Diễn viên Thanh Hương phim Thương nhớ ở ai

Tạo hình của diễn viên Thanh Hương trong 'Thương nhớ ở ai' gây tò mò với gương mặt nhợt nhạt, thẫn thờ - một biểu cảm rất quen thuộc của người phụ nữ làng Đông trong thời kỳ hậu chiến.

Posted by Thương nhớ ở ai onMonday, October 16, 2017

Thanh Hương là diễn viên trẻ người gốc Hải Dương, sinh năm 1988. Cô từng đoạt á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Hải Dương 2006 và quyết định lựa chọn nghiệp diễn làm con đường phát triển lâu dài. Khán giả biết đến cô đầu tiên thông qua vai diễn trong phim “Hậu họa” của đạo diễn Nhuệ Giang. Cô kể lại rằng: “Mình còn nhớ khi xong vai diễn mình nhận được cát xê 50.000. Đó là vai diễn một cô hoa hậu, thật tình cờ thời điểm tham gia vai diễn đó mình cũng vừa đạt giải Á hậu 2-Hoa hậu Hải Dương 2006. Cũng nhờ thế mà đến giờ khán giả cũng nhớ mình. Nhưng phải nói thật nghệ thuật bén duyên với mình từ ngày còn là học sinh cấp 2, mình thường đóng kịch ở trong đội văn nghệ của trường, thường xuyên được đi thi văn nghệ. Có lẽ dòng máu nghệ thuật ngấm vào mình từ khi đó, dòng máu ấy đã chảy khiến mình quyết tâm phải theo nghệ thuật diễn xuất chuyên nghiệp.” Ngoài “Hậu họa” là bộ phim xuất phát điểm, Thanh Hương còn tham gia diễn suất nhiều bộ phim truyền hình như: “Sitcom sắc màu phái đẹp”, “Những cánh hoa trước gió”, “Zippo mù tạt và em”, “Đường lên Điện Biên”, “Cuồng phong” hay bộ phim gần đây được khán giả quan tâm “Người phán xử”. Với vẻ đẹp cũng như sự tài năng, Thanh Hương là nhân tố hứa hẹn những vai diễn đặc sắc trong tương lai.

Thanh Hương là một nữ diễn viên truyền hình nổi tiếng. Những năm gần đây, cô xuất hiện thường xuyên trên sóng truyền hình qua các bộ phim truyền hình ăn khách, mới đây nhất là bộ phim "Người phán xử"

Thanh Hương tốt nghiệp tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Sau đó, cô về làm việc tại Đoàn kịch 2 thuộc Nhà hát kịch Hà Nội. Trước khi tham gia làng giải trí. Thanh Hương từng tham gia cuộc thi Hoa khôi Hải Dương năm 2006 và đã dành giải Á Khôi 1. Cô khởi nghiệp diễn viên từ một vai diễn quần chúng trong bộ phim "Hoa hậu" của nữ đạo diễn nổi tiếng Nhuệ Giang. Sau đó, cô nhận được nhiều lời mời tham gia phim và sitcom và đã gây được ấn tượng với khán giả. Cô tham gia nhiều sitcom như: Đàn ông sau 5h, Sắc màu phái đẹp, Style công sở... 

Mới đây nhất, Thanh Hương tham gia vai diễn Phan Hương trong bộ phim truyền hình ăn khách "Người phán cử", là một trong hai bộ phim truyền hình có lượng khán giả xem đống nhất hiện nay. Trong tập 9 của bộ phim, vai diễn của Thanh Hương [ Phan Hương] gây ấn tượng bởi một cảnh nóng rất táo bạo. Dù đã đi diễn nhiều năm, nhưng có thể nói vai diễn Phan Hương là một vai diễn khá mới đối với Thanh Hương, tuy nhiên, nhờ vai diễn này mà cô đã được khán giả nhắc đến nhiều hơn. Vai diễn Nhu, cô đồng nghiệp cùng tòa soạn của nhân vật chính Minh Vân[Bảo Thanh] trong bộ phim "Sống chung với mẹ chồng" do Thanh Hương thủ vai lại là một hình mẫu khá đối lập với nhân vật Phan Hương- con gái tập đoàn Phan Thị trong "Người phán xử". Nhu là một cô gái chuẩn chất "nhân viên công sở", lơ đễnh, thích buôn chuyện, hay quan tâm đến đồng nghiệp. Tuy nhiên, dù là vai diễn nào Thanh Hương cũng thể hiện được rất tốt về thần thái lẫn cá tính của nhân vật.
Vừa là diễn viên truyền hình, vừa là diễn viên sân khấu kịch, công việc của Thanh Hương khá là bận rộn, tuy nhiên, nữ diễn viên này cho biết, vì niềm đam mê với công việc, cô vẫn luôn cố gắng để cân bằng công việc của mình.

Phim truyền hình:

  • Zippo, Mù tạt và em
  • Điều bí mật
  • Người phán xử
  • Cư dân thông thái
  • Những cánh hoa trước gió

Facebook: thanhhuong.actress

Thương nhớ ở ai

Áp phích phim

Thể loạiTâm lý
Gia đìnhĐịnh dạngPhim truyền hìnhSáng lậpNSƯT Lưu Trọng NinhDựa trênBến không chồng [tiểu thuyết]Kịch bảnLưu Trọng Ninh
Dương Hướng [tiểu thuyết]Đạo diễnNSƯT Lưu Trọng Ninh
Bùi Thọ ThịnhDiễn viênLâm Vissay
Ngọc Anh
Hồng Kim Hạnh
Trà MyQuốc gia
Việt NamNgôn ngữtiếng ViệtSố tập34Sản xuấtGiám chếĐỗ Thanh HảiBiên tậpPhạm Ngọc TiếnĐịa điểmHà Nội
Ninh Bình
Bắc Giang
Quảng NinhKỹ thuật quay phimTrương Quốc Huy
Đặng Tuấn Tài
Ngô Thanh TĩnhThời lượng45 phút/tập [có quảng cáo]Đơn vị sản xuấtTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt NamTrình chiếuKênh trình chiếu tại Việt NamVTV3Định dạng hình ảnh1080pQuốc gia chiếu đầu tiên
Việt NamPhát sóng tại Việt Nam4 tháng 11 năm 2017 – 4 tháng 3 năm 2018Thông tin khácChương trình trướcĐi qua mùa hạChương trình sauNếu còn có ngày maiLiên kết ngoàiTrang mạng chính thứcTrang mạng chính thức khác

Thương nhớ ở ai là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam do NSƯT Lưu Trọng Ninh[1] và Bùi Thọ Thịnh làm đạo diễn. Phim phát sóng vào lúc 14h thứ 7, Chủ Nhật hàng tuần bắt đầu từ ngày 4 tháng 11 năm 2017 và kết thúc vào ngày 4 tháng 3 năm 2018 trên kênh VTV3.

Đây cũng là phim truyền hình cuối cùng của VFC được sản xuất và phát sóng trên khung giờ Rubic 8.

Nội dung

Thương nhớ ở ai có nội dung mô tả lại số phận của những người phụ nữ thôn dã Bắc Bộ thời chiến.

Anh bộ đội phục viên Nguyễn Văn Vạn trở về làng Đông, nơi anh được sinh trưởng trong thân phận đứa ở nhà địa chủ. Do thất tình, Vạn nhảy xuống sông bơi đi khỏi làng, người ta tưởng anh đã tự tử vì lụy tình thì nay anh đột nhiên "sống lại". Sau khi rời làng, Vạn nhập ngũ tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, Vạn về làng với tư cách một người hùng, một cựu binh với nhiều huân chương, trên người có vài vết thương trong chiến đấu. Những tưởng sau bao bão táp cuộc đời, Vạn được sống trong bình yên của quê cũ, nhưng bao điều diễn ra sau đó lại rất trái ngược và xa lạ với tâm thức của anh. Để giữ gìn uy tín của người cựu binh, anh không dám đến với người yêu cũ là bà Nhân, do bà nay đã là vợ liệt sỹ. Đời sống của những người trong làng cũng bị những tập tục cũ trói buộc, như hôn nhân đa thê, trọng nam khinh nữ nặng nề hoặc sự đối địch giữa 2 dòng họ khiến con cháu không được kết hôn...

Diễn viên

  • Lâm Vissay trong vai Vạn
  • Ngọc Anh trong vai Nhân
  • Trà My trong vai Hạnh
  • Hồng Kim Hạnh trong vai Hơn
  • Thiện Tùng trong vai Quất
  • NSND Thanh Ngoan trong vai Bà Bánh
  • Thanh Hương trong vai Nương
  • Jimmii Khánh trong vai Đột

Cùng một số diễn viên khác...

Sản xuất

Bộ phim Thương nhớ ở ai là phim xử lý hậu kỳ lâu nhất - suốt gần 3 năm. Ban đầu, khi tính toán lý thuyết, số cảnh hậu kỳ cần thực hiện là 300 nhưng con số thực tế sau đó tăng lên rất nhiều, khoảng 2.000 cảnh.

Bối cảnh của phim cũng được quay ở 18 làng, trải dài từ Hà Tĩnh trở ra, sau đó đoàn phim sẽ chọn những khung cảnh đẹp rồi ghép lại thành cảnh quan của một ngôi làng hư cấu.

Ngoài ra, một số yếu tố hiện đại như nhà lầu phía xa, cột điện, dây điện, chảo thu sóng... đều phải thay hoặc xoá. Đoàn phim cũng tiết lộ thêm, đạo diễn Lưu Trọng Ninh là người cầu toàn, hay sáng tạo thêm nhiều cảnh mới trong quá trình quay, nên họ theo đó cũng sẽ phải ứng biến theo.[2]

Bê bối

"Thả rông" trên sóng truyền hình

Trong những tập đầu tiên lên sóng, phim đã tạo ra một sự phản ứng dữ dội khi khán giả nhận ra các diễn viên nữ trong phim không mặc nội y, chỉ mặc áo yếm, để lộ khuôn ngực ra sau lớp vải mỏng. Nhiều khán giả cho rằng hình ảnh này không phù hợp trên truyền hình và nên dùng miếng dán ngực để khi lên hình đỡ bị lộ liễu hơn.

Tuy nhiên, họa sĩ Nguyễn Dũng Minh, người phụ trách trang phục của bộ phim cho biết, anh cùng đạo diễn Lưu Trọng Ninh cũng đã tranh cãi về việc có nên cho diễn viên dùng miếng dán ngực hay không. Cuối cùng đạo diễn Lưu Trọng Ninh vẫn bảo lưu ý đồ nghệ thuật của mình. "Chúng tôi đã phải may thêm yếm cho các nhân vật chính, với chất liệu vải dày hơn, và chỉ dùng miếng dán, trong một số cảnh quay đặc biệt", họa sĩ Dũng Minh chia sẻ.[3]

Ngoài ra, phim cũng gây xôn xao với những câu thoại mang tính "tục tĩu" như: "Cái ngực thây nẩy như đi trêu tức người ta"; “Cháu mà cắt được [ngực] cháu thì cháu đã cắt rồi"... và còn sử dụng một số từ ngữ như "đĩ", "đượi",... được cho là không phù hợp với một bộ phim được phát trên sóng truyền hình quốc gia, dù những điều này đều là những thứ được miêu tả nhằm mục đích tăng thêm sự chân thật trong phim. Thêm vào đó, trong tập 32 của phim, nhiều khán giả cũng đã cho rằng cảnh nóng đến "sập giường" giữa hai nhân vật Vạn và Hạnh là "phản cảm" và "dung tục", không thích hợp để phát trong khung giờ phim chiều.[4]

Bạn diễn tát nhau

Sau khi tập phim thứ 31 kết thúc, nữ diễn viên Trà My đã lên Facebook tiết lộ hậu trường cảnh Nhân tát Hạnh ở trong tập này. Cụ thể, trước khi quay hình, đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã nói với Ngọc Anh rằng đây là "cơ hội hiếm có để cô ra tay nếu có bất cứ cái gì bức xúc với Trà My". Bản thân Trà My cũng khẳng định mối quan hệ giữa cả hai cũng không mấy hoàn hảo. Vì lý do này nên cô đã phải hứng chịu hai cái tát rất đau từ bạn diễn. Do bức xúc và tự ái, Trà My đã vung tay tát trả Ngọc Anh.

Sự việc tưởng chừng như kết thúc khi Trà My đã gửi lời xin lỗi đến Ngọc Anh thì bất ngờ Ngọc Anh lại lên tiếng tố Trà My đã xúc phạm cô. Theo Ngọc Anh, ngay khi đạo diễn vừa hô "cắt" để kết thúc cảnh này, Trà My không chỉ tát vào mặt cô mà còn dùng những từ ngữ vô cùng nặng nề. Không chỉ tiết lộ về thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp của Trà My, Ngọc Anh còn thẳng thừng đánh giá bạn diễn là người "láo" và "vô văn hóa".[5]

Giải thưởng

Năm Giải thưởng Hạng mục [Người] đề cử Kết quả Tham khảo
2017 Giải Cánh diều Phim truyện truyền hình Không có Cánh diều vàng [6]
Đạo diễn xuất sắc Lưu Trọng Ninh Đoạt giải
Bùi Thọ Thịnh Đoạt giải
Quay phim xuất sắc Hoàng Tích Thiện Đoạt giải
Nam diễn viên phụ xuất sắc Jimmii Khánh Đoạt giải
WeChoice Awards Phim truyền hình của năm Không có Đề cử [7]
2018 Ấn tượng VTV Nữ diễn viên Ấn tượng Thanh Hương Đề cử [8]

Xem thêm

  • Bến không chồng [tiểu thuyết, 1989]
  • Bến không chồng [phim, 2000]

Tham khảo

  1. ^ Lưu Trọng Ninh làm Bến không chồng bản truyền hình
  2. ^ 'Thương nhớ ở ai' mất 3 năm dựng bối cảnh nông thôn”.
  3. ^ 'Thương nhớ ở ai' gây tranh cãi vì diễn viên nữ không mặc nội y”.
  4. ^ “Cảnh nóng sập giường trong "Thương nhớ ở ai" gây tranh cãi”.
  5. ^ “Hai diễn viên tát nhau trong 'Thương nhớ ở ai' lại tố nhau 'giả tạo'”.
  6. ^ P.V [16 tháng 4 năm 2018]. “Cánh diều 2017: VTV giành 3 giải Cánh diều Vàng, 2 Cánh diều Bạc”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ “Đề cử hạng mục Giải trí - WeChoice2017”. 2017.wechoice.vn. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ Đinh Hương [22 tháng 8 năm 2018]. “Lộ diện Top 5 của 10 hạng mục VTV Awards 2018”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.

Liên kết ngoài

  • Thương nhớ ở ai - VTV Giải trí
VTV3: Phim truyền hình
14h20 thứ Bảy, chủ Nhật [4/11/2017 - 4/3/2018] Chương trình trước Chương trình kế tiếp
Thương nhớ ở ai
[4/11/2017 - 4/3/2018]
Đi qua mùa hạ
[22/7 - 29/10/2017]
Nếu còn có ngày mai
[10/3 - 15/7/2018]

Bài viết liên quan đến phim truyền hình này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thương_nhớ_ở_ai&oldid=69121937”

Video liên quan

Chủ Đề