Đề văn nghị luận xã hội về môi trường

Ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn của xã hội, là vấn đề được nhà nước và xã hội quan tâm hàng đầu. Vì ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mà nó trực tiếp ảnh hưởng đến chính sức khỏe của con người. Dưới đây là bài nghị luận về ô nhiễm môi trường.

Mục lục bài viết

* Mở bài:

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: vấn đề ô nhiễm môi trường.

* Thân bài:

Giải thích vấn đề:

Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người và các động vật xung quanh.

Thực trạng:

Hàng ngày, có hàng nghìn tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.

Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ và mùi rác thải sinh hoạt thải trực tiếp ra môi trường.

Diện tích rừng hàng năm bị chặt phá ngày càng nhiều.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ quan:

– Do ý thức của con người.

– Do sự xả thải của các xí nghiệp công nghiệp.

Khách quan:

Do hiện tượng cực đoan của xã hội.

Do sự quản lí kém hiệu quả của nhà nước hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí.

Hậu quả:

– Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây lên những căn bệnh về hô hấp, phổi và ung thư.

– Ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi từ biển.

– Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống, gây lên thiên tai quanh năm

Giải pháp:

– Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường sống quanh mình, thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất để khiến cho môi trường được cải thiện tốt hơn.

– Nhà nước cần tăng cường sự quản lí cũng như xử phạt nghiêm minh với những hành vi gây hại cho môi trường sống.

– Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để xử lý các chất thải, nước thải….

* Kết bài:

Khái quát vấn đề cần nghị luận: hiện tượng ô nhiễm môi trường;

Rút ra bài học và liên hệ bản thân.

2. Dàn bài nghị luận xã hội về ô nhiễm môi trường:

* Mở bài:

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề trọng tâm của toàn xã

Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại những hệ lụy hết sức khôn lường cho toàn nhân loại.

* Thân bài:

Biểu hiện của ô nhiễm môi trường:

Môi trường không khí đang bị ô nhiễm hết sức nặng nề, đơn cử, thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng mức cho phép về ô nhiễm không khí.

Môi trường nước: Môi trường nước đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân xuất phát từ sự xả thải không kiểm soát của con người. Đồng thời, sự xả thải những chất thải hóa học, công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường nước.

Ô nhiễm môi trường đất: Hiện tượng đất bị nhiễm trì, nhiễm chất hóa học thuốc trừ sâu,…. Đặc biệt đối với những vùng đất thuộc các khu công nghiệp thì việc ô nhiễm môi trường đất đã trở thành vấn đề thường trực

Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường:

– Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém, chưa chấp hành những quy định nghiêm ngặt về xử lý chất thải công nghiệp.

– Người dân xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.

– Hệ thống quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều lỗ hổng.

Hậu quả:

– Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: hàng loại những căn bệnh: Ung thư, viêm phổi, tim mạch, hô hấp,…

– Ảnh hưởng đến môi trường sống: Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.

Bên cạnh đó, ô nhiễm còn ảnh hưởng đến các khía cạnh về kinh tế, xã hội “Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém”.

Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:

– Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp vi phạm.

– Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

* Kết bài:

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề hết sức cấp bách hiện nay.

3. Các mẫu bài nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường:

Mẫu số 1:

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm như hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,… Một đất nước muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì vấn đề bảo vệ môi trường sống là rất quan trọng, nhưng thực tế môi trường hiện nay đang ngày một bị ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như môi trường sinh thái xung quanh ta.

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm bởi việc mang chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, và sinh học của môi trường của bị thay đổi có thể gây tác hại tới sức khỏe con người và đời sống của các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường có thể bị gây ra bởi các chất ở dạng bất kỳ chất nào [rắn, lỏng hoặc khí] hoặc năng lượng [chẳng hạn như phóng xạ].

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới trên 109 quốc gia chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ 17 trên bảng “thành tích” về rác thải nhựa. Không cần những con số ấy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thực trạng nghiệm trọng của vấn đề này. Khi bạn ra đường, thật không khó để nhìn thấy bãi rác ở trên đường: những bao rác thải ngay cạnh những khu dân cư đông người, những bệnh viện, công trình; những bãi rác ngay bên chợ và cả những nơi ngập rác chưa được xử lí tại một khu xử lí rác cách đó chẳng bao xa. Ở những khu vui chơi, những lon nước ngọt, những vỏ bánh kẹo vứt la liệt ở mọi nơi. Đó là ở đất liền. Nhưng khi ra đến ngoài biển, người ta đã quen với cảnh biển đầy nhựa thay vì cá. Những rác thải sinh hoạt từ người du lịch, dân cư gần đó, những tàu đi đánh bắt cùng với rác thải của những khu công nghiệp xả thẳng ra biển mà chưa qua xử lí.

Bên cạnh đó, nước thải, nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp trong khu công nghiệp bị đổ trực tiếp ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nước ở các hồ, sông đen ngòm, bẩn thủi, gây ô nhiễm cả môi tường nước và không khí. Khói bụi, xe cộ tấp nập trong những thành phố đông đúc,… Đó thực sự là một thực trạng đáng buồn hiện nay, khi mà xã hội càng hiện đại thì môi trường lại càng bị ô nhiễm.

Vậy nguyên nhân đến từ đâu? Đầu tiên, nguyên nhân gây tác động mạnh mẽ nhất phải kể đến hành vi của chính con người. Những hành động khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy chặt phá cây xanh gây hậu quả đến vấn đề điều hoà môi trường sống. Khai thác các nhiên vật liệu quá mức ở các mỏ quặng cũng gây áp lực rất lớn đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Công tác quản lý của nhà nước chưa chặt chẽ, ý thức của người dân còn kém. Nhiều khu công nghiệp, nhà máy vì mục đích thu lợi nhuận, tiết kiệm tiền đầu tư mà bỏ qua các khâu xử lý nguồn nước thải, lợi dụng những kẽ hở, các sông suối biển gần nhà máy thải ra môi trường những chất đoọc hại gây nguy hại môi trường. Ngoài ra, việc người dân lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi cũng gây áp lực đến môi trường không nhỏ.

Vì những nguyên nhân trên, môi trường ô nhiễm để lại những hậu quả vô cùng lớn. đầu tiên và trực tiếp nhất là vấn đề sức khoẻ con người bị đe doạ, số người chết sớm tăng lên, xuất hiện nhiều làng ung thư, vùng ung thư trên cả nước. Môi trường tù đọng là nơi trú ngụ của các loại muỗi có thể gây nguy hiểm cho con người. Ô nhiễm không khí gây nhiều căn bệnh về hô hấp như: lao phổi, viêm xoang, dị ứng,…. Môi trường sống thiếu an toàn khiến cho đời sống sinh vật cũng gặp khó khăn, nhiều loài sinh vật mất đi môi trường sống của mình dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết bởi môi trường đang bị tàn phá quá nặng nề.

Để hạn chế những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra. Hơn ai hết, con người cần phải chung tay. Mỗi người dân phải tự ý thức được hành vi đang gây hại cho môi trường. Bên cạnh đó, sự can thiệp của cơ quan nhà nước cũng cực kỳ quan trọng. Nhà nước, cơ quan quản lý cần không ngừng tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những nhà máy, xí nghiệp vi phạm quy định về môi trường, thắt chặt công tác cấm xả rác thải bừa bãi ở bất cứ nơi đâu. Khuyết khích người dân ở những khu đô thị sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp, xe điện thay thế cho các loại phương tiện gây ô nhiễm đường phố. Phát động những ngày hội trồng cây xanh tạo sự trong lành, điều hoà môi trường sống. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học hay mỗi người cần nghiên cứu phát minh ra những thiết.

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh – sạch – đẹp và an toàn.

Mẫu số 2:

Giữa cuộc sống hối hả chảy trôi với những bộn bề cơm áo, đã có ai dừng lại và lắng nghe tiếng kêu cứu của đại dương, nhìn thấy dòng máu chảy ra từ các thân cây bị đốn hạ, cảm nhận hơi thở yếu ớt của đất mẹ. Thiên nhiên đang gióng lên bức thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường!”.

Bầu không khí chúng ta đang hít thở, nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày, thiên nhiên của núi rừng, sông suối, nhà cửa, đó chính là môi trường. Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn vong của loài người. “Bảo vệ môi trường” chính là hành động của mỗi người nhằm giúp Trái Đất của chúng ta trong sạch và lành mạnh hơn, giúp con người tránh khỏi nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên.

Có một nhà văn đã từng phát biểu với đại ý rằng phải mất 180 triệu năm bông hồng mới nở, 380 triệu năm con bướm mới biết bay, nghĩa là môi trường mà chúng ta đang được sống đã phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài và khắc nghiệt. Vậy mà, trong những năm gần đây, con người đang làm gì với môi trường? Hàng loạt những vụ chặt rừng, đốt rừng trái phép, những vụ xả thải không đúng quy trình như công ty Formosa, lượng rác thải sinh hoạt trên thế giới lên đến 3,5 triệu tấn mỗi ngày đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm đất, nước, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Lượng túi nilon khổng lồ không thể phân hủy đã làm gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như động đất, sóng thần, hạn hán. Gần đây nhất, Nhật Bản- một nước ôn đới đã trải qua một đợt nắng nóng kỉ lục trong khi Mỹ cũng đang gánh chịu những cơn bão nặng nề nhất trong lịch sử. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm cho bức tranh cảnh quan của mỗi đất nước bị mờ đi mà còn làm suy giảm kinh tế, văn hóa- xã hội và hơn hết thúc đẩy nhanh chóng quá trình xóa bỏ sự sống của con người.

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh.” Vâng, để không bị tan biến, chúng ta- những con người hôm nay đã đang và sẽ không ngừng chung tay xây dựng một môi trường trong lành và bền vững. Vứt rác vào thùng, trồng một chiếc cây nhỏ, nói “không” với bao bì nilon – những hành động nhỏ bé ấy cũng đã tô thêm một chút màu xanh tươi đẹp cho quả cầu sự sống của chúng ta. Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn tổ chức sự kiện “Ngày Trái Đất” và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó cũng cho thấy sự nhận thức đúng đắn cũng như quan tâm của con người trước những thảm cảnh thiên nhiên. Ngày càng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận, những con người trẻ đầy nhiệt huyết dám đứng lên bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ các vườn nguyên sinh- mái nhà chung của muôn loài động vật.

Những hành động của chúng ta, dù lớn hay nhỏ vẫn đang từng ngày níu dài thêm sự sống. Bảo vệ môi trường không phải là quá trình kéo dài chỉ ngày một ngày hai mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân trên thế giới này, trong từng việc làm, từng hơi thở và bước đi đều quyết định đến sự tồn vong của Trái Đất. Học sinh cũng có thể đóng góp cho công cuộc này bằng những việc làm nhỏ bé nhưng hết sức ý nghĩa: chăm sóc cây cối xanh tươi của nhà của lớp, vứt rác đúng nơi quy định hay chọn một chiếc xe buýt để di chuyển. Môi trường đôi khi chỉ cần sự yêu thương bằng những việc làm thiết thực như thế, vì nó xuất phát từ chính ý thức trách nhiệm và sự chân thành tốt đẹp của con người.

“Trái Đất này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” Tôi và các bạn hãy cùng để quả bóng ấy bay mãi trong vũ trụ bao la với màu xanh của hòa bình, của hi vọng và của cả sự trong lành nữa nhé!

Môi trường thế giới đang gặp những văn đề gì?

Các vấn đề môi trường lớn hiện tại bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Các vận động hành lang về bảo tồn nhằm bảo vệ loài nguy cấp và bảo vệ bất kỳ môi trường tự nhiên có hệ sinh thái có giá trị, vấn đề thực phẩm biến đổi gen và ấm lên toàn cầu.

Văn đề về môi trường là gì?

Theo nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, sói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gien.

Môi trường là gì nghị luận xã hội?

Trước hết, môi trường được định nghĩa là tất cả những vật chất bao quanh cuộc sống. Nó bao gồm đất, nước , không khí ,rừng xanh và muôn loài đang sinh sống trên Trái Đất này, trong đó có cả loài người chúng ta. Vậy ô nhiễm môi trường thực chất là những biến đổi của các yếu tố trong tự nhiên theo chiều hướng tiêu cực.

Văn đề Ô nhiễm môi trường hiện nay như thế nào?

Sự cố vỡ đường ống dẫn dầu trong đất liền. Xả thải ra môi trường đất không đúng quy định. Sử dụng nhiều các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật một cách lạm dụng. Vấn đề nhức nhói nhất chính là khai thác rừng lấy gỗ bừa bãi, không có chương trình tái sinh gây sạt lở và xói mòn đất.

Chủ Đề