Danh sách các đặc khu kinh tế của việt nam

Kể từ khi thực hiện đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới, kinh tế xã hội của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực đáng kể nhưng nguồn lực và tiềm năng của đất nước còn có thể vươn xa hơn. Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhiều quốc gia đã và đang phát triển đặt ra bài toán để vượt lên hay thích ứng. Một số nước đã thấy được vai trò của kinh tế số hóa, kinh tế tri thức nên tập trung đầu tư. 

Nắm bắt được xu hướng trên, dường như là lý do chính để lập kế hoạch thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) là tạo nên một nơi có thể thực nghiệm mô hình phát triển mới, cả về kinh tế lẫn tổ chức quản lý hành chính tương ứng.

Danh sách các đặc khu kinh tế của việt nam
Hình ảnh đặc khi kinh tế Việt Nam hiện nay

Dự thảo luật đặc khu kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam chủ trì xây dựng (gọi tắt là Dự thảo Luật Đặc Khu.  Luật Đặc khu đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ học thứ 4 (tháng 10/2017), được tiếp thu chỉnh lí và trình tiếp vào kì họp thứ 5. Cụ thể, Ngày 9 tháng 6 năm 2018, Chính phủ Việt Nam thông báo đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam lùi việc thông qua Dự án Luật Đặc khu sang kì họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 (tháng 10.2018) để có thêm thời gian nghiên cứu.

Ngày 11 tháng 6 năm 2018, Quốc hội cho ý kiến về việc rút nội dung biểu quyết thông qua Dự án Luật Đặc khu, kết quả biểu quyết 423 đại biểu tán thành rút trong tổng số 432 đại biểu tham gia biểu quyết (tổng số đại biểu Quốc hội là 487, 55 đại biểu không tham gia biểu quyết) chiếm tỉ lệ 87.45%.

Đặc khu kinh tế (special economic zone - SEZ) là các khu kinh tế được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt. Thông thường, những quy định này có xu hướng nghiêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hoạt động kinh doanh trong một SEZ cũng có nghĩa công ty đó sẽ nhận được các ưu đãi về thuế, nhập khẩu, thủ tục hải quan và nhiều quy định kiểm soát khác.

Trong một khu kinh tế tự do có thể gồm nhiều khu chức năng như khu vực phi thuế quan (khu vực bảo thuế), khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ, v.v..

Danh sách các đặc khu kinh tế của việt nam

- Đối với cơ sở hạ tầng, có hơn 1.5 triệu tỉ đầu tư vào các dự án cảng biển, sân bay, đường cao tốc, hệ thống giao thông ở những vùng này nói chung và các khu lân cận nói riêng sẽ được hiện đại hóa, mở thêm đường giao thông với quốc tế. - Việt Nam đang qui hoạch 3 đặc khu: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Ngoài những dự án khổng lồ về cơ sở hạ tầng là những dự án BĐS cao cấp, khu đô thị, resort, casino và trong giai đoạn 2026 – 2030 sẽ là những dự án của công nghệ cao. - Bên cạnh đó, ưu đãi về thuế, quyền sử dụng, lao động tại đặc khu. Với chính sách ưu đãi cực tốt, nguồn lực, nguồn vốn đầu tư sẽ được đổ về đặc khu. Đặc biệt là các doanh nghiệp - nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước sẽ làm cho nhu cầu sử dụng bất động sản lớn, giá trị bất động sản tăng cao.

Để thu hút các nguồn lực vốn đầu tư trong nước và quốc tế, các đặc khu kinh tế thường áp dụng các biện pháp khuyến khích đặc biệt như:

  • Xây dựng môi trường kinh doanh lý tưởng, tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư chẳng hạn như miễn giảm thuế, giảm tải quy chế, thiết lập chính sách linh hoạt về lao động. Ví dụ như dự thảo luật cũng đưa ra thời hạn ưu đãi thuê đất tại các đặc khu kinh tế là 99 năm, thay vì 70 năm như hiện nay hay miễn thu thuế từ 5-10 năm và giảm tới 50% thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài. Mức thuế suất và thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất là 10 % (so với mức phổ thông là 20 %).
  • Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, thiết lập môi trường và điều kiện sống lý tưởng cho những người công tác trong khu kinh tế này ví dụ như đầu tư nâng cấp các dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế hiện đại, khu vui chơi giải trí hiện đại và sang trọng.
  • Sở hữu vị trí địa lý chiến lược thường gắn liền với cảng biển, cảng hàng không quốc tế…
  • Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt khác
Ngoài việc thu hút đầu tư, việc xây dựng đặc khu kinh tế là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế tại một số địa phương có tốc độ phát triển kém hơn trong quốc gia.

Danh sách các đặc khu kinh tế của việt nam
Lợi ích về thuế của đặc khi kinh tế Việt Nam hiện nay

Nội dung Đặc khu kinh tế hiện nay Khu kinh tế & Công nghiệp
Chức năng Đa dạng Sản xuất – Chế biến
Thời gian thuê đất Tối đa 99 năm Tối đa 50 năm
Thuế thu nhập cá nhân     Được Miễn thuế TNCN trong 5 năm.
Được giảm 50% thuế TNCN trong các năm tiếp theo
Theo luật định hiện hành
Thuế thu nhập doanh nghiệp     10% trong 30 năm 20% ( theo chính sách của từng địa phương)
Tổ chức chính quyền     Không có hội đồng Nhân dân
Trưởng đặc khu do thủ tướng bổ nhiệm
Ban quản lý do UBND thành phố bổ nhiệm
Casino Người Việt vào chơi Casino Người Việt chỉ chơi casino với các điều kiện trong thời gian thí điểm 3 năm
Sở hữu nhà với người nước ngoài     Tự do mua bán nhà (với người có thời gian lao động trên 3 tháng) Thời hạn vĩnh viễn (nhà ở biệt thự)

99 năm với chung cư

Tối đa 50 năm
Ba đặc khu kinh tế của Việt Nam bao gồm Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh (Bắc phần), Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa (Trung phần) và Phú Quốc thuộc Kiên Giang (Nam phần) có kinh phí đầu tư dự trù là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030).

Nếu Vân Đồn có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ, thì Phú Quốc có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương, trong khi Vân Phong có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ Miền Trung nhìn ra Biển Đông. 

Danh sách các đặc khu kinh tế của việt nam
Ba đặc khi kinh tế Việt Nam hiện nay

Loại hình Vân Đồn Bắc Vân Phong Phú Quốc
Diện tích (Ha) 55. 133 - 162.000 19. 000 - 47. 000 58. 927
Vốn đầu tư (Tỷ đồng) 540. 000 400. 000 900. 000
Ngành nghề kinh doanh
  • Công nghệ cao
  • Công nghiệp hỗ trợ
  • Du lịch
  • Sân bay, cảng biển
  • Công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí
  • Cảng biển
  • Du lịch, khách sạn
  • Trung tâm thương mại - tài chính
  • Du lịch, khách sạn
  • Thương mại, quản lý tài sản
  • Hội nghị, triển lãm
  • Y tế, giao dục, nghiên cứu
Đóng góp thuế phí & nguồn thu từ đất (Tỷ USD) 1.9 -2.1 1.2 - 1 3.3
Thu nhập bình quân đầu người (Nghìn USD)
  • Năm 2020:5
  • Năm 2030: 12.5
  • Năm 2020: 4
  • Năm 2030: 9.5
  • Năm 2020: 5.3
  • Năm 2030: 13
Việc làm năm 2030 (Người) 132. 000 65. 000 57.600
Dù vậy, SEZ không phải lúc nào cũng mang lại tác động tích cực. Ưu đãi để thu hút nhà đầu tư cũng đồng nghĩa chính quyền phải chấp nhận thất thu thuế, ít nhất là trong ngắn hạn. Các khu vực này cũng đang ngày càng trở thành thiên đường rửa tiền. Bên cạnh đó, ưu đãi tài chính không phải biện pháp có thể duy trì sự hấp dẫn lâu dài. Để phát triển đặc khu theo hướng tri thức và bền vững, nguồn lực con người là điều quan trọng. Bên cạnh lực lượng lao động có khả năng thích ứng với nền kinh tế tri thức ở trong nước, Việt Nam còn có lượng trí thức đang sống, làm việc, học tập ở các nước phát triển. Trong các mạng lưới này, còn có thể tính đến đồng nghiệp, cơ quan, tập đoàn có uy tín lớn trên thế giới, nơi mà những người này công tác hay có mối liên hệ. Một nguồn lực khác cũng không kém phần quan trọng là lãnh đạo đặc khu.

Khi xây dựng được một đặc khu có hạ tầng cơ sở tốt, thân thiện môi trường, hướng đến phát triển bền vững và kinh tế tri thức, thì việc thu hút lao động chất lượng cao trong nước, quốc tế, những người gốc Việt trở về là điều khả thi.

Bạn đang theo dõi bài viết dự án đặc khu kinh tế của Việt Nam hiện nay của đội ngũ Invert tổng hợp. Để biết thêm thông tin dự án khác của Invert, bạn có thể tham khảo tại đây

Theo thông tin từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư thì tính đến thời điểm này Việt Nam có 18 khu kinh tế đã được thành lập và quy hoạch. Tổng diện tích mặt đất và mặt biển là 730.550ha chiếm 2% diện tích cả nước. Dưới đây là danh sách 18 đặc khu kinh tế của Việt Nam

18 khu kinh tế của Việt Nam

Tính đến năm 2012, Việt Nam có 15 khu kinh tế được quy hoạch thành lập khu kinh tế và được hưởng những ưu đãi dành cho khu kinh tế. Những khu kinh tế đó là :

Danh sách các đặc khu kinh tế của việt nam

Danh sách 15 khu kinh tế của Việt Nam tính đến tháng 12/2012

Trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung thêm 3 khu kinh tế ven biển đó là :

  • Khu kinh tế Đông Nam (Quảng Trị) thành lập 27/2/2010 diện tích 23.460ha
  • Khu kinh tế ven biển Thái Bình thành lập 9/2/2011 diện tích 30.583ha
  • Khu kinh tế Ninh Cơ ( Nam Định ) thành lập 25/2/2011 diện tích 13.950ha

Trong 18 khu kinh tế của Việt Nam thì hiện tại chính phủ Việt Nam đang quy hoạch Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong trở thành 3 đặc khu kinh tế của Việt Nam với những chính sách ưu đãi đặc biệt.