Dấu hiệu làm việc quá sức

Trong những năm gần đây, con số người trẻ bị đột tử do làm việc quá sức đang ở mức báo động. Trước đó, những người này không có dấu hiệu mắc việc gì, chỉ vì làm việc quá sức và ăn uống không điều độ dẫn đến kiệt sức và đột tử.

Ngày nay, guồng quay cuộc sống, áp lực cuộc sống lớn khiến người trẻ phải làm việc nhiều hơn với khối lượng công việc lớn. Điều này khiến họ quên đi thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Hơn nữa, không ít người trẻ ỷ lại có sức khỏe tốt nên lơ là việc ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện điều độ. Về lâu dài, tình trạng này dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, mệt mỏi kéo dài và nhiều bệnh lý tiềm ẩn.

Mặc dù làm việc giúp con người trở nên năng động, trí não phát triển nhưng làm việc quá sức sẽ tác động tiêu cực đến sức khoẻ cả ngắn hạn và lâu dài. Cụ thể:

2.1. Mất ngủ

Kiệt sức vì làm việc khiến bạn không thể ngủ ngon mà còn dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, thường xuyên ngủ giật mình, ngủ không ngon giấc. Nguyên nhân là do não hoạt động quá sức và bị căng thẳng bởi các thiết bị máy tính, điện thoại có ánh sáng xanh. Việc thức khuya làm việc kéo dài cũng tác động xấu đến đồng hồ sinh học của bạn.

2.2. Nguy cơ vô sinh cao

Làm việc quá sức đồng nghĩa với việc bạn phải ngồi tại bàn làm việc quá nhiều, ít vận động khiến chức năng sinh lý suy giảm, giảm khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh. Để tránh rủi ro này, bạn nên dành thời gian tập luyện mỗi ngày để khí huyết được lưu thông và vận chuyển máu đến tất cả các cơ quan, đặc biệt là cơ quan sinh sản.

2.3. Dễ mắc bệnh tim mạch

Làm việc quá nhiều khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ 50% - 80% so với người có giờ giấc làm việc bình thường. Do đó, bạn nên điều chỉnh giờ giấc làm việc hợp lý và chế độ nghỉ ngơi phù hợp.

2.4. Căng thẳng kéo dài

Căng thẳng là điều không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc. Khi bạn tăng thời gian làm việc lên tới 11h - 12h sẽ nhân đôi áp lực, căng thẳng. Điều này khiến cơ thể tăng cường sản xuất cortisol, hormone căng thẳng, gây ảnh hưởng tiêu cực lên não bộ và cơ thể. Hậu quả là rối loạn hệ miễn dịch và sự phát triển bình thường của cơ thể.

2.5. Kiệt sức

Tất cả các yếu tố: làm việc quá sức, không ăn uống đầy đủ, chế độ nghỉ ngơi kém chất lượng... diễn ra trong thời gian dài khiến bạn dễ bị kiệt sức, mệt mỏi, rối loạn tâm thần.

2.6. Giảm trí thông minh

Làm việc nhiều khiến trí não bạn giảm sút nhanh do tâm lý căng thẳng khiến quá trình phục hồi não diễn ra chậm hơn. Thỉnh thoảng bạn sẽ xuất hiện tình trạng nhớ nhớ, quên quên.

2.7. Gây tăng cân

Tăng cân là hậu quả không thể tránh khỏi khi bạn ăn uống không đầy đủ và không có thời gian tập luyện. Hơn nữa, khi làm việc nhiều bạn thường có tâm lý mua đồ ăn nhanh, đồ hộp để tiết kiệm thời gian. Điều này sẽ tăng nguy cơ béo phì và gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

2.8. Đột quỵ

Tình trạng đột quỵ ở người trẻ trên thế giới ngày càng gia tăng do áp lực công việc cao. Đây là một rủi ro lớn đối với sức khoẻ và tính mạng của người bệnh.

Làm việc quá sức có thể đột quỵ

Để vừa có thể đảm bảo hiệu suất công việc vừa giữ gìn sức khỏe, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các nhóm dưỡng chất như: vitamin, protein, chất xơ, omega 3... Các nhóm chất này có trong các loại rau xanh, trái cây, thịt đỏ, các loại cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn bằng các hoạt động như: nghe nhạc, đi bộ, tập yoga,...
  • Ngủ đủ giấc từ 6 -8 giờ/ngày nhằm giúp cơ thể và bộ não phục hồi nhanh nhất. Hạn chế việc thức khuya làm tổn hại đến các dây thần kinh.

Hy vọng thông qua bài trên đã giúp bạn đọc hiểu được những hậu quả của việc làm việc quá sức. Từ đó, bạn có những biện pháp điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức khoẻ và sức đề kháng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thời gian làm việc nhiều kết hợp với khối lượng công việc lớn rất dễ khiến bạn bị kiệt sức.
Điều này có thể khiến bạn bị một số bệnh như huyết áp cao, đau tim, bệnh về da liễu cũng như một số bệnh về tinh thần như tuyệt vọng, thiếu sức sống, cảm giác mệt mỏi và chán nản.
Dưới đây là 5 dấu hiệu điển hình của một người lao động khi làm việc quá sức:

1. Bạn cảm thấy bực bội khi các đồng nghiệp cứ “lượn lờ” quanh nơi làm việc của bạn

Bạn cảm thấy khó chịu với bất cứ ai đến gần hoặc định nói chuyện với bạn. Bạn cảm thấy khó kiểm soát tinh thần và ngày càng dễ nổi nóng với đồng nghiệp, những người bạn từng rất thân thiết. Đây không chỉ đơn giản là việc thay đổi hành vi cư xử mà là hậu quả của việc làm việc quá sức.

Làm việc quá sức luôn mang lại hậu quả xấu cho sức khỏe và công việc không hiệu quả.

2. Bạn đi làm muộn nhưng chỉ muốn về sớm

Bạn đã từng dậy rất đúng giờ và háo hức đi làm vào mỗi buổi sáng, nhưng giờ đây mỗi ngày bạn cảm thấy một nỗi sợ mỗi khi nghĩ đến văn phòng. Đặc biệt sau giờ nghỉ trưa bạn bắt đầu nhìn đồng hồ liên tục và đếm từng phút cho đến khi hết ngày.

3. Không còn sự nhiệt tình trong công việc nữa mà thay vào đó là sự thờ ơ

Bạn cảm thấy không còn động lực nào, không cảm thấy vui với mỗi công việc được hoàn thành, không còn khát khao đối mặt với những thử thách mới. Những người quá tải trong công việc thường mất đi hứng thú làm việc cũng như cảm giác tự hào về công việc của họ.

Giảm sự nhiệt tình là biểu hiện thường thấy của làm việc quá sức

4. Bạn “đánh mất” tất cả các mối quan hệ trong công ty

Bạn không còn hứng thú với bất kỳ hoạt động nào trong công ty nữa. Bạn từng đi ăn trưa, đi ra ngoài và tham gia vào các hoạt động của công ty rất sôi nổi nhưng giờ đây bạn cảm thấy mệt mỏi và không có sức lực cho những điều đó.

5. Bạn cảm thấy cơ thể như không có sức sống

Bạn cảm thấy cơ thể kiệt sức, thường đau đầu, các cơ mỏi mệt và luôn có cảm giác buồn ngủ. Những dấu hiệu về thể chất này là những dấu hiệu cơ bản của sự căng thẳng công việc cũng như cho thấy rằng đây là dấu hiệu dẫn đến các vấn đề về tinh thần  sau này.

Lời khuyên dành cho bạn

Nếu bạn đang trải qua những dấu hiệu như vậy, đã đến lúc bạn  nên có một số thay đổi trong cuộc sống:

  • Học cách nói không với nhiều vấn đề
  • Đánh giá lại mục tiêu nghề nghiệp
  • Học các kỹ năng kiềm chế căng thẳng
  • Làm việc nhiều thì phải có nghỉ nhiều
  • Chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe, để có đủ năng lượng cho khối lượng công việc hằng ngày.

Chủ Đề