Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối nội dung là gì

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối nội dung là gì
Đặt câu có dấu ngoặc kép (Ngữ văn - Lớp 6)

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối nội dung là gì

1 trả lời

Trình bày đoạn văn ngắn cảm nghĩ về bé thu (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Viết một bài văn kể về một chuyến đi chơi xa (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Viết 1 đoạn văn khoảng 4 câu (Ngữ văn - Lớp 7)

2 trả lời

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối".

Từ trong thực tế, hiện tượng "ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng của sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch nhau giữa hai nửa cầu và các mùa trong năm.

- Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục Trái Đất nghiêng và hướng nghiêng không đổi, ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa (do Trái Đất có hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam. Vì thế nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn). Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc nên đêm tháng năm ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng".

- Vào tháng 12 (tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc, do đó ngày ở tháng mười ngắn đúng với lời nói:"Ngày tháng mười chưa cười đã tối".

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối nghĩa là gì.

Tháng năm (âm lịch) ngày dài đêm ngắn, tháng mười (âm lịch) ngày ngắn đêm dài.
  • trâu buộc ghét trâu ăn là gì?
  • chim có tổ, người có tông là gì?
  • làm khách thì sạch ruột là gì?
  • khéo làm tôi vụng, vụng chẳng làm tôi ai là gì?
  • quạ không bao giờ mổ mắt quạ là gì?
  • đom đóm bắt nạt ma trơi là gì?
  • thôi rên quên thầy là gì?
  • sinh vô gia cư, tử vô địa táng là gì?
  • mồng năm, mười bốn, hai ba; đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn là gì?
  • ăn cây nào rào cây ấy là gì?
  • văn có bài, võ có trận là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối có nghĩa là: Tháng năm (âm lịch) ngày dài đêm ngắn, tháng mười (âm lịch) ngày ngắn đêm dài.

Đây là cách dùng câu đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối. Thực chất, "đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Tục ngữ được coi là "chiếc túi khôn" của nhân dân ta. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh sẽ được tìm hiểu câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối".

Download.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, hy vọng sẽ cung cấp đến học sinh một tài liệu hữu ích.

Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu đã phản ánh kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Trong đó phải kể đến câu:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Đầu tiên, câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm. Dựa vào cơ sở khoa học, nghiên cứu, có thể thấy rằng khi trái đất chuyển động quay xung quanh mặt trời, trái đất luôn luôn quay quanh mặt trời và cũng tự quay quanh trục của mình. Vào thời gian khoảng tháng năm âm lịch, khi bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời (mùa hè), nên thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn ban đêm. Tiếp đến, vào khoảng tháng 10 âm lịch, khi bán cầu Bắc đi xa mặt trời (mùa đông), nên thời gian ban ngày sẽ gắn hơn ban đêm.

Với câu tục ngữ này, chúng ta hiểu rõ hơn về quy luật biến chuyển của thiên nhiên, thời điểm đổi mùa trong năm. Khi đó, chúng ta sẽ có sự sắp xếp để sinh hoạt và sản xuất sao cho phù hợp nhất.

Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Mẫu 2

Tục ngữ được gọi là “túi khôn” của nhân dân ta. Một trong số những câu tục ngữ phản ánh được kinh nghiệm quý báu trong việc quan sát hiện tượng thiên nhiên là:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu tục ngữ thể hiện sự biến đổi của thời gian. Dựa trên kiến thức về khoa học, trái đất luôn chuyển động quanh Mặt trời. Còn trục trái đất luôn nghiêng về một phía không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía mặt trời còn nửa kia thì chếch xa. Và hiện tượng tháng năm có “ngày dài đêm ngắn” hay tháng mười có “ngày ngắn đêm dài” cũng được lý giải dựa trên quy luật đó. Nước ta nằm ở bán cầu Bắc, vào tháng năm âm lịch sẽ nhận được nhiều ánh sáng của mặt trời. Đây cũng là thời điểm của mùa hè. Vào mùa này thì ngày sẽ dài hơn, còn đêm sẽ ngắn hơn. Đến tháng mười âm lịch, nửa cầu Bắc bị chếch xa phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Đây lại là thời điểm của mùa đông, nên có “ngày ngắn đêm dài”.

Cách nói ví von “chưa nằm đã tôi” và chưa cười đã sáng” nhằm muốn nhấn mạnh về sự dài ngắn của thời ngày - đêm. Sự chuyển biến khoảng thời gian ban đêm vào tháng năm trôi đi rất nhanh khiến cho con ta cảm nhận vừa mới chợp mắt nghỉ ngơi thì trời đã chuyển sang sáng mất rồi lại bắt đầu một ngày với những lo toan công việc. Còn sự chuyển biến khoảng thời gian ban ngày vào tháng mười cũng trôi đi rất nhanh, khiến con người chưa kịp vui chơi đã thì trời đã tối.

Đồng thời, câu tục ngữ cũng cho khuyên nhủ con người nên bố trí lịch trình công việc sao cho hợp lý, sắp xếp thời gian một cách phù hợp với những tháng ngày dài đêm ngắn, ngày ngắn đêm dài nhất là ở nông thôn. Nó sẽ giúp người dân có một mùa màng bội thu.

Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho chúng ta một bài học quý giá về việc quan sát hiện tượng tự nhiên. Từ đó, nó cũng gửi gắm con người nhiều bài học ý nghĩa.

Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Mẫu 3

Ông cha ta đã có câu tục ngữ nhận xét đúng đắn về độ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu tục ngữ sử dụng vần lưng (“năm” với “nằm”, “mười” với “cười”), vừa có đối (“đêm” và “ngày”, “tháng năm” và “tháng mười”, “nằm” và “cười”, “sáng” và “tối”). Cùng với đó là cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ: “chưa nằm đã sáng” để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn, rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiều dài ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Như vậy, câu tục ngữ chỉ rõ: ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài. Từ đó, chúng ta cần nắm được độ dài thời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết. Như vậy, đây là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa.