phong cách sống, sách nói, sách điện tử, sách tâm lý, sách khoa học, sách kỹ thuật - công nghệ, sách ẩm thực, sách thể thao, sách nông nghiệp, sách du lịch, sách văn hóa , sách lịch sử, sách kiến thức, sách bách khoa, truyện cổ tích, ngụ ngôn, .... Cá nhân bạn có tự tin vào tố chất lãnh đạo trong con người mình? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự ảnh hưởng tuyệt vời về khả năng chỉ huy người khác để phấn đấu qua bộ sách Tứ thư lãnh đạo. Bộ sách do Thaihabooks phát hành nhân dịp sinh nhật lần thứ 7 [22/06/2007 – 22/06/2014]. Đây là bộ cẩm nang dành cho những nhà lãnh đạo, quản lí và dành cho những ai muốn trở thành lãnh đạo.

Bộ sách được chia thành 4 tập, bao gồm thuật lãnh đạo, thuật quản trị, thuật dụng ngôn và thuật xử thế. Bộ sách được Thaihabooks – đơn vị duy nhất mua bản quyền xuất bản tại thời điểm hiện nay.

Đọc “Thuật lãnh đạo”, bạn sẽ thấy, với bất kỳ một nhà lãnh đạo kiệt xuất nào trên thế giới cũng từng phải đối mặt với những thách thức của thời gian, từng phải ra những nước cờ quyết định trước khi giành được chiến thắng cuối cùng. Lãnh đạo không nhất thiết phải là người học rộng, nhưng nhất thiết phải là người có năng lực. Là người của công chúng, họ luôn luôn bận rộn. Họ phải cung kính lắng nghe, biết lựa lời cấp trên; phải nghiêm khắc mà độ lượng, ân cần niềm nở với cấp dưới; phải động viên tinh thần cộng sự để cùng đoàn kết một lòng; phải biết tùy cơ ứng biến, nhanh nhạy khôn khéo với đối phương; phải biết tranh thủ những người ủng hộ; phải biết đặt mình vào vị trí của những người phản đối mình để tìm cách thu phục họ…

Tiếp đến là “Thuật Quản trị”, nội dung của Thuật quản trị sẽ giúp bạn có con mắt tinh đời để biết cách nhìn người. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết người tốt kẻ xấu? Điều kiện tiên quyết nằm ở việc bạn phải công bằng, chính trực, vô tư, không thiên vị…

Người lãnh đạo phải đối diện với một tập thể được cấu thành từ những nhân viên quảy lý cấp trung và nhân viên bình thường. Mục tiêu của tập thể là duy trì sự thống nhất nội bộ và tiếp tục phát triển. Để thực hiện mục tiêu chung đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nhận biết và khai thác được năng lực tiềm ẩn của nhân viên, phát huy mặt mạnh của mỗi người, phân công công việc hợp lý, biết tuyển dụng và giữ chân nhân tài… Tuy nhiên, để có thể rèn luyện được năng lực quản lý hiệu quả, cần dựa vào tư tưởng quản lý trong sách vở kết hợp với thực tiễn của bản thân, bước dần tường bước, tích tiểu thành đại, thì không có gì là không thể đạt được.

Việc quản lý của người lãnh đạo có nhiều tầng bậc khác nhau, bậc đầu tiên là xây dựng chế độ quản lý để mọi người đều phải tuân theo; bậc tiếp theo là việc dù lớn hay nhỏ, ai nấy cũng đều phải chăm chỉ cần cù; bậc cao hơn nữa là tạo dựng uy quyền, mệnh lệnh đưa ra buộc phải chấp hành; tiếp nữa là làm gương cho cấp dưới làm mọi người đồng tâm nhất trí; cuối cùng là quản lý người theo ý mình nhưng dưới hình thức quản mà như không quản. Cũng giống như một nước đi đúng đắn cứu sống cả ván cờ, một câu nói ấm áp đổi lại sự trung thành, một đôi mắt tinh tường khiến nhân tài kéo về tề tựu, triết lý này tưởng chừng như vô hình nhưng thực ra lại chính là con đường để đi đến thành công trong quản lý con người.

Với “Thuật Dụng ngôn”, sẽ giúp bạn hoàn thiện khả năng nói chuyện hấp dẫn, đi vào lòng người; Hẳn bạn cũng nhận thức được rằng khả năng ăn nói trở thành công cụ liên kết quan trọng thứ ba đứng liền sau công cụ giao thông và công cụ thông tin, liên lạc. Khả năng ăn nói là một chiếc chìa khóa vàng giúp mở rộng cánh cửa hướng tới thành công, mặt khác cũng có thể là một bảo bối giúp giành chiến thắng trong những cuộc tranh đấu quyết liệt. Chính vì vậy, nhiều người coi máy tính, đô la và miệng lưỡi chính là “Ba loại vũ khí chiến lược” của thế kỉ hai mươi mốt. Một người lãnh đạo không hoàn toàn làm chủ ngôn ngữ thì chắc chắn không thể lãnh đạo người khác tốt được.

Tài ăn nói đích thực, chính là việc bạn có thể thiết lập cơ sở thành công khi diễn đạt một cách độc lập, có thể tạo cơ hội thành công khi đối đáp một cách tự nhiên, thoải mái. Trên thương trường đầy sóng gió, vẫn có rất nhiều người như cá gặp nước, họ ăn nói hùng hồn, giọng nói sang sảng, dù có đối mặt với khó khăn cũng có thể biến nó thành việc tốt; họ chào đón đối thủ bằng những nụ cười, khéo léo hành động, chỉ cần trong một phút chốc ngắn ngủi có thể quyết định thành bại được mất; họ luôn nổi bật giữa đám đông, nói năng mạnh mẽ, có khí phách, dù là khi nào chỉ cần nhất hô bách ứng, luôn có rất nhiều người ủng hộ, một khi đã phát ngôn thì trên dưới đều như một, từ đó tung hoành ngang dọc không gặp trở ngại gì. Đồng thời, chúng ta có thể thấy rất nhiều người mất đi những cơ hội tốt chỉ vì khả năng diễn đạt không tốt, mọi nỗ lực phấn đấu đều không đi đến được kết quả cuối cùng, nếu không phải do không dám nói ra ý kiến của mình thì cũng là như bị người khác dắt mũi đi vậy. Đối với những bạn mà bị người khác “dắt mũi đi” như trên, tôi muốn nói với bạn rằng: Tài ăn nói không phải một thứ trời sinh, chỉ cần bạn nghe nhiều, nói nhiều, chăm chỉ luyện tập, dần dần chắc chắn sẽ có thể “nói đâu trúng đó”, như là “Ngọc quý từ đá mà ra, Mai vàng chỉ nở khi qua đông lạnh”. Tài ăn nói của một người lãnh đạo là tiêu chuẩn cơ bản nhất, trực tiếp nhất mà người khác nghĩ đến khi đánh giá năng lực và tố chất của người lãnh đạo đó, nó cũng thể hiện khả năng giao tiếp, phong thái khi nói chuyện của một người nào đó. Một người lãnh đạo không thể tách rời khả năng ăn nói; khi nói gặp một người bạn mới quen cần có tài ăn nói xã giao; khi giáp mặt với đối thủ rất cần tài hùng biện sắc sảo; khi hợp tác tất phải cần đến thương lượng đàm phán; khi khích lệ cấp dưới cần phải biết cách cổ vũ, động viên. Một người lãnh đạo khi chủ trì cuộc họp, một lời nói dứt khoát trong chốc lát có thể dẹp yên lòng người, tuy vậy khi ở nơi công cộng lại nhất mực khiêm tốn, không một câu to tiếng. Tài ăn nói có thể coi là loại “vũ khí” duy nhất bách chiến bách thắng, vì vậy, việc rèn luyện khả năng ăn nói là một việc cực cần thiết đối với mọi người lãnh đạo.

Cuối cùng là “Thuật xử thế” – đó chính là nhịp cầu kết nối giữa người với người. Bởi nói như Adams.J, nhà xã hội học nổi tiếng của Mỹ :“Giao thiệp giống như một sức hấp dẫn tiềm ẩn trong tố chất căn bản của mỗi con người, nó có thể thổi luồng gió đầy sức sống vào những sự việc cứng nhắc khô khan, có thể làm cho những sự việc rối rắm lộn xộn trở nên thông suốt rõ ràng, quan trọng hơn nó có thể đưa một người không nhiều năng lực lên đỉnh cao của công danh sự nghiệp. Giả dụ đời người như một đỉnh núi tuyết, thì giao thiệp như cây đục băng giúp bạn trèo được lên đỉnh núi; giả dụ đời người là biển cả, thì giao thiệp chính là con tàu chở bạn trên hành trình chinh phục biển khơi; giả dụ đời người là một cuốn sách dày, thì giao thiệp chính là mật mã ghi lại thành công của bạn. Ngày nay, con người sở dĩ phải học cách giao thiệp, là bởi chúng ta đã có sẵn những điều kiện có lợi sau: một là vận may tốt nhất; hai là tham vọng mãnh liệt nhất; ba là cơ hội thể hiện nhiều nhất. Vì vậy, từ chính rất nhiều ví dụ thực tế thành công xung quanh tôi, tôi có thể đưa cho bạn đọc một lời khuyên là ‘khả năng giao thiệp là phép màu giúp con người bước lên nấc thang của thành công, nó có thể khiến cho sức hấp dẫn của bạn lan tỏa vô tận và giá trị của bạn được nâng lên một cách đáng kinh ngạc’ ”.

Có thể nói rằng, tất cả những điều đó đều là sự thể hiện của tố chất lãnh đạo. Lãnh đạo là người đi đầu trong một tập thể. Vị trí đặc biệt đó quyết định nên tố chất tổng hợp mà họ cần phải có. Tố chất đó là sự tổng hòa của nhiều mặt như hành vi, trí tuệ, tình cảm, thái độ. Một nhà lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải là một nhà diễn thuyết, bởi vì một nhà diễn thuyết đại tài chưa chắc đã có khả năng “điều binh khiển tướng”. Chúng ta thường thấy rằng, ngay khi đã xác định được phương hướng và mục tiêu, một nhà lãnh đạo kiệt xuất ngay lập tức sẽ hành động với quyết tâm cao nhất. Họ sẽ tự mình làm gương, làm việc nghiêm túc. Khi gặp khó khăn, họ bình tĩnh ứng phó; khi ra quyết sách họ tỏ ra thông minh quyết đoán, lời nói rất có trọng lượng; khi thời cơ đến, họ biết nắm bắt kịp thời. Ngược lại, cũng có những người do không hội đủ những tố chất của một nhà lãnh đạo nên đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Bồi dưỡng tố chất lãnh đạo không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều, mà cần phải có sự tích lũy qua thời gian. Người lãnh đạo phải không ngừng học tập để nâng cao năng lực và rèn luyện tố chất của mình. Công việc tuyên truyền cổ động, ra mệnh lệnh cho cấp dưới thường ngày, hay việc đàm phán thương thuyết trong quan hệ với đối tác, những buổi tiếp đón đều là cơ hội tốt để rèn luyện bản thân. Rèn luyện kỹ năng một cách đúng đắn là chúng ta đã thành công được một nửa. Một nửa còn lại chính là việc chúng ta áp dụng được vào thực tiễn những gì mình đã học.

Chủ Đề