Đề thi đánh giá năng lực Sư phạm Hà Nội

Năm 2022 là năm lần đầu tiên Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học với mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, gia tăng cơ hội trúng tuyển vào trường. Kỳ thi này cũng được cho là phân loại tốt hơn năng lực của thí sinh để tuyển chọn được các tân sinh viên phù hợp với từng ngành đào tạo.

Kỳ thi diễn ra vào hôm qua (7/5) với gần 2.400 thí sinh dự thi. Các thí sinh có thể lựa chọn và thực hiện 2, 3 hoặc 4 bài thi đánh giá năng lực (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý).

Đề Ngữ văn có 30% câu hỏi trắc nghiệm về ngôn ngữ và 70% tự luận. Các môn còn lại có 70% câu hỏi trắc nghiệm và 30% tự luận.

Để đảm bảo quá trình thi công bằng, khách quan, ban đề thi đã trộn ngẫu nhiên thứ tự các câu hỏi trắc nghiệm cũng như thứ tự các phương án lựa chọn (A, B, C, D), tạo thành bốn mã đề ở mỗi bài thi. Tuy nhiên nội dung các câu hỏi và đáp án đúng tương ứng là giống nhau đối với mọi mã đề. Câu hỏi tự luận luôn ở cuối bài thi và như nhau đối với mọi mã. Do vậy, nhà trường chỉ công bố một mã đề ở mỗi bài thi. Thí sinh có thể tự tra cứu câu hỏi và đáp án tương ứng để đánh giá kết quả làm bài của mình.

Để tạo điều kiện cho thí sinh lựa chọn được nhiều tổ hợp môn, xét tuyển vào các ngành khác nhau, Nhà trường tổ chức thi Tiếng Anh vào cả hai ca sáng, chiều và đồng thời xây dựng 2 bài thi tiếng Anh ở ca sáng và ca chiều là tương đương.

Hà Cường

Dưới đây là đề thi và đáp án của 8 môn trong kỳ thi đánh giá năng lực Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 7/5:

Bài thi Toán: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Ngữ văn: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Tiếng Anh (ca sáng): Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Tiếng Anh (ca chiều): Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Vật lí: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Hóa học: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Sinh học: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Lịch sử: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bài thi Địa lí: Đề thi chính thức và Đáp án.

Bên cạnh 4 phương thức xét tuyển truyền thống, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là phương thức tuyển sinh mới của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhằm mở rộng cánh cửa đại học cho các thí sinh yêu thích và mong muốn vào học các ngành đào tạo của trường.

Theo đó, mỗi ngành học sẽ xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên, nếu có). Các ngành có thi năng khiếu sẽ xét theo tổng điểm thi năng khiếu kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên, nếu có).

Đề thi đánh giá năng lực Sư phạm Hà Nội

Ngày 7/5, gần 2.400 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: Thiên Nhi)

Cùng với bài thi viết để đánh giá năng lực, thí sinh phải đáp ứng các điều kiện về hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc trung học phổ thông từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ (học kỳ 1, 2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) từ 6.5 trở lên (không có học kỳ nào dưới 6.5).

Thí sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng (2 tổ hợp để vào cùng 1 ngành hoặc vào 2 ngành khác nhau). Đối với thí sinh có 2 nguyện vọng xét tuyển theo phương thức 5, trường xét nguyện vọng 1 trước, nếu nguyện vọng thứ nhất không trúng tuyển, nguyện vọng 2 được xét tuyển như nguyện vọng thứ nhất.

Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được công bố sớm, dự kiến vào ngày 31/5.

Thiên Nhi

Năm 2022 là lần đầu tiên Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học với mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, gia tăng cơ hội trúng tuyển vào trường. Kỳ thi này cũng được cho là phân loại tốt hơn năng lực của thí sinh để tuyển chọn được các tân sinh viên phù hợp với từng ngành đào tạo.

Gần 2.400 thí sinh đã dự thi hai đến bốn bài thi đánh giá năng lực trong số tám bài gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Trong đó, đề Ngữ văn có 30% câu hỏi trắc nghiệm về ngôn ngữ và 70% tự luận. Các môn còn lại có 70% câu hỏi trắc nghiệm và 30% tự luận.

Để đảm bảo quá trình thi công bằng, khách quan, ban đề thi đã trộn ngẫu nhiên thứ tự các câu hỏi trắc nghiệm cũng như thứ tự các phương án lựa chọn (A, B, C, D), tạo thành bốn mã đề ở mỗi bài thi. Tuy nhiên nội dung các câu hỏi và đáp án đúng tương ứng là giống nhau đối với mọi mã đề. Câu hỏi tự luận luôn ở cuối bài thi và như nhau đối với mọi mã. Do vậy, nhà trường chỉ công bố một mã đề ở mỗi bài thi. Thí sinh có thể tự tra cứu câu hỏi và đáp án tương ứng để đánh giá kết quả làm bài của mình.

Quảng cáo

Phần tự luận trong đề thi đánh giá năng lực môn Toán.

Quảng cáo

Tất cả thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội được đăng ký tối đa hai nguyện vọng vào trường. Các nguyện vọng này hoàn toàn độc lập với xét bằng phương thức khác như dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển thẳng hay kết hợp.

Nguyên tắc xét tuyển là theo từng ngành, dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực hai môn (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên). Đối với các ngành có thi năng khiếu, trường xét tổng điểm các môn thi đánh giá năng lực cộng môn năng khiếu (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên). Thí sinh xem môn thi đánh giá năng lực, chỉ tiêu của từng ngành tại đây.

Kết quả thi sẽ được công bố ngày 31/5.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một số bài thi tùy theo số lượng ngành mong muốn xét tuyển. Bài thi minh họa của từng môn cụ thể như sau:

1. Bài thi đánh giá năng lực môn Toán: TẠI ĐÂY

2. Bài thi đánh giá năng lực môn Ngữ văn: TẠI ĐÂY.

3. Bài thi đánh giá năng lực môn Tiếng Anh: TẠI ĐÂY.

4. Bài thi đánh giá năng lực môn Vật lí: TẠI ĐÂY.

5. Bài thi đánh giá năng lực môn Hoá học: TẠI ĐÂY.

6. Bài thi đánh giá năng lực môn Sinh học: TẠI ĐÂY.

7. Bài thi đánh giá năng lực môn Lịch sử: TẠI ĐÂY.

8. Bài thi đánh giá năng lực môn Địa lý: TẠI ĐÂY.

Bài thi đánh giá năng lực Toán học có thời gian làm bài 90 phút, bao gồm 31 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận.

Đối với các bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý có thời gian làm bài 60 phút, gồm 29 - 30 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận.

Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn diễn ra trong 90 phút, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu liên quan đến bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh theo 5 phương thức. Trong đó, trường dành một phần chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi trước ngày 15/5/2022 (đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào) kết hợp với kết quả học THPT.

Điều kiện đăng kí xét tuyển là những thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ (học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) từ 6.5 trở lên.

Trường xét tuyển theo từng ngành dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn (đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có). Đối với các ngành có thi năng khiếu, trường xét theo tổng điểm các môn thi năng khiếu tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có) với các môn thi thi đánh giá năng lực.

Thúy Nga

Đề thi đánh giá năng lực Sư phạm Hà Nội

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2021 vào các ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Anh là cao nhất với 28,53 điểm.

Đề thi đánh giá năng lực Sư phạm Hà Nội

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố đề minh họa của kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt năm 2021.