Danh sách - Sở báo danh thi tuyển sinh lớp 10 2022 Đà Nẵng


Page 2


Page 3


Page 4


Page 5


Page 6


Page 7

Được phép mang gì vào phòng thi tốt nghiệp THPT?

Danh sách - Sở báo danh thi tuyển sinh lớp 10 2022 Đà Nẵng
Băn khoăn về ĐKDT vào trường CĐ không tổ chức thi? Vật dụng được phép và không được phép mang vào phòng thi ở kì thi tốt nghiệp THPT? Khi đi điều chỉnh hồ sơ thì cần mang theo giấy tờ gì?...

Các vật dụng được phép mang và không được phép mang vào phòng thi ở kì thi tốt nghiệp THPT năm 2009? () Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2009, thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi bao gồm: - Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử;- Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ;- Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.Thí sinh không được phép mang theo tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi hoặc các phương tiện thu phát thông tin vào phòng thi. Nếu vi phạm thì dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.

Đối tượng miễn thi tốt nghiệp? Nếu em được miễn thi thì có được phép dự thi để cải thiện bằng tốt nghiệp không? ()

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, đối tượng miễn thi tốt nghiệp THPT bao gồm: - Người học lớp 12 được Bộ Giáo dục và Đào tạo triệu tập tham gia thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, khu vực các môn văn hoá;- Người học lớp 12 được tuyển chọn tham gia các cuộc thi quốc tế hoặc khu vực về thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ;- Người học khiếm thịĐể được miễn thi tốt nghiệp thì các đối tượng này ngoài việc không được nghỉ học vượt quá số ngày quy định thì còn phải thoải mãn các điều kiện sau: Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12; Xếp loại cả năm lớp 12: hạnh kiểm loại tốt, học lực từ loại khá trở lên (đối với đối tượng được triệu tập tham gia thi chọn đội tuyển quốc gia) hoặc từ trung bình trở lên (đối với đối tượng được tuyển chọn tham gia các cuộc thi quốc tế hoặc khu vực về thể dục thể thao, văn hoá nghệ thuật);Có tên trong danh sách miễn thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc có công văn đề nghị miễn thi và xác nhận tham dự tập huấn và dự thi đúng quy định của cơ quan tuyển chọn gửi đến sở giáo dục và đào tạo trước ngày thi tốt nghiệp.Riêng đối đối với người học khiếm thị: thì phải học hết chương trình trung học phổ thông; đủ diều kiện dự thi theo quy chế; Được các cơ sở y tế và trường phổ thông nơi học tập xác nhận tình trạng khiếm thị.Người học thuộc diện miễn thi được công nhận tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp theo các tiêu chuẩn dưới đây:Loại giỏi: Năm học lớp 12 được xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt; Được tính tương đương với tốt nghiệp loại giỏi có điểm xếp loại tốt nghiệp là 9,0 điểm.Loại khá: Năm học lớp 12 được xếp loại học lực và hạnh kiểm đều từ loại khá trở lên; Được tính tương đương với tốt nghiệp loại khá có điểm xếp loại tốt nghiệp là 7,0 điểm.Loại trung bình: các trường hợp còn lại.Theo quy định thì người học diện miễn thi nếu muốn có điểm xếp loại tốt nghiệp cao hơn thì phải dự thi tốt nghiệp.


Page 8

Thông tin tuyển sinh 2017

Danh sách - Sở báo danh thi tuyển sinh lớp 10 2022 Đà Nẵng
Ảnh minh họa
Ngày 31/1, Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành Thông tư Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2017.

1.Vẫn có điểm sàn tuyển sinh đại họcNăm 2017, Bộ GD-ĐT sẽ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào căn cứ trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia để các trường xây dựng phương án xét tuyển.Từ năm 2018 trở đi, khi các trường đã công khai đầy đủ và chuẩn xác các thông tin theo quy định thì mỗi trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho trường mình.Như vậy, trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017, Bộ GD-ĐT vẫn duy trì điểm sàn tuyển sinh vào ĐH.

2.Tổ chức 5 bài thi

Kỳ thi tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học (KHTN), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT (KHXH).

3.Nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12

Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức hằng năm. Ngày thi, lịch thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.Nội dung thi: Năm 2017, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT.Học sinh lớp 12 đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12; Thí sinh tự do đăng ký tại địa điểm do sở GDĐT quy định.

4.Mỗi tỉnh 1 cụm thi

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) tổ chức một cụm thi do sở GDĐT chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ GDĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ đến các cụm thi để phối hợp tổ chức thi.Đối tượng dự thi: Người đã học hết chương trình THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT (THPT) trong năm tổ chức kỳ thi; Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).Điều kiện dự thi: Các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn. Đối tượng theo quy định trên phải đảm bảo thêm các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn ở GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT ngoài quy định trên phải đảm bảo các điều kiện: Đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS); Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực theo quy định trên.Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận không vi phạm pháp luật.Không giới hạn số nguyện vọng đăng kýTheo quy chế tuyển sinh mới ban hành, giống với dự thảo, thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).Trong đợt 1, đối với từng trường, ngành thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký. Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký vào nhiều trường/ngành thì xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng.Quy ước mỗi hội đồng thi có một mã riêngQuy chế quy ước mỗi hội đồng thi có một mã riêng và được thống nhất trong toàn quốc. Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất. Việc lập danh sách để gán số báo danh cho thí sinh tại mỗi điểm thi được thực hiện theo thứ tự a, b, c,… của tên thí sinh.Việc xếp phòng thi sẽ theo từng bài thi hoặc môn thi thành phần của bài thi tổ hợp (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội), mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh. Riêng phòng thi cuối cùng của buổi thi ngoại ngữ ở mỗi điểm thi được xếp các thí sinh dự thi ngoại ngữ khác nhau (nhưng sẽ thu bài riêng theo từng bài thi ngoại ngữ).Thí sinh tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do giám đốc sở GD-ĐT quyết định. Thí sinh giáo dục thường xuyên được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi khoa học xã hội.

5.Thí sinh được chọn dự thi cả hai tổ hợp

Kỳ thi sẽ được tổ chức thành 5 buổi, tương ứng với 5 bài thi. Trong đó có 3 bài thi độc lập là toán, văn, ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Lí, Hóa, Sinh), khoa học xã hội (tổ hợp các môn Sử, Địa, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; tổ hợp các môn sử, địa lí đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT).Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình giáo dục THPT (gọi tắt là thí sinh Giáo dục THPT) phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập và một bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT (GDTX) phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.Để tăng cơ hội xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.


Page 9


Page 10


Page 11

Đại tướng trong lòng dân

Danh sách - Sở báo danh thi tuyển sinh lớp 10 2022 Đà Nẵng
Thầy và trò trường THPT Tôn Thất Tùng xếp hàng vào viếng Đại tướng
Tối ngày 04/10/2013, giữa lúc người dân Quảng Bình - quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - còn đang khắc phục hậu quả do cơn bão số 10 gây ra, toàn thể nhân dân Việt Nam vô cùng đau đớn nhận được hung tin Đại tướng đã qua đời.

Ở mọi nẻo đường của Tổ quốc, trong mỗi trái tim của người dân Việt Nam cùng thể hiện tình cảm kính trọng, tiếc thương Bác Giáp theo cách của mình. Dòng người từ Bắc chí Nam nối tiếp nhau đổ về số nhà 30, đường Hoàng Diệu – Hà Nội và Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê hương Lệ Thủy - Quảng Bình của Bác, Hội trường Thống Nhất (TP.Hồ Chí Minh) … để một lần trong đời mình được viếng linh cữu và tiễn đưa vị Tổng tư lệnh tối cao của QĐND Việt Nam về nơi an nghỉ cuối cùng trong “thế giới người hiền”. Không đợi đến khi Đại tướng mất đi chúng ta mới thấu cảm được vị trí của Người trong lòng nhân dân. Trước đó, bạn bè quốc tế và người dân cả nước đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ, tự hào trước tượng đài về nhân cách và tài năng quân sự của Đại tướng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Vị tướng lỗi lạc của lịch sử hiện đại Việt Nam đã là điểm tựa tinh thần, là cội nguồn nuôi dưỡng niềm tin của quân và dân ta trong suốt hai cuộc chiến tranh thần thánh chống các thế lực ngoại xâm hùng mạnh nhất. Tướng Giáp có tên trong Từ điển bách khoa toàn thư Pháp, được xem là vị tướng có tài thao lược về “tổ chức quân đội nhân dân”. Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil B. Curry hết lời ca ngợi và khâm phục tài cầm quân của Người “Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại đã tiến hành chiến đấu chống kẻ thù trong thế vô cùng yếu. Thiếu trang bị. Thiếu nguồn tài chính. Dù mới đầu không có quân, vậy mà liên tiếp đánh bại quân Nhật, quân đội Pháp, quân đội Mỹ… Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân”.Nhân dân thế giới và đồng bào ta không thể quên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mà vị tổng tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Học thuyết quân sự hiện đại được Đại tướng phát huy từ tư tưởng quân sự truyền thống mang tính lịch sử: “Lấy nhỏ đánh lớn”, “Lấy đoản binh mà chế trường trận” (Trần Hưng Đạo); “Lấy yếu chống mạnh”, “Lấy ít địch nhiều”, “ Cốt ở yên dân”… (Nguyễn Trãi). Nghệ thuật quân sự của Đại tướng vừa mang tính nhân văn, nhân bản vừa chủ động, sáng tạo từ học thuyết Mac-LeNin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong những năm chiến tranh ác liệt và cả trong thời bình, Bác luôn đến với đồng bào - chiến sĩ bằng tình cảm ruột thịt. Đại tướng biết tiếc từng giọt máu, đau với từng vết thương của người lính, thương cảm từng giọt mồ hôi của giai cấp cần lao. Vì thế giáo sư Vũ Khiêu từng có câu đối trân trọng tặng Tướng Giáp: Võ công truyền quốc sử Văn đức quán nhân tâm.Hòa cùng sự tiếc thương với nỗi đau vô hạn của toàn dân tộc Việt Nam và toàn thể nhân dân thành phố Đà Nẵng, Cấp ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các thầy cô giáo và học sinh trường THPT Tôn Thất Tùng đồng kính viếng anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Ban chỉ huy Quân sự quận Sơn Trà. Đoàn đại biểu trường THPT Tôn Thất Tùng, mà dẫn đầu là thầy Nguyễn Hữu Dũng, Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường, nghiêm trang xếp hàng, tuần tự tiến lên Lễ đài dâng hoa và thắp hương tiễn biệt Đại tướng trong không khí mặc niệm thành kính, đau buồn. Một lần nữa, thầy trò cùng lặng người thương tiếc. Có em học sinh không kiềm được xúc động, đã bật khóc… Xin được nghiêng mình thắp nén tâm hương trước bậc vĩ nhân giản dị đã sống trong lòng dân và ra đi trong niềm kính yêu của mọi người.


Page 12


Page 13

Vui Tết trung thu 2015

Danh sách - Sở báo danh thi tuyển sinh lớp 10 2022 Đà Nẵng
Vui hội trăng rằm
"Tết Trung Thu rước đèn đi chơiEm rước đèn đi khắp phố phường Lòng vui sướng với đèn trong tay

Em múa ca trong ánh trăng rằm”


Tết Trung thu lại về, lòng con trẻ háo hức mong được nghe tiếng trống tùng dinh dinh, mong được thấy chú lân sư múa rộn ràng, mong được phá cỗ đón trăng... Hòa chung với niềm hào hứng đó, được sự chỉ đạo của Chi bộ nhà trường, vào lúc 17 giờ ngày 24/9/2015, Công đoàn trường THPT Tôn Thất Tùng đã tổ chức “Đêm Hội Trung Thu” thật vui và ý nghĩa cho tất cả con cháu cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.Được sự quan tâm của Công đoàn trường và sự phối hợp nhiệt tình của Chi đoàn giáo viên, con cháu cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT Tôn Thất Tùng đã có một đêm rằm Trung thu rộn ràng, đáng nhớ.

Tại sân trường, các cháu nô nức có mặt từ rất sớm để chung vui niềm vui trẻ thơ. Tại đây, các cháu được tham gia nhiều hoạt động truyền thống sôi nổi đặc trưng của đêm rằm như: xem múa lân, gặp gỡ chị Hằng, chú Cuội, giao lưu văn nghệ, chơi các trò chơi, rước đèn ...

Có thể nói, đêm rằm Trung thu năm nay không chỉ mang nhiều niềm vui tới cho con cháu cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường mà còn góp phần đem lại tình cảm khăng khít cho mỗi gia đình trong đại gia đình trường THPT Tôn Thất Tùng.Một số hình ảnh minh họa./.

Danh sách - Sở báo danh thi tuyển sinh lớp 10 2022 Đà Nẵng

Danh sách - Sở báo danh thi tuyển sinh lớp 10 2022 Đà Nẵng

Danh sách - Sở báo danh thi tuyển sinh lớp 10 2022 Đà Nẵng

Danh sách - Sở báo danh thi tuyển sinh lớp 10 2022 Đà Nẵng


Page 14


Page 15

Thứ nhất, các em phải chọn thời gian học: thời gian học môn lịch sử “dễ vào” nhất là buổi sáng, từ khoảng 5 giờ đến 9 giờ.

Thứ hai, các em phải chọn không gian: lịch sử là quá khứ nên không thể trực quan được, vì thế với không gian yên tĩnh các em sẽ tưởng tượng được về sự kiện lịch sử qua các kênh chữ trong sách giáo khoa.

Thứ ba, sử dụng sơ đồ nhánh: với sơ đồ này các em sẽ nhanh chóng nắm bắt được các vấn đề trong một giai đoạn hay một chương, những sự kiện trong một bài…sơ đồ này giúp em vừa có khả năng khái quát lại vừa có thể thấy được những sự kiện cụ thể, đặc biệt là thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử với nhau, từ đó nắm được bản chất của vấn đề lịch sử.

Việc học sơ đồ hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài loằng ngoằng và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình bao giờ cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in. Và hãy nhớ là chỉ viết tóm tắt nội dung chính yếu nhất sau đó dán lên góc học tập hoặc những chỗ dễ thấy để lúc nào cũng có thể đọc nó.

Thứ tư, phải nắm được bố cục của các vấn đề lịch sử.

ví dụ; lịch sử về giai đoạn 1930 -1945, thường có bố cục là; tình hình thế giới và trong nước, các hội nghị của Đảng, phong trào cách mạng, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm. Nhưng giai đoạn 1945 – 1954 lại có bố cục khác, vì chương này chủ yếu các em nắm được các chiến thắng lớn trong kháng chiến chống Pháp nên bố cục là; Hoàn cảnh lịch sử, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

Thứ năm, các em nên lập bảng các sự kiện, trong đó có mốc thời gian, nội dung, kết quả, ý nghĩa cơ bản… Sau khi học, em ghi các mốc thời gian ra nhiều tờ giấy nhỏ khác nhau. Mỗi ngày bốc một tờ giấy ghi mốc thời gian rồi nêu sự kiện trong năm đó ra giấy hoặc đọc thuộc lòng, nếu chưa thuộc thì không nên học bài mới mà ôn lại ngay bài đó. Những mốc thời gian thường khó nhớ hơn là sự kiện vì dễ bị nhầm. Do đó em nên liên hệ đến những ngày tháng đặc biệt mà mình biết.( như ngày sinh nhật của em hoặc của người thân ) Khi học đến sự kiện mới có ngày tháng hơi giống sự kiện cũ thì nên liên tưởng đến.

Tuy nhiên, không phải bất cứ mốc thời gian nào cũng phải nhớ, nên bỏ qua những sự kiện, chi tiết vụn vặt, nhớ những mốc lớn, sự kiện có ý nghĩa chiến lược hay bước ngoặt lịch sử.

CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG VÀ MONG CÁC EM YÊU THÍCH MÔN LỊCH SỬ.


Page 16

Dân ta phải biết sử ta...

Danh sách - Sở báo danh thi tuyển sinh lớp 10 2022 Đà Nẵng
Ảnh minh họa
Ngày 1/2/1942, trên báo “Việt Nam Độc lập” phát hành tại chiến khu, Bác viết bài “Nên học sử ta”. Bài báo mở đầu bằng 2 câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” cũng là câu mở đầu của tập diễn ca “Lịch sử nước ta" được “Việt Minh Tuyên truyền Bộ” xuất bản vào cùng tháng 2/1942.

Xin mạn phép giới thiệu cùng các đồng chí và các bạn

Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà Việt NamKể năm hơn bốn ngàn nămTổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.Hồng Bàng là tổ nước taNước ta lúc ấy gọi là Văn LangThiếu niên ta rất vẻ vangTrẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời.Tuổi tuy chưa đến chín mườiRa tay cứu nước dẹp loài vô lương,An Dương Vương thế Hùng VươngQuốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dânNước Tàu cậy thế đông ngườiKéo quân áp bức giống nòi Việt NamQuân Tàu nhiều kẻ tham lamDân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?Hai Bà Trưng có đại tàiPhất cờ khởi nghĩa giết người tà gianRa tay khôi phục giang sanTiếng thơm dài tạc đá vàng nước taTỉnh Thanh Hóa có một bàTên là Triệu Ấu, tuổi vừa đôi mươi.Tài năng dũng cảm hơn ngườiKhởi binh cứu nước, muôn đời lưu phương.Phụ nữ ta chẳng tầm thườngĐánh đông, dẹp Bắc làm gương để đời.Kể gần sáu trăm năm giờiTa không đoàn kết bị người tính thôn.Anh hùng thay ông Lý BônTài kiêm văn võ, sức hơn muôn ngườiĐánh Tàu đuổi sạch ra ngoàiLập nên triều Lý sáu mươi năm liềnVì Lý Phật Tử ngu hènĐể cho Tàu lại xâm quyền nước ta .Thương dân cực khổ xót xaÔng Mai Hắc Đế đứng ra đánh Tàu .Vì dân đoàn kết chưa sâuCho nên thất bại trước sau mấy lần.Ngô Quyền quê ở Đường LâmCứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm.Đến hồi thập nhị sứ quânBốn phương loạn lac, muôn dân cơ hàn.Động Hoa Lư có Tiên HoàngNổi lên gây dựng triều đàng họ Đinh.Ra tài kiến thiết kinh dinh,Đến Vua Phế Đế chỉ kinh hai đời.Lê Đại Hành nối lên ngôiĐánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành.Vì con bạo ngược hoành hànhBa đời thì đã tan tành nghiệp vương.Công Uẩn là kẻ phi thườngDựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta.Mở mang văn hóa nước nhàĐắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.Lý Thường Kiệt là hiền thầnĐuổi quân nhà Tống, phá quân Xiêm Thành.Tuổi già phỉ chí công danhMà lòng yêu nước trung thành không phai.Họ Lý truyền được chín đờiHai trăm mười sáu năm giời thì tan.Nhà Trần thống trị giang san,Trị yên trong nước, đánh tan địch ngoài,Quân Nguyên binh giỏi tướng tài:Đánh đâu được đấy, dông dài Á, Âu,Tung hoàng chiếm nửa Âu châuChiếm Cao Ly, lấy nước Tàu bao la,Lăm le muốn chiếm nước taNam mươi vạn lính vượt qua biên thùy,Hải quân theo bể kéo đi,Hai đường vây kín Bắc Kỳ như nêm.Dân ta nào có chịu hènĐồng tâm hiệp lực mấy phen đuổi Tàu.Mênh mông một dải Bạch ĐằngNghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh,Hai lần đại phá Nguyên binh,Làm cho Tàu phải thất kinh rụng rời.Quốc Toản là trẻ có tài,Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiềnMấy lần đánh thắng quân NguyênĐược phong làm tướng cầm quyền binh nhung.Thât là một đấng anh hùngTrẻ con Nam Việt nên cùng noi theoĐời Trần văn giỏi võ nhiềuNgoài dân thịnh vượng trong triều hiền minhMười hai đời được hiển vinh,Đến Trần Phế Đế nước mình suy vi.Cha con nhà Hồ Quý Ly,Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên.Tình hình trong nước không yên,Tàu qua xâm chiếm giữ quyền bấy lâu,Bao nhiêu của cải trân châu,Chúng vơ vét trở về tàu sạch trơn.Lê Lợi kởi nghĩa Lam Sơn,Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn.Mấy phen sông Nhị núi Lam,Thanh gươm, yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng.Kìa Túy Động nọ Chi Lăng,Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành,Mười năm sự ngiệp hoàn thành,Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan.Vì dân hăng hái kết đoàn,Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng.Vua hiền có Lê Thánh Tôn,Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành.Trăn năm truyền đến cung hoàng,Mạc Đăng Dung đã hoành hành chiếm ngôi.Bấy giờ trong nước lôi thôi,Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi sơn hà,Bảy mươi năm vạn can quaCuối đời mười sáu Mạc đà suy vi.Từ đời mười sáu trở đi,Vua Lê, Chúa Trịnh chia vì khá lâuNguyễn Nam Trịnh Bắc đánh nhau,Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng.Dân gan có kẻ anh hùng,Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn,Đóng đô ở đất Quy Nhơn,Đánh tan Trịnh, Nguyễn cứu dân đảo huyềnNhà Lê cũng bị mất quyền,Ba trăm sáu chục năm truyền vị vương.Nguyễn Huệ là kẻ phi thườngMấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu,Ông đà chí cả mưu cao,Dân ta lại biết cùng nhau một lòng,Cho nên Tàu dẫu làm hung,Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.Tướng Tây Sơn có một bà,Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân,Tay bà thống đốc ba quân,Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là.Gia Long lại dấy can qua,Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.Tự mình đã chẳng có tài,Nhờ Tây qua cứu tính bài giải vây.Nay ta mất nước thế nàyCũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,Khác gì cõng rắn cắn gà,Rước voi dầy mả thiệt là ngu si.Từ năm Tân Hợi trở đi,Tây đà gây chuyện thị phi với mìnhVậy mà vua chúa triều đìnhKhư khư cứ tưởng là mình khôn ngoan.Nay ta nước mất nhà tanCũng vì những lũ vua quan ngu hèn.Năm Tự Đức thập nhất niên,Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây.Hăm lăm năm sau trận này,Trung Kỳ mất, Bắc Kỳ cũng tan,Ngàn năm gấm vóc giang san,Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây!Tội kia càng đắp càng đầy,Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng.Nước ta nhiều kẻ tôi trung,Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương.Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương,Cùng thành còn mất làm gương để đời.Nước ta bị Pháp cướp rồi,Ngọn cờ khởi nghĩa nghiều nơi lẫy lừng;Trung Kỳ Đảng Phan Đình PhùngRa tay đánh Pháp vẫy vùng một phương.Mấy năm ra sức Cần Vương,Bọn ông Tán Thuật nổi đường Hưng Yên,Giang san độc lập một miền,Ông Hoàng Hoa Thám đất Yên tung hoành.Anh em khố đỏ, khố xanh,Mưu khởi nghĩa tại Hà thành năm xưa,Tỉnh Thái nguyên với Sầm NưaKế nhau khởi nghĩa rủi chưa được toàn.Kìa Yên Bái nọ Nghệ AnHai lần khởi nghĩa tiếng vang toàn cầu.Nam Kỳ im lặng đã lâu,Năm kia khởi nghĩa đương đầu với TâyBắc Sơn đó, Đô Lương đây!Kéo cờ khởi nghĩa, đánh Tây bạo tànXét trong lịch sử Việt Nam,Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng.Nhiều phen đánh Bắc dẹp Đông,Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên.Ngày nay đến nỗi nghèo hèn,Vì ta chỉ biết lo yên một mình.Để người đè nén, xem khinh,Để người bóc lột ra tình tôi ngươi!Bây giờ Pháp mất nước rồi,Không đủ sức, không đủ người trị ta.Giặc Nhật Bản thì mới qua;Cái nền thống trị chưa ra mối mành,Lại cùng Tàu, Mỹ, Hà, Anh,Khắp nơi có cuộc chiến tranh rầy rà.Ấy là dịp tốt cho ta,Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông,Người chúng ít, người mình đôngDân ta chỉ cốt đồng lòng là nên.Hỡi ai con cháu Rồng Tiên!Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau.Bất kỳ nam nữ, nghèo giàu,Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn.Người giúp sức, kẻ giúp tiền,Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta.Trên vì nước, dưới vì nhà,Ấy là sự nghiệp, ấy là công danh,Chúng ta có hội Việt MinhĐủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranhMai sau sự nghiệp hoàn thànhRõ tên Nam Việt rạng danh Lạc HồngDân ta xin nhớ chữ đồng;

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!



Page 17


Page 18


Page 19


Page 20


Page 21


Page 22


Page 23


Page 24

Giới thiệu sách!

Danh sách - Sở báo danh thi tuyển sinh lớp 10 2022 Đà Nẵng
Xuân lướt nhẹ qua từng khu phố, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được không khí của mùa xuân: mùa xuân của tự do, độc lập, hạnh phúc. Cũng bởi vì lẽ đó, hôm nay thư viện lại gởi đến quí thầy cô giáo cùng các bạn học sinh một cuốn sách mới “Ngày ấy” của tác giả Nguyễn Đình An.

Nguyễn Đình An. Ông là tác giả rất gần gũi với nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng chúng ta. Ông là một tri thức hôm nay của đất Quảng, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Phó chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng.Sớm đi vào chiến trường quê hương những tri thức được trao dồi bởi những giá trị tinh hoa của đất nước trong ông đã không ngừng được bồi đắp qua những năm tháng trải nghiệm trên chiến trường khốc liệt. Chính những chuyện sinh tử hằng ngày thời ấy đã làm ông gắn bó với quê hương, nhân dân và không ngừng đau đáu niềm tin ở tương lai.Với tập sách này bạn đọc sẽ gặp lại những con người, những sự việc của một thời không thể nào quên sẽ cảm nhận được sự sâu sắc tinh tế khi ôn cố tri tân; sẽ hiểu thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước; những lo toan của thời kì hàn gắn vết thương chiến tranh, những kì tích của thời kì đổi mới. Trải dài trong “Ngày ấy” là những trang hồi ức, những đoạn tản văn, những tiếng nói xây dựng chân thành, những cảm nhận – suy nghĩ – tìm hiểu. “Ngày ấy” có nghĩa là một thời kháng chiến chống Mĩ ác liệt, một thời không thể nào quên, gói gọn trong 551 trang với những chân lý giãn dị mà vĩ đại.Trong tất cả những trang hồi ức, với bài bút kí “Đà Nẵng đêm trước mùa xuân” bạn đọc sẽ được thấy một Đà Nẵng với tinh thần quật khởi cách mạng với ngàn vạn bàn chân rầm rập xuống đường, những con đường dẫn đến mùa xuân rực rỡ: Mỗi giờ phút trôi đi, mỗi trái tim Đà Nẵng đều rung động bồn chồn. Một chiếc tàu cập bến Tiên Sa: Đà Nẵng có thêm bao nhiêu tên giết người, bao nhiêu thứ nuôi lũ giết người. Một chiếc máy bay cất cánh rạch xé bầu trời: bom na-pan sẽ dội xuống đâu đây, thuốc độc sẽ rải xuống đâu đây? Đà Nẵng chỉ có những ngày căm uất bầm gan tím ruột và những chiến đấu đầy dũng cảm, hi sinh. Ôi mùa xuân đang tới. Mùa xuân này sẽ đem đến cho Đà Nẵng một làn gió, một tia lửa, một sự bùng nổ dữ dội, một sự bốc cháy rừng rực.”

Ngay chính Nguyễn Đình An cũng không nén được xúc động khi viết “Đà Nẵng đêm trước mùa xuân”. Giữa không khí háo hức của ngày Tết chờ ra trận, ông cảm thấy ít nhiều tự hào vì đã góp gió thổi bùng ngọn lửa khí thế hừng hực cho cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968. Những năm tháng gắn bó nơi chiến trường khốc liệt, Nguyễn Đình An đã sống đã chiến đấu và chứng kiến: Dân tộc Việt Nam đã chiến đấu anh dũng ra sao? Đà Nẵng đã đứng lên oanh liệt như thế nào?


Page 25


Page 26