Đặt câu theo mẫu ai thế nào để miêu tả năm 2024

Đặt câu theo mẫu ai thế nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đặt câu theo mẫu ai thế nào?

Trả lời:

- Một bác nông dân rất cần cù cày cho xong thửa ruộng của mình.

- Một bông hoa hồng trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm.

- Một buổi sớm mùa đông trở nên ấm áp vì có nắng vừa hửng lên.

1. Bài tập

Đọc thầm đoạn văn sau:

BA ĐIỀU ƯỚC

Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.

Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.

Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.

Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.

[TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA]

Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.

Trả lời:

Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước.

2. Một số căn cứ phân biệt câu Ai thế nào?

+ Căn cứ thứ nhất:

Câu kiểu Ai thế nào? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và một bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?

+ Căn cứ thứ 2:

- Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối... và thường đứng ở đầu câu [đối với những câu không có phần phụ]

- Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất [vì các em chưa biết khái niệm tính từ], từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

+ Căn cứ thứ 3:

Câu kiểu Ai thế nào? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

* Để kiểm tra cho chắc chắn thì đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.

* Một số lưu ý:

- Có những câu có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào? VD 1: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào? VD: Quả khế này ăn rất chua.

- Một số câu có thành phần trạng ngữ đứng trước, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai?, thế nào?

VD: Đêm trăng, biển yên tĩnh. Trước mặt tôi, dòng sông rộng mênh mông.

- Một số câu có bộ phận bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật [định ngữ ] làm học sinh khó xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

VD: Vườn hoa của nhà Lan rất đẹp.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động ở bộ phận không phải trả lời câu hỏi Ai? và trong bộ phận đó không có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái nhưng nó là câu kiểu Ai thế nào?

VD: Những cánh hoa rơi lả tả.

- Một số câu kiểu Ai thế nào? có từ chỉ hoạt động là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai? làm học sinh nhầm lẫn đó là câu kiểu Ai làm gì? và xác định nhầm các bộ phận câu.

VD: Tiếng suối chảy rì rào.

- Câu kiểu Ai thế nào? không phải là câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?

Một số học sinh thường nhầm câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? là câu kiểu Ai thế nào? Thực tế câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào thường là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì?

VD: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.

- Một số câu có từ chỉ đặc điểm tính chất là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho từ chỉ sự vật ở bộ phận trả lời câu hỏi Ai? của câu kiểu Ai làm gì? nhưng học sinh lại nhầm đó là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào trong câu Ai thế nào?

VD: Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm cỏ.

-------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Đặt câu theo mẫu ai thế nào? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 4, Tập làm văn lớp 4, Giải vở bài tập Tiếng Việt 4, Luyện từ và câu lớp 4, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4, Tập đọc lớp 4.

Có một gia đình nọ sống rất hạnh phúc. Khi sinh được một cô con giá kháu khỉnh, họ vô cùng sung sướng. Năm 8 tuổi, bé giá không may mắc bệnh bại liệt, chữa trị đủ cách mà vẫn không khỏi. Bố mẹ cô bé rất đau buồn.

Mùa hè, bố mẹ đem cô bé tội nghiệp đến bờ biển chơi. Họ ở tại nhà của một vị thuyền trưởng. Vợ của người thuyền trưởng rất yêu cô bé. Bà kể cho cô bé nghe rất nhiều chuyện: biển cả chuyên môn, chim hải âu dũng cảm, thủy thủ vật lộn với cơn mưa bão, chuyện chồng bà với con chim seo cờ xinh đẹp, biết vâng lời, Lại dũng cảm. Bất kì tàu đi đén đâu, ông đều mang theo con chim nhỏ thông minh này. Cô bé nghe hoài nghe mãi, tâm hồn cô cũng bay ra biển cả, bay đến với chim seo cờ. Vì muón biết con chim seo cờ, cô bé đã năn nỉ để được đưa lên tàu. Một người thủy thủ nói với cô:

- A, cô bé dễ thương, để chú dân cháu đi xem chim seo cờ. Rồi anh lôi cô bé đi, anh không biết co bị bại liệt.

- Vâng, đi đi.

Cô bé muốn xem chim seo cờ quá, quên mất rằng mình không thể cử động được. Nhưng thật lạ lùng , cô đã đứng dậy, rồi một bước, b\hai bước,... Cô bé đi được rồi ! Thế là cô đã nhìn thấy chim seo cờ. Cô bước tới, hai tay ôm lấy con chim!

Từ đó cô bé tiếp tục luyện tập và sức khỏe của cô dần dần được hồi phục.

[ Theo Đich-ken, Trần Xuân Lan dịch]

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Chuyện gì xảy ra với cô bé 8 tuổi ?

  1. Bị bệnh nặng, chữa mãi mới khỏi.
  1. Bị bệnh bại liệt, chữa trị không khỏi.
  1. Bị ngã gãy chân.

2. Bà mẹ của người thuyền trưởng đã kể cho cô bé nghe những gì về biển ?

  1. Biển cả mênh mông và những con chim hải âu dũng cảm.
  1. Thủy thủ vật lộn với cơn mưa bão.
  1. Thuyền trưởng và con chim seo cờ xinh đẹp, biết vâng lời, lại dũng cảm, thông inh, luôn theo ông đi biển.
  1. Những con cá vừa to vừa lạ mà thuyền của họ đánh bắt được.

3. Câu văn “Tâm hồn cô cũng bay ra biển cả, bay đến với chim seo cờ.” ý nói gì ?

  1. Bạn gái mơ ước mình biết bay.
  1. Bạn gái luôn nghĩ về biển cả và chim seo cờ, mơ ước được ra biển và nhìn thấy chim seo cờ.
  1. Bạn gái mơ ước được bay ra biển cả.

4. Vì sao bạn gái lại có thể đi được?

  1. Vì người thyủ thủ đã lôi bạn đi rất nhanh.
  1. Vì không khí và nước biển đã làm cho chân bạn được phục hồi.
  1. Vì rất muốn xem con chim seo cờ, bạn quên rằng mình bị bại liệt nên tự bước đi như người bình thường.

5. Câu chuyện nầy có chi tiết nào bất ngờ ? Em có cảm nghĩ gì về điều bất ngờ đó ?

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

* LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ đặc điểm có trong bài văn?

  1. hạnh phúc, tội nghiệp, mênh mông, dũng cảm, năn nỉ.
  1. kháu khỉnh, tội nghiệp, mênh mông, dũng cảm, xinh đẹp, thông minh, dễ thương.’
  1. kháu khỉnh, tội nghiệp, bại liệt, đau buồn, xinh đẹp.

2. Điền dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào từng ô trống cho thích hợp.

- Chú ơi, chim seo cờ ở đâu Cho cháu xem một tí được không Cô bé năn nỉ người thủy thủ.

- A, cô bé thật dễ thương Cháu đi với chú nhé

3. Đặt câu sử dụng dấu chấm than nói lên sự ngạc nhiên của em khi chứng kiến bạn nhỏ trong câu chuyện đứng dậy và bước đi được.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chủ Đề