Dđưa văn hóa nam bộ vào truong hoc năm 2024

“Lễ hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam và hội nhập” năm 2023, tại trường mầm non Hoa Hồng [quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội] với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Sự chuẩn bị chu đáo phong phú và đa dạng, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã tái hiện sinh động không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của các vùng miền, dân tộc Việt Nam và văn hóa hội nhập.

Giáo viên trường MN Hoa Hồng trong trang phục đặc trưng của các dân tộc Việt Nam

Đến với không gian văn hóa lễ hội, các vị khách quý, các thầy cô giáo và các em học sinh được gặp gỡ, giao lưu với Già làng, một vị khách đặc biệt đến từ “Bản làng Tây Nguyên xa xôi”. Già làng đã mang đến cho các em những hiểu biết về sắc màu văn hóa qua các vùng miền, các dân tộc; cùng bạn nhỏ say đắm trong vũ điệu cồng chiêng, nghệ thuật xòe thái, các điệu múa dân gian…

Các em học sinh giao lưu cùng Già làng đến từ “Bản làng Tây Nguyên”

Thầy cô giáo và các em học sinh đã hóa thân thành những chàng trai, cô gái của núi rừng Tây Nguyên; những người con mộc mạc của dân tộc Thái, dân tộc mông, dịu dàng, duyên dáng trong tà áo dài, nét đẹp Tràng An của người Hà Nội văn minh, thanh lịch… Những bạn nhỏ với những bộ trang phục rực rỡ sắc màu Brazil hay phong cách đơn giản vô cùng độc đáo của người dân xứ sở hoa Chăm Pa [Lào].

Các bạn nhỏ trong các bộ trang phục Tây Nguyên
Khu trải nghiệm không gian Văn hóa Lào

Điểm nhấn trong không gian Lễ hội là những khu trải nghiệm vô cùng sáng tạo với rất nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn dành cho các bạn nhỏ. Đến với không gian văn hóa Tây Nguyên, các em nhỏ sẽ được thiết kế và trang trí đạo cụ âm nhạc dân tộc, cùng rộn ràng trong vũ điệu cồng chiêng. Trong không gian văn hóa Dân tộc Mông, cô và trò cùng tìm hiểu một số đạo cụ âm nhạc được sử dụng trong các điệu múa dân gian, đặc sắc trong điệu múa Khèn, được chơi trò ném Pao, thổi sáo người mèo… vô cùng thú vị.

Khu trải nghiệm Văn hóa Tây Nguyên
Khu trải nghiệm Văn hóa dân tộc H’Mông
Nét đẹp Tràng An trong tà áo dài duyên dáng [dân tộc Kinh]
Khu trải nghiệm không gian văn hóa dân tộc Thái

Những vị khách tham dự lễ hội cùng các bé hòa mình trong điệu múa dân gian độc đáo mang âm hưởng vui tươi, nhộn nhịp, vừa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Thái chứa đựng bên trong đó là tình cảm, cốt cách, tâm hồn của con người dân tộc miền núi.

Cô và các bé hòa mình trong điệu múa dân gian của dân tộc Thái

Đến với khu trải nghiệm của dân Tộc Mường, các bé được trải nghiệm với nghề đan lát truyền thống như đan thuyền, đan rổ… mang ý nghĩa giáo dục về bảo tồn làng nghề truyền thống của dân tộc thiếu số Việt Nam.

Khu trải nghiệm Văn hóa dân tộc Mường

Đặc biệt trong “Lễ hội truyền thống văn hóa và hội nhập”, các em học sinh còn được tiếp cận và tìm hiểu thêm một số nền văn hóa đặc trưng của một số nước trên thế giới. Tại khu trải nghiệm không gian văn hóa Lào, các bạn nhỏ đã hóa thân thành những người bạn Lào qua hoạt động buộc chỉ màu may mắn, tặng kẹp tóc Hoa Chămpa cho khách tới tham dự chương trình, cuốn hoa Chămpa, tô màu vẽ Tháp Luông [biểu tượng đất nước Lào]. Đến với sắc màu văn hóa đất nước Brazil, các em học sinh được tham gia lễ hội hóa trang Carnival Brazil rực rỡ sắc màu cùng vũ điệu Latinh vui nhộn.

Màn trình diễn trang phục với điệu múa “Hoa đẹp Chăm pa” [Lào]
Các em nhỏ trong bộ trang phục, hóa trang theo lễ hội Carnivar Brazil

Chương trình mang đến một không gian văn hóa đa sắc màu của các dân tộc Việt Nam và hội nhập thông qua phần trình diễn trang phục các dân tộc, biểu diễn những loại hình nghệ thuật tiêu biểu của từng vùng miền và một số nước bạn trên thế giới.

Lễ hội khép lại trong “Vũ điệu đoàn kết” thật vui tươi háo hức của các bạn nhỏ và những người tham dự chương trình. Sự thành công của lễ hội đã giúp các bạn nhỏ có những hiểu biết và cảm nhận sâu sắc về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.

Các đại biểu tham dự cùng các em học sinh trong “Vũ điệu đoàn kết” các dân tộc Việt Nam

“Lễ hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam và hội nhập” của trường mầm non Hoa Hồng đã để lại ấn tượng tốt đẹp với các cấp lãnh đạo, các đại biểu tham dự, các bậc Phụ huynh, học sinh. Điều đó thể hiện sự tâm huyết, sáng tạo, tình yêu nghề, yêu trẻ của các cô giáo; khẳng định một ngôi trường mầm non chất lượng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của quận Cầu Giấy và TP. Hà Nội.

Các đ/c Lãnh đạo, nhà trường tham dự lễ hội chụp ảnh lưu niệm.

Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong trường học

Cùng với việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, những năm gần đây, các trường học trên địa bàn TP. Hà Nội nói chung và trường MN Hoa Hồng quận Cầu Giấy nói riêng đã lồng ghép Giáo dục Văn hóa truyền thống vào chương trình CSGD trẻ. Giáo dục Văn hóa truyền thồng được tích hợp thông qua các môn học và hoạt động ngoại khóa. Qua đó, nâng cao ý thức cho học sinh trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Trong việc “Xây dựng mỗi cơ sở giáo dục là một không gian sáng tạo”, nhà trường cũng đã triển khai tới các nhóm lớp xây dựng góc chơi dân gian cho trẻ mang yếu tố văn hóa truyền thống và hội nhập. Trẻ được thỏa sức trải nghiệm và sáng tạo ở góc chơi như: Sáng tạo và trang trí các nhạc cụ dân tộc. Làm sáo người Mông, làm khèn lá, làm chiêng, mõ; trang trí áo dài, nón lá… được chơi các trò chơi dân gian, được biểu diễn những điệu múa đặc trưng của từng dân tộc, làm mới những khúc hát dân ca.

Th.S. Doãn Thị Thanh Phương, Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Hồng [Áo dài đứng giữa]

Th.S. Doãn Thị Thanh Phương, Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Hồng cho biết: “Nhà trường đã lồng ghép chương trình giáo dục truyền thống văn hóa và hội nhập theo hình thức tích hợp trong các môn học, các hoạt động ngoại khóa [Tổ chức lễ hội, trải nghiệm thực tế]. Thông qua đó, Giáo viên truyền thụ cho học sinh những kiến thức về nét đẹp văn hóa đặc trưng của các vùng miền, các dân tộc như: phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc, các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh,... Phối hợp với Bảo tàng dân tộc học tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho học sinh; tìm hiểu thực tế tại các điểm di tích lịch sử. Từ các phong trào, hoạt động đó, các học sinh hiểu thêm về giá trị văn hóa của dân tộc, góp phần gìn giữ nét đẹp học sinh văn minh, thanh lịch”.

Cô Doãn Thị Thanh Phương chia sẻ thêm: “Bên cạnh việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống, nhà trường đã cho học sinh tiếp cận, tìm hiểu nền văn hóa của một số quốc gia, hướng tới một nền giáo dục phát triển và hội nhập”.

Việc đưa các nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc vào trường học thông qua nhiều hoạt động thiết thực không chỉ giúp học sinh lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình, mà còn góp phần bồi đắp nhân cách sống, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; tiếp thu và phát huy những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Chủ Đề