Dđô thị hóa tác động đến vấn đề nhà ở năm 2024

Nhà ở là một trong những nhu cầu cần thiết của mỗi gia đình, là vấn đề lớn được quan tâm hàng đầu của mỗi tầng lớp dân cư. Cải thiện nhà ở là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao đời sống nhân dân, là nguyện vọng chính đáng của mỗi hộ gia đình, mọi người dân trong xã hội đều mong muốn có nơi ở, sinh hoạt để sinh sống và phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Chính từ vị trí vai trò quan trọng như vậy nên trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở, ở cả khu vực đô thị và nông thôn đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, những thành tựu quan trọng là:

  1. Từ năm 1991 quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Nhà ở nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia xây dựng nhà ở, khẳng định quyền sở hữu nhà ở là một trong những quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mỗi người trong xã hội. nhà nước thực hiện chính sách xoá bỏ chế độ bao cấp về nhà ở, thực hiện cơ chế tạo điều kiện để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, chăm lo phát triển nhà ở, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước. Trong những năm qua nhà ở đô thị và nông thôn đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng. Theo số liệu của Bộ Xây dựng, bình quân hàng năm ở khu vực đô thị tăng thêm 5 triệu m2, trong đó nhà do nhân dân tự xây dựng và cải tạo chiếm 75%, nhà ở do các doanh nghiệp xây dựng chiếm 25%. Từ 1996 đến 2006 tại các đô thị trên cả nước đã có khoảng 1.500 dự án nhà ở và khu đô thị mới với tổng diện tích khoảng 15.000 ha, ở tất cả các tỉnh và thành phố trong cả nước đều có các dự án phát triển nhà ở và các khu đô thị mới, đồng thời có nhiều chủ trương chính sách cơ chế phát triển nhà ở đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào xây dựng, số lượng nhà ở trong toàn quốc tăng trưởng khá nhanh.
  1. Chất lượng xây dựng nhà ở ngày càng được nâng cao, nhiều khu nhà ở mới khang trang đã và đang dần thay thế các khu đô thị cũ xuống cấp, hư hỏng. Nhà ở phát triển đa dạng cả về chất lượng xây dựng và trang trí nội ngoại thất, đa dạng về loại hình, kiến trúc đẹp bố trí cơ cấu hợp lý, chất lượng vật liệu ngày được quan tâm hơn, công nghệ xây dựng tiên tiến, nhà ở xây dựng bền đẹp hơn, phù hợp với quy hoạch chung góp phần thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn hiện nay.
  1. Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách như chính sách bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê, chính sách cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà và quyền sở hữu đất tại các đô thị, chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê, chính sách hỗ trợ những người có công với cách mạng cải thiện nhà ở, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, phong trào xoá nhà dột nát được phát triển khá mạnh ở các đô thị và nông thôn đã tác động tích cực góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc của nhân dân về nhà ở trong thời gian qua.
  1. Việc huy động vốn để phát triển nhà ở được quan tâm đã giúp các chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Một số nơi đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn nhà nước, nhân dân, các doanh nghiệp, liên doanh liên kết có hiệu quả, triển khai thực hiện dự án nhanh. Đã có nhiều doanh nghiệp chuyên tham gia xây dựng và phát triển nhà ở góp phần làm tăng thêm quỹ nhà ở trong cả nước.
  1. Ở khu vực nông thôn việc phát triển nhà ở có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng cao nên việc cải tạo, xây dựng mới phát triển khá mạnh, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ nhân dân nông thôn vùng ngập lụt, đông bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ các hộ nghèo, gia đình chính sách, đã góp phần từng bước cải thiện chỗ ở cho các gia đình ở nông thôn.

Tuy nhiên, nhà ở hiện nay đang đặt ra những vấn đề đáng quan tâm đó là:

- Do tình hình dân số và tốc độ đô thị hoá nhanh nên vấn đề nhà ở ngày càng trở nên bức xúc, giá nhà đất thường xuyên có những biến động không phù hợp với thực trạng nền kinh tế và thu nhập của người lao động gây tác động trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp dân cư. Nhiều hiện tượng xảy ra như xây dựng nhà trái phép, đầu cơ đất còn khá phổ biến, ở các đô thị quỹ đất tăng nhưng chỉ có những hộ gia đình có thu nhập cao được cải thiện, còn cán bộ viên chức, công nhân, sinh viên, các đối tượng có thu nhập thấp còn nhiều khó khăn. Những hiện tượng đầu cơ tích trữ nhà ở, đất ở, lợi dụng mua đi bán lại, làm giàu bằng buôn bán nhà và đất trên thực tế ở nhiều nơi cả đô thị và nông thôn, một người có nhiều lô đất, nhiều căn hộ trong khi đó nhiều người không có nhà ở phải đi thuê với giá cao để sinh sống.

- Trên phạm vi toàn quốc thì còn nhiều khu ở của người dân chật chội, tạm bợ, nhiều nhà chung cư cao tầng được xây dựng lâu đến nay đã xuống cấp, có nơi rất nghiêm trọng, chưa được nâng cấp sửa chữa và chưa có biện pháp giải quyết.

- Công tác quản lý nhà nước về nhà ở còn yếu, những hiện tượng làm lấn, làm trái xảy ra khá phổ biến chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời, quản lý quy hoạch, kiến trúc, thiết kế thiếu chặt chẽ dẫn đến việc xây dựng nhà ở còn lộn xộn.

- Ở khu vực nông thôn tình trạng xây dựng tự phát, thiếu quy hoạch còn phổ biến, nhiều nơi xây dựng không được phê duyệt thẩm định thiết kế kiến trúc, xây dựng không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định, không bảo đảm vệ sinh môi trường làm cho bộ mặt nông thôn chậm đổi mới.

- Chất lượng xây dựng nhà ở cả khu vực đô thị và nông thôn còn yếu, nhiều khu đô thị mới, các căn hộ mới xây dựng được một số năm đã xuống cấp nghiêm trọng, ở khu vực nông thôn tỷ lệ nhà ở xây dựng đơn sơ còn nhiều, trong những năm qua nhiều nơi đã quan tâm hỗ trợ người nghèo, các hộ gia đình chính sách, xoá nhà dột nát, song số kinh phí còn hạn hẹp, một số nơi xây dựng chưa đảm bảo chất lượng, công trình xây dựng xong xuống cấp nhanh.

Sở dĩ có tình trạng trên, vấn đề đặt ra hàng đầu là nhận thức của các cấp chưa đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của công tác phát triển nhà ở, do vậy công tác quản lý nhà nước chưa được quan tâm đầy đủ, việc phát triển nhà ở thường là tự phát, thiếu sự chủ động điều hành quản lý của nhà nước, nhiều địa phương chưa xây dựng được chương trình phát triển nhà ở, ở một số nơi nhà ở của dân xuống cấp nghiêm trọng, một số vẫn còn tạm bợ chưa có kế hoạch cụ thể giải quyết. Các yếu tố cơ bản để phát triển thị trường nhà ở như đất đai, tài chính, quy hoạch, kiến trúc, đền bù giải pháp mặt bằng... còn nhiều bất cập, một số nơi khi giải quyết rất lúng túng và trì trệ, nhân dân thiếu đồng tình ủng hộ, một số nơi còn để nhân dân khiếu kiện đông người kéo dài. Công tác kiểm tra chưa thường xuyên và kịp thời, những hiện tượng vi phạm chưa được phát hiện và xử lý nghiêm minh, trong xây dựng còn thả nổi cho doanh nghiệp đầu tư, hoặc cho các hộ dân tự lo liệu xây dựng. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, tư vấn, doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm quản lý xây dựng nhà ở, một số nơi còn lỏng lẻo để các doanh nghiệp tranh thủ kiếm lợi nhuận, chưa chú ý đến những vấn đề chiến lược lâu dài.

Từ tình hình trên đây kiến nghị cần tập trung chỉ đạo làm tốt một số việc sau đây:

Một là: Trên phạm vi cả nước, các thành phố và các tỉnh cần xây dựng chương trình nhà ở từ nay đến 2015 và 2020 xác định rõ mục tiêu phát triển nhà ở góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu cải thiện nhà ở cho nhân dân tạo động lực phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển nhà ở đô thị văn minh hiện đại, cải thiện nâng cao chất lượng nhà ở nông thôn, bảo đảm tính hiện đại, phù hợp tính dân tộc và đặc điểm của từng địa phương, vùng miền. Công tác phát triển nhà ở phải bảo đảm quy hoạch cụ thể và xác định là một trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Chương trình phát triển nhà ở phải bảo đảm tăng cường công tác quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng hệ thống cơ chế chính sách, nhất là chính sách hỗ trợ những đối tượng theo quy định để có điều kiện cải thiện chỗ ở.

Hai là: Cần bám sát nội dung định hướng phát triển nhà ở. Đây là vấn đề hết sức quan trọng để phát triển nhà ở trong những năm tới ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn. Đối với khu vực đô thị phát triển nhà ở phải theo các dự án bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, chấm dứt xây dựng nhà ở theo tính tự phát, tập trung phát triển nhà ở căn hộ chung cư cao tầng để đẩy nhanh quỹ nhà ở, tiết kiệm đất xây dựng các khu đô thị văn minh hiện đại. Những nơi chưa phát triển theo dự án thì cần quản lý chặt chẽ việc xây dựng cải tạo nhà riêng lẻ bảo đảm tuân thủ theo các quy định về quy hoạch kiến trúc cảnh quan, vệ sinh môi trường. Phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển nhà ở. Nhà nước không can thiệp vào những việc cụ thể song phải quản lý chặt chẽ về quy hoạch đã được phê duyệt, kiến trúc nhà ở, nhất là quản lý về hạ tầng cơ sở bảo đảm đô thị đẹp và bền vững. Phấn đấu đạt chỉ tiêu bình quân 15m2 sàn/người vào năm 2010 và đến năm 2020 đạt 20m2/người. Đối với khu vực nông thôn phải gắn phát triển nhà ở với phát triển nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phù hợp với môi trường sinh thái từng vùng miền, khuyến khích phát triền nhà cao tầng để tiết kiệm đất, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, khuyến khích phát triền nhà cao tầng để tiết kiệm đất, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, khuyến khích sự phát huy nội lực của từng hộ gia đình và sự hỗ trợ của cộng đồng, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ các gia đình thuộc diện chính sách, các vùng miền có khó khăn, phấn đấu xoá bỏ các nhà dột nát, nhà ở tạm tranh, tre, nứa, lá vào năm 2020. Đến năm 2020 ở khu vực nông thôn diện tích nhà ở bình quân đạt 18m2/người ở các điểm dân cư nông thôn, các thị trấn, thị tứ phải có quy hoạch và dự án phát triển nhà ở được phê duyệt.

Ba là: Bên cạnh việc xây dựng các dự án phát triển nhà ở cần tập trung vào những vấn đề ưu tiên và bức xúc đặt ra đó là:

- Xây dựng các khu nhà ở xã hội dành cho cán bộ công chức, viên chức, công nhân ở các khu công nghiệp tập trung có khó khăn về nhà ở, có chính sách hỗ trợ giúp đỡ để thuê hoặc mua nhà.

- Cải tạo nâng cấp các khu chung cư đang bị xuống cấp, tạo điều kiện cho những hộ dân sống tại các khu chung cư đã xuống cấp cải thiện chỗ ở.

- Xoá bỏ nhà dột nát, nhà ở tạm ở các địa phương, các vùng miền.

- Xây dựng chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với các hộ chính sách.

- Đối với khu vực nông thôn tập trung xây dựng quy hoạch nhà ở tại các điểm dân cư nông thôn, các thị trấn, thị tứ.

- Giải quyết dứt điểm việc bán nhà theo Nghị định 61 của Chính phủ.

Bốn là: Cần có những giải pháp để thực hiện chương trình phát triển nhà ở.

- Đẩy mạnh công tác lập, xét duyệt quy hoạch phát triển nhà ở và quản lý theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Ban hành các quy định về tiêu chuẩn nhà ở, quy định về quản lý kiến trúc theo thiết kế được duyệt, bảo đảm trật tự kiến trúc theo quy định.

- Đối mới công tác lập, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công tác cấp phép xây dựng, xây dựng và thực hiện quy chế 1 cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng xây dựng nhà ở.

- Công bố công khai quy hoạch và các dự án phát triển nhà ở xã hội để tập trung đầu tư từ ngân sách hoặc kêu gọi khuyến khích các chủ đầu tư đăng ký thực hiện các dự án, đồng thời để nhân dân biết, tham gia quản lý quy hoạch, phát hiện và xử lý kịp thời những việc làm sai trái trong xây dựng nhà ở.

- Tập trung chỉ đạo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, triển khai thực hiện các quy định về quản lý sử dụng nhà ở.

Vấn đề phát triển nhà ở là vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay. Đầu tư phát triển nhà ở là sự nghiệp của toàn dân và của các cấp, các ngành, đòi hỏi phải có sự đóng góp của toàn xã hội và sự chỉ đạo đồng bộ của các cấp ngành. Hy vọng trong những năm tới, vấn đề nhà ở sẽ được quan tâm hơn, để góp phần tích cực vào việc thay đổi bộ mặt của đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng.

Đô thị hóa đã tác động như thế nào đến vấn đề xã hội ở nước ta?

Tuy nhiên, đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội.nullTác động của đô thị hóa đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Namwww.gso.gov.vn › du-lieu-va-so-lieu-thong-ke › 2021/12 › tac-dong-cua-...null

Đô thị hóa xảy ra ở đâu?

Việt Nam là một đất nước đang phát triển có tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh. Bên cạnh các tỉnh thành lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… đô thị hóa cũng diễn ra nhanh chóng tại các tỉnh thành khác như Vũng Tàu, Kiên Giang, Phú Quốc, Đồng Nai, Quảng Ninh…nullĐô thị hoá là gì? Quá trình & những ảnh hưởng của đô thị hóaonline.vinhomes.vn › do-thi-hoa-la-ginull

Tốc độ đô thị hóa là gì?

Tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị trên tổng số dân khu vực gọi là mức độ đô thị hóa. Tỷ lệ phần trăm giữa diện tích đô thị trên diện tích khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa.nullĐô thị hóa là gì? Tỷ lệ đô thị hoá các tỉnh thành ở Việt Nam - LuatVietnamluatvietnam.vn › linh-vuc-khac › do-thi-hoa-la-gi-883-95528-articlenull

Đô thị hóa mang lại lợi ích gì?

Đô thị hóa thúc đẩy việc mở rộng các khu vực đô thị sang các khu vực và tỉnh thành lân cận. Kết nối các vùng giúp cải thiện điều kiện không gian và cơ sở hạ tầng công nghệ. Điều này làm giảm khoảng cách giữa cư dân của các khu vực liền kề và hình thành sự mở rộng lãnh thổ của quá trình đô thị hóa.4 thg 11, 2022nullĐô thị hóa là gì? Ảnh hưởng tiêu cực/tích cực của đô thị hóavinhomes.vn › do-thi-hoa-la-gi-anh-huong-tieu-cuctich-cuc-cua-do-thi-hoanull