Địa hình ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của khu vực Nam á

Answers [ ]

  1. Địa hình của khu vực Nam Á đã có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sự phân bố lượng mưa ở khu vực này:

    – Về mùa đông, dãy núi Hi-ma-lay-a chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống -> làm cho Nam Á ấm hơn so với các nước nằm cùng vĩ độ.

    – Về mùa hạ, dãy núi Hi-ma-lay-a đón gió mùa Tây Nam từ biển vào gây mưa lớn ở sườn núi phía Nam.

    – Trên các vùng núi cao, khí hậu phân hóa theo độ cao phức tạp: phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều; càng lên cao khí hậu càng mát dần.

  2. Sự phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều:

    – Nơi mưa nhiều nhất:sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di vùng đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11000-12000mm/năm.

    – Những vùng mưa ít: vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ, vùng hạ lưu sông Ấn.

Ôn tập Địa lí 8 Bài 10. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Câu hỏi: Nêu đặc điểm khí hậu khu vực Nam Á. Cho biết nhân tố tự nhiên nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu khu vực này?

Lời giải:

- Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:

+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm.

+ Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.

+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô.

- Sông ngòi: dày đặc, có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Ba-ra-pút.

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Nhân tố địa hình ảnh hưởn rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu

Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu đặc biệt là lượng mưa.

- Dãy Himalaya ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy đã làm cho sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 đến 3000 mm/năm. Nhưng ở sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa rất ít.

- Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Himalaya, chuyển hướng đông nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn.

- Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút mưa xuống đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đêcan lượng mưa rất ít.

1. Tìm hiểu chung về khu vực Nam Á:

Nam Álà thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam củachâu Á. Nam Á có diện tích khoảng 5,2 triệu km², chiếm 11,71% diện tích châu Á và chiếm 3,5% diện tích bề mặt đất liền của Trái Đất.

Khí hậu của Nam Á khác biệt đáng kể giữa các địa phương, từ nhiệt đới gió mùa ở phía nam đến ôn đới tại phía bắc. Sự đa dạng này chịu ảnh hưởng không chỉ bởi độ cao, mà còn do các yếu tố khác như khoảng cách với bờ biển và tác động theo mùa của gió mùa.

2. Vị trí địa lí khu vực Nam Á:

Về mặt địa hình,mảng Ấn Độchi phối Nam Á, nằm về phía nam dãyHimalayavàHindu Kush. Nam Á cóẤn Độ Dươngbao quanh ở phía nam, còn trên đất liền thì giáp vớiTây Á,Trung Á,Đông ÁvàĐông Nam Á. Nam Á bao gồm các lãnh thổ hiện tại củaAfghanistan,Ấn Độ,Bangladesh,Bhutan,Maldives,Nepal,PakistanvàSri Lanka.

3. VềKhí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiênkhu vực Nam Á:

* Về khí hậu:

- Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình

- Khu vực mưa nhiều nhất thế giới.

- Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều.

- Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.

* Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên

- Nam Á có nhiều sông lớn: SôngẤn; SôngHằng; SôngBramapút...

- Các cảnh quan tự nhiên chính: Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Video liên quan

Chủ Đề