Địa chỉ cư trú là như thế nào năm 2024

Phân biệt giữa thường trú và tạm trú là những khái niệm có sự khác biệt quan trọng. Việc hiểu rõ sự khác biệt này là quan trọng để tuân thủ đúng quy định pháp luật. Dưới đây, AZTAX sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn về từng khái niệm này.

Phân biệt thường trú và tạm trú

Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 68/2020/QH14 quy định về trường hợp nơi thường trú như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ 8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;

Như vậy, thường trú được phân biệt là:

  • Nơi thường trú là địa điểm mà công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã đăng ký thường trú.
  • Thường trú là việc sinh sống thường xuyên, lâu dài chủ yếu tại địa điểm ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc có thể là thuê, mượn, hoặc ở nhờ.
  • Không có thời hạn
  • Thường trú được đăng ký tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương khi không có đơn vị hành chính cấp xã.
  • Thường trú được xác định trong các trường hợp sau: có chỗ ở hợp pháp; nhập hộ khẩu về nhà người thân; đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ; đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở; đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội, đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động.
  • Thường trú trong thời hạn 12 tháng, tính từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký thường trú.
  • Nơi thường trú mới được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về cư trú.

Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 68/2020/QH14 quy định về trường hợp nơi tạm trú như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ 9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Như vậy, tạm trú được phân biệt là:

  • Tạm trú là địa điểm mà công dân sinh sống trong thời gian từ 30 ngày trở lên, ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
  • Tạm trú là việc sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định, chủ yếu tại địa điểm ở là nhà thuê, mượn.
  • Tạm trú có thời hạn, tối đa 02 năm, và có thể được gia hạn nhiều lần.
  • Tạm trú được đăng ký tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở những địa điểm không có đơn vị hành chính cấp xã.
  • Tạm trú đáp ứng hai điều kiện chính là sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú và sinh sống từ 30 ngày trở lên.
  • Tạm trú không giới hạn thời gian thực hiện; tuy nhiên, khi sinh sống trên 30 ngày, người dân phải tiến hành đăng ký tạm trú.
  • Thông tin về nơi tạm trú mới và thời hạn tạm trú của người đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về cư trú.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản nơi thường trú và tạm trú như sau:

  • Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài và không có thời hạn cụ thể;
  • Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên nhưng có thời hạn, khác biệt với nơi thường trú;
  • Lưu trú là nơi ở trong thời hạn rất ngắn, mang tính chất nhất thời.

2. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú

Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú

Quy định tại Điều 7 Luật Cư trú 68/2020/QH14 xác định 13 nhóm hành vi bị nghiêm cấm về cư trú như sau:

[1] Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.

[2] Lạm dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

[3] Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

[4] Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.

[5] Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.

[6] Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú.

[7] Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.

[8] Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

[9] Làm giả giấy tờ, tài liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin sai sự thật về cư trú.

[10] Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.

[11] Giải quyết cho đăng ký thường trú, tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.

[12] Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.

[13] Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú.

Do đó, trong quá trình thực hiện các hoạt động liên quan đến cư trú, việc nghiên cứu kỹ lưỡng và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật là hết sức quan trọng.

3. Mức phạt xử lý vi phạm hành chính không đăng ký thường trú, tạm trú

Mức phạt xử lý vi phạm hành chính không đăng ký thường trú và tạm trú

Mức phạt xử lý vi phạm hành chính liên quan đến việc không đăng ký thường trú, tạm trú được quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể, những người vi phạm các quy định về đăng ký và quản lý cư trú sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền trong khoảng từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Các hành vi bị xử phạt bao gồm:

  • Không tuân thủ quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
  • Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
  • Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin cư trú, hoặc giấy tờ khác liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Do đó, việc tuân thủ chặt chẽ các quy định về đăng ký cư trú là quan trọng để tránh mức phạt và duy trì sự đồng thuận với hệ thống quản lý cư trú.

Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa thường trú và tạm trú mà chúng tôi đã cung cấp. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX để được hỗ trợ.

Địa chỉ cư trú là gì?

Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống; nếu không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sông thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống. Nơi cứ trú của người chưa thành niên, người được giám hộ là nơi cư trú của cha, mẹ, của người được giám hộ.

Nơi thường trú và nơi tạm trú khác nhau như thế nào?

Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài và không có thời hạn cụ thể; Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên nhưng có thời hạn, khác biệt với nơi thường trú; Lưu trú là nơi ở trong thời hạn rất ngắn, mang tính chất nhất thời.

Địa chỉ cư trú hợp pháp là gì?

Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ thường trú ghi như thế nào?

- Trên thực tế thì nơi mà một người xuất thân hoặc nơi cha mẹ của họ thường trú hay đó là địa chỉ gốc được ghi trên giấy tờ tùy thân của một người thì đó được xác định là địa chỉ thường trú.

Chủ Đề