Đề thi ngữ văn 12 học kì 2 2023 năm 2024

Nhằm giúp các bạn học sinh có cơ hội đánh giá lại lực học của bản thân cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng [Đề minh họa]". Chúc các em thi tốt. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SỞ GD& ĐT LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn lớp 12 ĐỀ MINH HỌA Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề [Đề thi có 02 trang] I. ĐỌC - HIỂU [3.0 điểm] Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Cuộc sống này cũng vậy… Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể giống ta. Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể rất khác ta. Có người ưa tụ tập với bạn bè. Có người mải mê rong chơi. Có người chỉ thích nằm nhà để đọc sách. Có người say công nghệ cao. Có người mê đồ cổ. Có người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện. Có người chỉ cần mỗi ngày bước vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay một quả trứng gà tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi [...] Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?” [Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân, NXB Trẻ, 2017] Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. “Điều tồi tệ nhất” tác giả nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 3. Vì sao trong cuộc sống chúng ta đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều? Vì sao? II. LÀM VĂN [7,0 điểm] Câu 1: [2,0 điểm] Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] về những điều bản thân cần làm để thoát khỏi định kiến của người khác về mình. Câu 2 [5,0 điểm] Thằng Dục không giết Tnú ngay. Nó đốt một đống lửa lớn ở nhà ưng, lùa tất cả dân làng tới, cởi trói cho Tnú, rồi nói với mọi người: - Nghe nói chúng mày đã mài rựa, mài giáo cả rồi phải không? Được, đứa nào muốn cầm rựa, cầm giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây. Nó hất hàm ra hiệu cho thằng lính to béo nhất. Chúng nó đã chuẩn bị sẵn cả. Thằng lính mở tút-se, lấy ra một chùm giẻ. Giẻ đã tẩm dầu xà-nu. Nó quấn lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó cầm lấy một cây nứa. Nhưng thằng Dục bảo:
  2. - Để nó cho tau! Nó giật lấy cây nứa. Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó dí cây lửa lại sát mặt anh: - Coi kỹ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào. Số kiếp chúng mày không phải số kiếp giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không? Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy, bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế? Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết”! Tiếng chân người đạp lên trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết, đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về. Tiếng anh Prôi nói, trầm tĩnh: - Tnú! Tnú! Tỉnh dậy chưa? Đây này, chúng tôi giết hết rồi. Cả mười đứa, đây này! Bằng giáo, bằng mác. Đây này! Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ, xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ. [Trích, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.45-46] Phân tích nhân vật Tnú trong đoạn trích trên. Từ đó khái quát tính sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. --Hết------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  3. SỞ GD & ĐT LÀO CAI HƯỚNG DẪN CHÁM – THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO ĐỀ THI GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2022- 2023 THẮNG BÀI THI : NGỮ VĂN 12 [Đáp án - thang điểm gồm có 06 trang] HDC ĐỀ MINH HỌA Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0.5 * HDC: - Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,75 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm * “Điều tồi tệ nhất” tác giả nói đến trong đoạn trích là: chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến có sẵn. 2. * HDC: 1.0 - HS ghi lại chính xác như đáp án: 0,75 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm * Trong cuộc sống chúng ta đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng vì: - Mỗi người có một cách sống riêng, suy nghĩ riêng...không ai giống ai. - Chỉ những người trong cuộc mới hiểu hết cuộc sống của họ đang như thế nào và họ muốn gì. - Những suy nghĩ của bản thân mình chưa chắc đã là đúng, vì thế ta không nên thấy người khác không giống ta hoặc chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét 3. 1.0 người khác. * HDC: - HS trả lới đúng đáp án: 1,0 điểm - HS trả lời 2/3 nội dung như đáp án: 0,75 điểm - HS trả lời 1/3 nội dung như đáp án: 0,5 điểm - HS trả lời một nội dung nhỏ có ý theo đáp án: 0,25 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm * Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lý, thuyết phục. Gợi ý: Đồng tình với quan điểm, vì: - Mỗi người đều chỉ có 1 lần được sống, hãy sống có lý tưởng và mục tiêu riêng. - Mỗi người là 1 cá thể độc lập, cần biết làm bản thân mình tốt hơn theo cách của riêng mình. 4. 0.5 * HDC - Học sinh đưa ra được những nhận xét, lí giải có sức thuyết phục: 0,5 điểm - Học sinh đưa ra nhận xét nhưng chưa lí giải được thuyết phục: 0,25 điểm - HS không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm. [Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân theo nhiều cách khác nhau, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật, giáo viên cần linh
  4. hoạt khi đánh giá] LÀM VĂN 7.0 II 1. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 150 chữ] trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm 2.0 để thoát khỏi định kiến của người khác về mình. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những điều bản thân cần làm để thoát khỏi định kiến của người khác về 0.25 mình. c. Triển khai nội dung nghị luận thành các ý cụ thể; vận dụng tốt các thao 1.0 tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để làm rõ làm rõ những điều bản thân cần làm để thoát khỏi định kiến của người khác về mình; bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể theo hướng: - Định kiến: ý nghĩ riêng đã có sẵn, thường là không hay, khó có thể thay đổi được. - định kiến của bản thân: ý nghĩ, quan điểm tiêu cực do bản thân mỗi người tự đặt ra cho mình. - định kiến của những người khác: ý nghĩ, quan điểm tiêu cực do người khác đặt ra cho mình. → Việc bị chi phối hay điều khiển bởi định kiến là rất tệ: để lại hậu quả không tốt - Điều bản thân cần làm khi đứng trước những định kiến + Bình tĩnh phân tích, suy xét không nên nóng giận, phản bác ngay. + Đã là định kiến thì rất khó có thể thay đổi trong một sướm một chiều nên phải có thái độ cầu thị. - Hành động để thoát khỏi định kiến của người khác. + Phấn đấu, rèn luyện để thay đổi định kiến về mình. + lạc quan, tin tưởng vào sự nỗ lực của bản thân. - Tuy nhiên, nhiều khi định kiến hà khắc có thể làm cho bản thân thấy nản chí, thiếu niềm tin vào mọi người xung quanh hoặc thiếu niềm tin vào chính bản thân mình. - Cần nhận thức rõ, nhiều khi định kiến chỉ là tâm lý, hành động a dua theo mà không có chính kiến. - Có thái độ ứng xử đúng mực trước những định kiến còn chưa rõ về bản thân. Tuy nhiên cũng cần đấu tranh để thay đổi định kiến của người khác về mình. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: 1,0 điểm. - Lập luận tương đối chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: 0,75 điểm - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: 0,5 điểm - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không
  5. liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: 0,25 điểm - Học sinh không làm bài: không cho điểm Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận 0.25 về một vấn đề xã hội; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn; Có dẫn chứng tiêu biểu. e. Sáng tạo: diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: 0.25 Không cho điểm nếu bài làm có trên 02 lỗi chính tả và ngữ pháp. 2. Phân tích nhân vật Tnú trong đoạn trích trên. Từ đó khái quát tính sử 5.0 thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Phân tích nhân vật Tnú trong đoạn trích và khái quát tính sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và vấn 0.5 đề cần nghị luận * Phân tích nhân vật Tnú trong đoạn trích: 2.5 - Cuộc đời của nhân vật Tnú, tiêu biểu cho số phận và con đường đến với cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong thời kì chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam. - Hình ảnh đôi bàn tay thể hiện cuộc đời giản dị và tính cách anh hùng của nhân vật Tnú - người con và niềm tự hào của dân làng Xô Man kiên cường, bất khuất. - Vì tham gia cách mạng nên Tnú bị kẻ thù bắt, bị tra tấn dã man. Đặc biệt, kẻ thù đốt đôi bàn tay vừa để chấm dứt cơ hội cầm giáo cầm súng của anh và uy hiếp tinh thần làng Xô Man không đứng lên chống giặc và che chở cho cách mạng. - Hình ảnh đôi bàn tay cháy rừng rực của Tnú thể hiện phẩm chất dũng cảm phi thường của người anh hùng thời đại. Tuy da thịt bị thiêu đốt đau đớn tột cùng nhũng anh không hề khóc lóc, kêu van. Thái độ căm thù giặc mãnh liệt hiện rõ trong đôi mắt mở trừng trừng, trên đôi môi bị chính anh cắn nát, trong vị máu mặn chát ở đầu lưỡi.
  6. - Đôi bàn tay Tnú là dấu ấn khắc ghi quá khứ đau thương, mất mát cũng như sự trưởng thành của anh. Giống cánh rừng xà nu với sức sống bất diệt, đôi bàn tay bị giặc đốt cháy của Tnú vẫn giúp anh đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ, diệt ngụy và anh đã trở thành niềm tự hào to lớn của dân làng Xô Man bất khuất, kiên cường. - Nghệ thuật trần thuật sinh động [đan cài câu chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man; xen kẽ thời gian kể chuyện và thời gian của các sự kiện; phối hợp các điểm nhìn…] tạo nên giọng điệu, âm hưởng phù hợp với không gian Tây Nguyên. Hướng dẫn chấm : - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. - Học sinh không làm bài: không cho điểm * Khái quát tính sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của nhà văn 0.5 Nguyễn Trung Thành: + Thiên nhiên trong “Rừng xà nu” thấm đẫm một cảm hứng sử thi và chất thơ hào hùng thể hiện qua từng trang sách miêu tả về rừng xà nu. + Nhà văn xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể đến trong tác phẩm đều có tính đại diện cao, mang trong mình phẩm chất của cả một dân tộc. + Giọng văn mang âm hưởng vang dội như tiếng cồng tiếng chiêng của đất rừng Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. Giọng văn đó ẩn chứa chất liệu làm nên tính sử thi hoàng tráng của tác phẩm. + Kết cấu truyện theo lối vòng tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng. Chính kết cấu đó tạo nên dư âm hùng tráng đặc biệt. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc trên 03 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0,5 mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các truyện ngắn khác; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10.0 -----Hết-----

Chủ Đề