Đề bài - hoạt động 8 trang 94 tài liệu dạy – học vật lí 9 tập 2

- Ánh sáng từ bóng đèn phát ra là ánh sáng trắng nhưng khi đi qua lớp vỏ đèn có vai trò như một kính lọc sắc màu đỏ. Kính này hấp thụ mạnh các màu trừ màu đỏ. Vì vậy ánh sáng đi ra ngoài là ánh sáng đỏ, và ta thấy đèn có mầu đỏ.

Đề bài

Xe máy, xe ôtô khi lưu thông thường sử dụng các đèn tín hiệu (hình H31.31). Em hãy quan sát trong thực tế và cho biết:

- Đè phía sau xe để báo hiệu xe đang lưu thông trên đường khi trời tối thường phát ra ánh sáng đỏ, trong khi ánh sáng phát ra từ bóng đèn là ánh sáng trắng. Ánh sáng đỏ của đèn báo hiệu được tạo ra cách nào (hình H31.32)?

Đề bài - hoạt động 8 trang 94 tài liệu dạy – học vật lí 9 tập 2

- Đèn tín hiệu khi xe rẽ phải hoặc rẽ trái thường có màu vàng.

Nếu bóng đèn ánh sáng trắng, ánh sáng vàng của đèn tín hiệu được tạo ra cách nào (hinh H31.33)?

Nếu chụp đèn tín hiệu rẽ phải, rẽ trái của xe có màu trắng (hình H31.34) và bóng đèn có tín hiệu là đèn sợi đốt, vỏ thủy tinh của bóng đèn tín hiệu (hình H31.35) có đặc điểm gì, vì sao?

Hiện nay, đèn tín hiệu của xe máy, xe ôtô dùng bóng đèn sợi đốt đang dần được thay thế bằng các bóng đèn LED trắng, LED màu.

Đề bài - hoạt động 8 trang 94 tài liệu dạy – học vật lí 9 tập 2

Đề bài - hoạt động 8 trang 94 tài liệu dạy – học vật lí 9 tập 2

Lời giải chi tiết

- Ánh sáng từ bóng đèn phát ra là ánh sáng trắng nhưng khi đi qua lớp vỏ đèn có vai trò như một kính lọc sắc màu đỏ. Kính này hấp thụ mạnh các màu trừ màu đỏ. Vì vậy ánh sáng đi ra ngoài là ánh sáng đỏ, và ta thấy đèn có mầu đỏ.

- Tương tự như trên, bóng đèn báo rẽ thường có màu vàng, màu sắc này do lớp vỏ đèn như kính lọc sắc màu vàng nên ánh sáng bóng đèn là ánh sáng trắng nhưng khi đi ra ngoài thì chỉ có ánh sáng vàng.

- Nếu chụp đèn tín hiệu rẽ của xe có màu trắng và bóng đèn tín hiệu là đèn sợi đốt thì vỏ thủy tinh của bóng đèn tín hiệu có vai trò giống như kính lọc sắc để tạo ra ánh sáng màu, làm như vậy để đỡ chói cho người đi đường.