Đạo đức nghề nghiệp trong ngành nhà hàng khách sạn

Đạo đức nghề nghiệp là một khái niệm nhạy cảm đối với bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái. Theo một khảo sát được thực hiện bởi tổ chức ACFE [Association of Certified Fraud Examiners], suy thoái kinh tế đã gián tiếp làm gia tăng hành vi sai phạm, lừa đảo và gian lận trong nội bộ doanh nghiệp. Tại Việt Nam, hiện chưa có một báo cáo hay thống kê đầy đủ nào đánh giá về đạo đức nghề nghiệp trong công ty, nhưng nếu nhìn vào đánh giá chỉ số đánh giá tham nhũng do Tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra trong những năm gần đây, Việt Nam nằm trong nhóm nước đáng báo động về đạo đức nghề nghiệp trên thế giới.

Tuy nhiên, để có thể thành công và phát triển trong môi trường hiện nay, đạo đức nghề nghiệp lại chính là “tài sản vô hình quý giá nhất của người hành nghề”, theo bà Trịnh Hồng Nguyệt – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam [VACPA]. Công trình nghiên cứu trong vòng 11 năm của hai giáo sư John Kotter và James Heskett từ trường đào tạo quản lý kinh doanh thuộc đại học Harvard, tác giả cuốn sách “Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích”, cũng cho thấy những công ty với chuẩn mực đạo đức cao đã nâng được thu nhập của mình lên đến 682% [so với công ty đối thủ với chuẩn mực đạo đức trung bình chỉ đạt được 36%], giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng tới 901%  và lãi ròng tăng tới 756%. Điều đó cho thấy đạo đức nghề nghiệp mang lại lợi ích cho cả cá nhân người hành nghề và công ty.

Mỗi một nghề nghiệp thường có một chuẩn mực đạo đức riêng biệt. Mỗi một công ty lại có một chuẩn mực đạo đức phù hợp với văn hóa công ty đó. Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản, nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp, sản phẩm của ngành nghề và công ty được xã hội trọng dụng, tôn vinh. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cũng vậy, nó có đặc thù riêng so với các ngành nghề khác trong xã hội. Quyết định 87/2005/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam đã xây dựng các quy tắc đạo đức cơ bản bao gồm:

  • Độc lập
  • Khách quan và chính trực
  • Bảo mật
  • Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
  • Tư cách nghề nghiệp
  • Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn

Một chuẩn mực đạo đức khác khuyến khích nâng cao đạo đức nghề nghiệp chính là chuẩn mực đạo đức CIMA. Chuẩn mực đạo đức CIMA đưa ra các tiêu chuẩn mà một người kế toán chuyên nghiệp phải có, bao gồm:

  • Liêm chính [Integrity]
  • Khách quan [Objectivity]
  • Khả năng chuyên nghiệp và tận tâm [Professional competence and due care]
  • Bảo mật [Confidentiality]
  • Hành vi chuyên nghiệp [Professional behaviour]

Để dễ dàng nắm bắt các tiêu chuẩn đạo đức CIMA, bạn có thể theo dõi video dưới đây:

Những tiêu chuẩn trên nghe có vẻ nặng tính lý thuyết, do đó để hỗ trợ người đọc hiểu rõ hơn về các chuẩn mực đạo đức cũng như biết cách ứng dụng khi gặp phải một tình huống đạo đức khó xử, TRG sẽ cung cấp những tình huống mẫu [case studies] trong loạt các bài viết hàng tuần sắp tới về chủ đề này. Hãy theo dõi và cập nhật thông tin trên blog TRG thường xuyên và đừng bỏ lỡ các tình huống mẫu sắp tới.

Những doanh nghiệp trong ngành khách sạn phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và năng lượng nhằm kiểm soát thông tin khách hàng để phục vụ hoạt động truyền thông. Các khách sạn thu thập dữ liệu khách hàng nhằm có thể rao bán sản phẩm và dịch vụ của họ đến những thị trường mục tiêu. Và dưới đây chính là những thách thức có thể phát sinh trong quá trình thu thập thông tin khách hàng, và chúng ta cần phải tuân thủ theo những giá trị đạo đức chuẩn mực nhằm giảm thiểu rủi ro và đạo đức xã hội.

Quà tặng khuyến mại

Có nhiều công ty thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng và bạn bè của họ thông qua những chương trình khuyến mãi đặc biệt. Ví dụ như thông qua việc khuyến mãi cho khách hàng xe hơi hay những chuyến đi xa thông qua hình vẽ, công ty có thể thu thập được thông tin cá nhân của khách hàng. Tất cả những thông tin này cuối cùng cũng để phục vụ cho mục đích marketing. Và công ty có trách nghiệm thông báo cho khách hàng về việc thông qua những món quá họ nhận được, họ sẽ phải đưa ra những thông tin cá nhân của mình. Đừng cố gắng để có được thông tin của khách hàng thông qua những thủ đoạn dối trá, bởi điều đó sẽ dẫn đến những hiểu lầm về ngành khách sạn.

Những chương trình khen thưởng

Rất nhiều song bài đã tổ chức những chương trình khen thường để lôi kéo khách hàng đến những cơ sở của họ thường xuyên. Chương trình khen thưởng của MGM Grand được gọi là M Life, được xây dựng với mục đích tạo hỗ trợ công ty theo dõi tình hình đánh bài và thói quen chi tiêu của khách hàng. Khách hàng thường xuyên được tặng những bữa tối, dịch vụ spa hay những hoạt động khác khi họ tham gia vào những hoạt động của MGM Grand. Sòng bài có thể cung cấp những dịch vụ chuyên biệt và những tiện nghi phù hợp dnahf cho khách hàng thông qua hệ thống theo dõi thông tin khách hàng. Hãy thể hiện sự tôn trọng đối với thông tin tài chính của khách hàng chính là yếu tố quan trọng để duy trì tiếng tăm của doanh nghiệp.

Marketing qua điện thoại

Trung tâm marketing qua điện thoại của khách sạn có khả năng kết nối với những phần mềm thông tin khách hàng và cần phải bảo mật những thông tin này một cách quy củ và nghiêm túc. Mua bán thông tin khách hàng cho bên thứ ba mà không nhận được sự đồng ý của khách hàng là một hành động không thể chấp nhận được. Ngoài ra, các khách sạn cũng phải giải quyết những vấn đề liên quan đến việc những điện thoại viên ghi nhớ thông tin khách hàng, sau đó thay đổi công việc, và mang theo những thông tin đó. Những doanh nghiệp khách sạn cần phải xây dựng những hệ thống quản lý nội bộ hiệu quả nhằm bảo vệ hệ thống thông tin khách hàng của họ. Bên cạnh đó, thông tin khách hàng cũng có nguy cơ bị ăn trộm hay sử dụng sai.

Những hướng dẫn về đạo đức

Những tổ chức chuyên nghiệp, như Tổ chức Du lịch Thế giới, hay Hiệp hội Marketing Hoa kỳ, đã xây dựng những chuẩn mực đạo đức khi làm việc với khách hàng. Điều này giúp cho ngành công nghiệp khách sạn hay liên quan tới ngành này có thể duy trì một thái độ có đạo đức khi sử dụng thông tin khách hàng. Tính trung thực, tính minh bạch và công bằng chính là những chuẩn mực bắt buộc. Sử dụng thông tin khách hàng với một thái độ trung thực và thắng thắn thực sự vô cùng quan trọng với mục tiêu toàn vẹn của những chương trình marketing và sự phát triển của doanh nghiệp.

Nguồn: ST

Sự phát triển Du lịch những năm gần đây đã tạo nên luồng gió mới thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành Nhà hàng – Khách sạn. Trước thị trường việc làm đang cạnh tranh gay gắt, người làm công tác Nhà hàng – Khách sạn phải hội tụ những phẩm chất quan trọng riêng biệt của ngành để làm tốt công việc của mình.


Người làm ngành Nhà hàng – Khách sạn cũng cần có phẩm chất riêng – Ảnh: Internet

Nhà hàng – Khách sạn [NHKS] được đánh giá là lĩnh vực đang có nhu cầu nhân sự cao gấp 2 – 3 lần các ngành trọng điểm khác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng tình hình đào tạo hiện tại không thể đáp ứng kịp cho sự thiếu hụt nhân sự chất lượng và tạo cơ hội cho lao động ngành này. Vì vậy, để có bước đệm vững vàng xây dựng sự nghiệp ngành Nhà hàng – Khách sạn, ngoài các kiến thức đã học, bạn luôn phải rèn luyện bản thân theo những phẩm chất quan trọng sau đây.

Lòng đam mê và bản năng thích chăm sóc người khác

Thành công ở bất kể công việc nào cũng cần có đam mê. Đam mê với công việc NHKS sẽ giúp bạn tìm thấy chất xúc tác để tìm thấy cảm hứng làm việc và luôn thích thú với công việc mình đang làm. Bên cạnh đó, bản năng thích chăm sóc người khác sẽ tiếp thêm động lực để bạn tiếp đón và phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất. Tâm lý luôn đặt nhu cầu của khách lên trước sẽ giúp bạn xử lý tình huống khéo léo, mang đến chất lượng dịch vụ tuyệt vời.

Khả năng làm việc nhóm

Quy trình làm việc ở các doanh nghiệp ngành NHKS luôn đòi hỏi sự kết hợp của nhiều bộ phận, phòng, ban. Những người có tính cách “độc lập” sẽ khó hòa hợp vào môi trường làm việc này. Vì vậy, nếu bạn muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, bạn cần rèn luyện một tinh thần tập thể và khả năng làm việc nhóm tốt để phối hợp nhịp nhàng, nâng cao chất lượng công việc.

Kỹ năng mềm

Những mô hình kinh doanh dịch vụ đòi hỏi toàn bộ đội ngũ nhân viên cần có kỹ năng giao tiếp xã hội tốt. Kỹ năng mềm trong hoạt động NHKS có thể là: giải quyết vấn đề, đàm phán, quản lý thời gian, giao tiếp [trong lời nói và văn bản], khả năng lắng nghe, ra quyết định,… Người có kỹ năng mềm tốt sẽ nhanh chóng thăng tiến và có vị thế cao trong công việc.

Xem thêm: 5 Kỹ Năng Mà Người Làm Nhân Sự Nhà Hàng Khách Sạn Nhất Định Phải Biết


Khả năng tổ chức công việc sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng dịch vụ của NHKS – Ảnh: Internet

Khả năng tổ chức công việc

Từ thói quen sắp xếp gọn gàng ở nhà hay cân bằng việc học ở trường, dần dần bạn sẽ hình thành khả năng tổ chức công việc khoa học. Khối lượng công việc của nhân viên NHKS không nhỏ, vì vậy việc tổ chức các hoạt động một cách chính xác và hợp lý sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc cũng như có thời gian cho những sinh hoạt cá nhân.

Kỹ năng giao tiếp

Đặc thù của kinh doanh NHKS là làm việc với con người, vậy nên người làm ngành này luôn phải tiếp xúc và giao tiếp hàng ngày với khách hàng. Sự đa dạng trong độ tuổi, quốc gia, văn hóa, ngôn ngữ,… của nhiều đối tượng khách hàng đòi hỏi bạn phải thật sự khéo léo, kiên nhẫn và am hiểu sâu rộng đặc trưng các vùng miền để có cuộc trò chuyện vui vẻ với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp của người làm NHKS giúp truyền tải thông điệp của doanh nghiệp, qua đó khách hàng cảm nhận được sự tiếp đón nhiệt tình, chu đáo và sự chuyên nghiệp của khách sạn, nhà hàng.

Biết giữ uy tín

Đối tượng sử dụng dịch vụ NHKS có thể là khách hàng cao cấp, người thành đạt và cả những vị khách khó tính. Một nhân viên biết giữ uy tín, giữ cam kết và có trách nhiệm với lời nói cũng như trong hành động sẽ làm hài lòng khách và giúp bạn thành công trong tương lai.

Sự tinh tế

Sự tinh tế trong quy trình hoạt động các lĩnh vực về Dịch vụ sẽ giúp bạn nắm bắt tâm lý và cảm xúc của khách hàng, linh hoạt trong mọi tình huống. Phẩm chất này giúp bạn thuyết phục được những khách hàng khó tính nhất và góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ khi ở vị trí của cấp quản lý.

Xem ngay: Nghề “Chiều Khách” Trong Quản Lý Nhà Hàng – Khách Sạn


Sự tinh tế luôn là công cụ đắc lực để bạn nắm bắt tâm lý khách hàng – Ảnh: Internet

Tiềm năng phát triển của ngành Nhà hàng – Khách sạn vô cùng lớn. Nếu bạn có ý định theo đuổi công việc trong lĩnh vực này, hãy luôn rèn luyện bản thân theo những phẩm chất quan trọng mà Chefjob vừa chia sẻ và góp công sức của mình vào sự phát triển Nhà hàng – Khách sạn trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề