Dđo bản đồ địa chính thực hiện ở bước nào năm 2024

Để đảm bảo hiệu quả của công tác án đo đạc bản đồ địa chính, Sở TN&MT có trách nhiệm thẩm định kỹ thuật các dự án này trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.

Cử tri tỉnh Lâm Đồng cho biết, Điều 21 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định: Khi thực hiện đo đạc bản đồ địa chính phải lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán (hoặc phương án thi công trích đo địa chính thửa đất) theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về quản lý dự án, công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai và phải được cơ quan chủ đầu tư phê duyệt. Trong thực tế triển khai tại địa phương cho thấy, điều này gây khó khăn cho các chủ đầu tư khi triển khai các công trình đo đạc, bản đồ do UBND cấp tỉnh là cơ quan quyết định đầu tư và UBND các huyện hoặc các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện làm chủ đầu tư.

Đặc biệt, đối với những công trình đo đạc, bản đồ có quy mô nhỏ (có trường hợp chỉ vài trăm mét vuông) vì quy trình khá phức tạp, phát sinh thêm thủ tục hành chính vì phải trình Sở TN&MT thẩm định về kỹ thuật và trình Sở Tài chính thẩm định đơn giá và dự toán, sau đó, mới trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tốn kém thời gian, kinh phí, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án.

Cử tri đề nghị điều chỉnh theo hướng giao cho các chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc, bản đồ hoặc phương án thi công trích đo địa chính thửa đất đối với những công trình có quy mô nhỏ, hoặc giao cho địa phương ban hành văn bản quy định cụ thể nội dung này.

Dđo bản đồ địa chính thực hiện ở bước nào năm 2024
Ảnh minh họa

Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết:

Tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT quy định khi thực hiện đo đạc bản đồ địa chính phải lập thiết kế kỹ thuật - dự toán theo quy định tại Thông tư này trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. Thiết kế kỹ thuật - dự toán phải được Sở TN&MT thẩm định trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư. Tại khoản 5 Điều 21 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định trường hợp và trích đo địa chính thửa đất thì không phải lập thiết kế kỹ thuật - dự toán nhưng phải lập phương án thi công và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư.

Như vậy, đối với các dự án đo đạc bản đồ địa chính có quy mô lớn phải lập thiết kế kỹ thuật - dự toán theo quy định và phải được Sở TN&MT thẩm định trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư; trường hợp đo đạc bản đồ địa chính có quy mô nhỏ (một hoặc vài thửa đất) thực hiện trích đo địa chính thửa đất và không phải lập thiết kế kỹ thuật - dự toán nhưng phải lập phương án thi công và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư.

Mới nhất, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

Theo đó, Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT quy định, Sở TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý Nhà nước về đất đai (trong đó, có nội dung đo đạc bản đồ địa chính) và các lĩnh vực khác về tài nguyên và môi trường.

Các quy định như trên nhằm đảm bảo công tác đo đạc bản đồ địa chính được hiệu quả về kinh tế và chất lượng sản phẩm.

Như vậy, việc thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện phải được tiến hành chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nếu không có đơn vi hành chính cấp xã.

Khi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính thì phải chỉnh lý bản đồ địa chính và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai..

Theo đó, về cơ bản hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính theo quy định của Luật Đất đai 2024 không có nhiều thay đổi so với Luật Đất đai 2013, chỉ bổ sung thêm hoạt động cập nhật bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Dđo bản đồ địa chính thực hiện ở bước nào năm 2024

Thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính như thế nào theo Luật Đất đai 2024? (Hình từ Internet)

Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu nào?

Căn cứ Điều 129 Luật Đất đai 2024 quy định về các tài liệu trong hồ sơ địa chính như sau:

Điều 129. Hồ sơ địa chính
1. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tình trạng pháp lý của thửa đất và tài sản gắn liền với đất, phản ánh đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.
2. Hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số, bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Bản đồ địa chính;
b) Sổ mục kê đất đai;
c) Sổ địa chính;
d) Bản sao các loại giấy chứng nhận bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
...

Như vậy, hồ sơ địa chính sẽ được lập dưới dạng số bao gồm các tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tình trạng pháp lý và phản ánh đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn, cụ thể bao gồm:

- Bản đồ địa chính;

- Sổ mục kê đất đai;

- Sổ địa chính;

- Bản sao các loại giấy chứng nhận bao gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Lưu ý: Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, ngoại trừ Điều 190 và Điều 248 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2024.

Danh sách các ghi chú tắt trên bản đồ địa chính hiện nay?

Căn cứ Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về các ghi chú tắt trên bản đồ địa chính.

Cụ thể, Danh sách các ghi chú tắt trên bản đồ địa chính hiện nay như sau:

Nội dung ghi chú

Viết tắt

Nội dung ghi chú

Viết tắt

Nội dung ghi chú

Viết tắt

Sông *

Sg.

Núi *

N.

Bệnh viện *

Bv.

Suối *

S.

Khu tập thể

KTT

Trường học *

Trg.

Kênh *

K.

Khách sạn

Ks.

Nông trường *

Nt.

Ngòi *

Ng.

Khu vực cấm

Cấm

Lâm trường *

Lt.

Rạch *

R.

Trại, Nhà điều dưỡng

Đ.dưỡng

Công trường *

Ct.

Lạch *

L.

Nhà văn hóa

NVH

Công ty *

Cty.

Cửa sông *

C.

Thị xã *

TX.

Trại chăn nuôi

Chăn nuôi

Vịnh *

V.

Thị trấn *

TT.

Nhà thờ

N.thờ

Vụng, vũng *

Vg.

Huyện *

H.

Công viên

C.viên

Đảo *

Đ.

Bản, Buôn *

B.

Bưu điện

Quần đảo *

Qđ.

Thôn *

Th.

Câu lạc bộ

CLB

Bán đảo *

Bđ.

Làng *

Lg.

Doanh trại quân đội

Q.đội

Mũi đất *

M.

Mường *

Mg.

Hợp tác xã

HTX

Hang *

Hg.

Xóm *

X.

Động *

Đg.

Ủy ban nhân dân

UB

Lưu ý:

- Các ghi chú tắt chỉ dùng trong trường hợp trên tờ bản đồ không cho phép ghi đầy đủ hoặc nếu ghi đầy đủ thì chữ ghi chú ảnh hưởng đến nội dung và khả năng đọc của bản đồ.

- Các từ viết tắt có đánh dấu (*) chỉ dùng trong trường hợp chữ viết tắt là danh từ chung của đối tượng có tên riêng đi kèm. Trường hợp không có tên riêng phải viết đầy đủ cả chữ, không viết tắt.