Điện áp sơ cấp định mức của máy biến áp kí hiệu

Định nghĩa máy biến áp [máy biến thế] là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vậy cấu tạo, công dụng và định nghĩa máy biến áp như nào? Trong bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giới thiệu đến các bạn, cùng tìm hiểu nhé!

Định nghĩa máy biến áp là gì? 

Định nghĩa máy biến áp là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Máy biến áp hay máy biến thế là thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo nguyên tắc cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi hệ thống điện xoay chiều

Cấu tạo của máy biến áp

Hình1: Minh họa cấu tạo máy biến áp

Cấu tạo chung của máy biến áp có các bộ phận chính sau đây: lõi thép, dây quấn và vỏ máy

  • Lõi thép máy biến áp: dùng để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo từ các vật liệu dẫn từ tốt, thường là thép kĩ thuật điện mỏng. Để giảm dòng điện xoay chiều trong lõi thép, người ta dùng lá thép kỹ thuật điện, hai mặt có sơn cách điện ghép với nhau.
  • Dây quấn máy biến áp: được chế tạo bằng dây đồng hoặc nhôm có tiết diện tròn hoắc chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện
  • Vỏ máy giúp bảo vệ máy

Một số lưu ý: 

  • Máy biến áp công suất nhỏ thì được làm mát bằng không khí
  • Máy biến áp có công suất lớn thì được làm mát bằng dầu, vỏ thùng có cánh tản nhiệt

Công dụng của máy biến áp

Máy biến áp dùng để thay đổi hiệu điện thế xoay chiều, hay tăng thế hoặc hạ thế và đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải điện năng.

Muốn giảm tổn hao trên đường dây truyền tải có 2 phương án:

  • Phương án 1: giảm điện trở R của đường dây
    • Muốn giảm R ta tăng tiết diện của dây tức là tăng khối lượng dây dẫn [ nhưng các trụ đỡ cho đường điện rất lớn nên phương án này không  kinh tế]
  • Phương án 2: giảm dòng điện I chạy trên đường dây truyền tải
    • Muốn giảm I ta phải tăng điện áp, ta cần dùng máy tăng áp [phương án này kinh tế và hiệu quả hơn]

Máy biến áp còn được dùng rộng rãi trong kĩ thuật hàn, thiết bị lò nung, trrong kĩ thuật vô tuyến điện, trong lĩnh vực đo lường, các thiết bị điện, điện tử, trong các thiết  bị sinh hoạt gia đình…

Định nghĩa các lượng định mức

Định nghĩa điện áp định mức là gì? 

Điện áp sơ cấp định mức [kí hiệu \[U_{lđm}\]] là điện áp đã quy định cho dây quấn sơ cấp.

Điện áp thứ cấp định mức [kí hiệu\[U_{2đm}\]] là điện áp giữa các cực của dây quấn thứ cấp, khi dây quấn thứ cấp hở mạch và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp là định mức

Với máy biến áp ba pha điện áp định mức là điện áp dây

Định nghĩa dòng điện định mức là gì?

Dòng điện định mức là dòng điện đã quy định cho mỗi dây quấn của biến áp ứng với công suất định mức và điện áp định mức

Đối với máy biến áp ba pha dòng điện định mức là dòng điện dây

Dòng điện sơ cấp định mức kí hiệu \[I_{lđm}\], dòng điện thứ cấp định mức kí hiệu là \[I_{2đm}\]

Định nghĩa công suất định mức của máy biến áp

Công suất định mức của máy biến áp là công suất biểu kiến thứ cấp ở chế độ làm việc định mức

Công suất định mức kí hiệu là \[S_{đm}\], đơn vị là KVA

Nguyên lý hoạt động

Máy biến thế bao gồm hai cuộn dây. Mỗi cuộn dây được coi là một cuộn cảm. Dòng điện xoay chiều sẽ đi vào cuộn cảm này gọi là cuộn sơ cấp. Cuộn dây còn lại gọi là cuộn thứ cấp và nó đặt gần cạnh cuộn sơ cấp, nhưng dòng điện không đi qua đó

Dòng xoay chiều đi qua cuộn sơ cấp tạo ra một từ thông biến thiên và một vài trong số chúng liên kết với cuộn thứ cấp và tạo ra một hiệu điện thế đi qua đó. Độ lớn của hiệu điện thế là tỉ lệ giữa số vòng  của cuộn sơ cấp với số vòng của cuộn thứ cấp.

Để tối đa hóa dòng từ thông đối với mạch thứ cấp người ta sử dụng lõi sắt để tạo ra đường đi có từ trở cho từ thông đi qua.

>>> Tìm hiểu thêm về Công suất định mức tại đây.

Như vậy, bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã giúp bạn nắm được định nghĩa máy biến áp là gì cùng những nội dung liên quan. Nếu có bất cứ câu hỏi hay đóng góp gì cho chủ đề định nghĩa máy biến áp, đừng quên để lại nhận xét bên dưới để cùng trao đổi thêm nhé. Chúc bạn luôn học tốt!

Please follow and like us:

Các máy biến áp được tính toán, chế tạo với một chế độ làm việc lâu dài và liên tục nào đó gọi là chế độ định mức. Đây là chế độ làm việc của máy biến áp ứng với các thông số và điều kiện định mức: điện áp U = Uđm, tần số f = fđm, công suất S = Sđm và điều kiện môi trường như tính toán thiết kế [tmt = ttk].

1. Công suất định mức máy biến áp

 Công suất định mức là công suất toàn phần [biểu kiến] được nhà máy chế tạo qui định trong lý lịch MBA. Máy biến áp có thể tải được liên tục công suất này [S = Sđm] khi điện áo là Uđm, tần số fđm và điều kiện làm mát là định mức và khi đó tuổi thọ của MBA sẽ bằng định mức.

  • Đối với MBA hai cuộn dây công suất định mức là công suất của mỗi cuộn dây.
  • Đối với MBA ba cuộn dây người ta có thể chế tạo các loại sau:

+ 100/100/100 là loại có công suất của mỗi cuộn dây đều bằng công suất định mức.

+ 100/100/66,7 là loại có công suất của hai cuộn dây bằng công suất định mức và công suất của cuộn thứ ba bằng 66,7% công suất định mức.

  • Đối với MBA tự ngẫu thì công suất định mức là công suất của một trong hau đầu sơ hoặc thứ cấp mà hai đầu này có liên hệ tự ngẫu với nhau, công suất này còn gọi là công suất xuyên.

2. Điện áp định mức

Điện áp định mức của máy biến áp là điện áp của các cuộn dây khi không tải được quy định trong lý lịch máy biến áp.

Tỉ số biến đổi điện áp:

3. Dòng điện định mức

Dòng điện định mức là dòng điện của các cuộn dây được nhà máy chế tạo quy định, với các dòng điện này thì máy biến áp làm việc lâu dài mà không bị quá tải. Dòng điện định mức được xác định như sau:

4. Điện áp ngắn mạch Un%

Điện áp ngắn mạch là điện áp giữa hai đầu cuộn sơ cấp khi ngắn mạch cuộn thứ cấp thì dòng điện trong cuộn dây sơ cấp bằng dòng điện định mức.

Ý nghĩa: Điện áp ngắn mạch đặc trưng cho điện áp rơi trên tổng trở cuộn dây MBA khi dòng chạy trong cuộn dây bằng dòng định mức và dùng để xác định tổng trở cuộn dây MBA. Khi Uđm, Sđm tăng thì Un cũng tăng.

Ví dụ:

Với Uc = 35 KV; Sđm = 630 KVA thì Un = 6,5%.

Với Uc  = 35 KV; Sđm  = 80,000 KVA thì Un = 9%.

Khi Un  tăng tì giảm được dòng ngắn mạch nhưng sẽ tăng tổn thất công suất, tổn thất điện áo trong máy biến áo và giá thành MBA cũng tăng. UN% là tỉ lệ phần trăm điện áp ngắn mạch so với điện áp định mức.

Nối tắt cuộn dây thứ cấp, tăng điện áp nguồn đưa vào cuộn dây sơ cấp cho đến khi chỉ số trên Ampe kế bằng dòng định mức thì giá trị UN chính là chỉ số trên voltmet. Khi ngắn mạch UN rất nhỏ nên từ thông trong máy biến áp cũng rất nhỏ nghĩa là ra xem như dòng không tải I0 = 0, trong sơ đồ thay thế ta có thể bỏ nhánh xm – rm.

Ta có:

Chú ý: Khi thí nghiệm ngắn mạch điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp nhỏ nên dòng điện bằng dòng định mức nhưng khi ngắn mạch sự cố điện áp hệ thống có giá trị lớn nên dòng ngắn mạch rất lớn.

5. Dòng điện không tải I0%

Dòng điện không tải là đại lượng đặc trưng cho tổn hao không tải của MBA, phụ thuộc tính chất từ, chất lượng cũng như cấu trúc lắp ghép của lõi thép. Ngày nay người ta sử dụng thép tốt để chế tạo MBA nên dòng I0 giảm. I0  % biểu thị bằng phần trăm so với dòng điện định mức Iđm

Quan hệ giữa dòng không tải và tổn hao không tải:

Trị số của dòng không tải được xác định nhờ thí nghiệm không tải: Ta cho hở mạch cuộn thứ cấp và đưa vòa cuộn sơ cấp điện áp định mức thì giá trị dòng điện đo được ở mạch sơ cấp chính là giá trị dòng không tải.

6. Tổ đấu dây của máy biến áp

Trong các máy biến áo ba pha các cuộn dây có thể nối lại với nhau thành hình sao [Y], tam giác [] hay nối ziczag. Khi nối sao ta lấy ba đầu cuối nối chung và ba đầu còn lại để tự do [hình a], nối tam giác thì đầu cuối của pha này nối với đầu của pha kia [hình b]. Khi nối ziczag cuộn dây của mỗi pha được chia làm hai nửa và được quấn trên hai trụ khác nhau, hai nửa này được nối tiếp ngược nhau [hình c].

Xem thêm: Máy biến áp là gì

Các thông số của máy biến áp

Kiểu nối ziczag rất ít dùng vì tốn nhiều đồng hơn và chỉ gặp trọng các máy biến áp dùng cho thiết bị chỉnh lưu hoặc trong các máy biến áp đo lường để hiệu chỉnh sai số về góc lệch pha.

Thông thường các máy biến áp hay dùng các tổ đấu dây Y/Y0, Y/, Y0/ [Y0 các cuộn dây được nối theo hình sao và trung tính nối đất trực tiếp].

Vậy: Tổ nối dây của máy biến áp được hình thành do sự phối hợp kiểu nối dây sơ cấp so với kiểu nối dây thứ cấp và nó biểu thị góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp.

Người ta qui ước biểu thị tổ đấu dây MBA dựa vào góc lệch pha sức điện động của phía sơ cấp E1 và thứ cấp E2.

Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.

máy biến ápthông số kỹ thuật máy biến ápthông số máy biến áp

Video liên quan