Đề bài - bài 1.88 trang 42 sbt giải tích 12

Không được kết luận hàm số đồng biến trên \[\mathbb{R}\] hay \[\left[ { - \infty ; + \infty } \right]\] vì nếu chọn \[{x_1} = - 4,{x_2} = 2\] ta thấy \[{x_1} < {x_2}\] nhưng \[{y_1} = 6 > 0 = {y_2}\] nên rõ ràng hàm số không đồng biến trên \[\mathbb{R}\].

Đề bài

Cho hàm số \[y = \dfrac{{x - 2}}{{x + 3}}\]. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định.

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \[\left[ { - \infty ; + \infty } \right]\].

C. Hàm số nghịch biến trên từng khoảng xác định.

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \[\left[ { - \infty ; + \infty } \right]\].

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tính đạo hàm, xét dấu đạo hàm và nhận xét.

Lời giải chi tiết

TXĐ: \[D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 3} \right\}\].

Ta có: \[y' = \dfrac{{1.3 - 1.\left[ { - 2} \right]}}{{{{\left[ {x + 3} \right]}^2}}}\] \[ = \dfrac{5}{{{{\left[ {x + 3} \right]}^2}}} > 0,\forall x \ne - 3\]

Do đó hàm số đồng biến trên các khoảng \[\left[ { - \infty ; - 3} \right]\] và \[\left[ { - 3; + \infty } \right]\] hay hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định.

Chọn A.

Chú ý:

Không được kết luận hàm số đồng biến trên \[\mathbb{R}\] hay \[\left[ { - \infty ; + \infty } \right]\] vì nếu chọn \[{x_1} = - 4,{x_2} = 2\] ta thấy \[{x_1} < {x_2}\] nhưng \[{y_1} = 6 > 0 = {y_2}\] nên rõ ràng hàm số không đồng biến trên \[\mathbb{R}\].

Video liên quan

Chủ Đề