Điều gì không phải sự khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Trong giao dịch điện tử, ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết như đối với thương mại truyền thống (người bán, người mua, …) đã xuất hiện các bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Những bên thứ ba này có nhiệm vụ chuyển đi, lữu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng có thể đóng vai trò trong việc xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.

Với đặc thù được giao kết dưới dạng phi giấy tờ, việc giao kết hợp đồng điện tử sẽ gặp rủi ro nếu không có các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm duy trì hệ thống mạng (mạng nội bộ của doanh nghiệp cũng như mạng quốc gia) luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt với cơ chế 24/24 giờ. Hệ thống mạng trục trặc lập tức sẽ ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng điện tử. Cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tạo ra được một cơ chế sao cho các hợp đồng điện tử không thể bị giả mạo và không thể bị phủ nhận khi tranh chấp phát sinh.

Những người thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

Thứ hai, về nội dung của hợp đồng: hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt so với hợp đồng truyền thống:

+ Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ bưu điện) hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu, … Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chu thể của việc giao kết hợp đồng điện tử.

+ Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử. Ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet.

+ Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, … để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.

+ Việc thanh toán trong các hợp đồng điện tử cũng thường được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Vì vậy, trong hợp đồng điện tử thường có những quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử. Ví dụ: thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử, …

Thứ ba, về quy trình giao kết hợp đồng điện tử:

Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống. Một hợp đồng truyền thống, đặc biệt là hợp đồng thương mại truyền thống, sẽ được giao kết bằng việc các bên gặp trực tiếp nhau hay trao đổi với nhau bằng các phương tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký tay. Còn một hợp đồng điện tử sẽ được giao kết bằng phương tiện tử và hợp đồng sẽ được “ký” bằng chữ ký điện tử. Hai phương thức giao kế hoàn toàn khác nhau sẽ làm phát sinh những điểm khác biệt lớn liên quan đến quy trình giao kết: việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử sẽ trở nên khó khăn hơn so với hợp đồng truyền thống vì thời điểm “gửi” và “nhận” một thông điệp dữ liệu (chính là một chào hàng hay một chấp nhận chào hàng) trở nên khó xác định trong môi trường điện tử.

Thứ tư, về luật điều chỉnh:

Về mặt pháp lý, ngoài các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng cho cả hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử, do tính chất đặc thù của hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử và do những vấn đề pháp lý đặc biệt nảy sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng điện tử, mà loại hợp đồng này thường còn phải được điều chỉnh bởi một hệ thống quy phạm pháp luật đặc thù, dành riêng cho hợp đồng điện tử. Ngày nay, ở nhiều nước, bên cạnh các đạo luật về hợp đồng truyền thống, người ta đã phải ban hành Luật Giao dịch điện tử, Luật về Giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử, Luật về Chữ ký điện tử, …

Điều gì không phải sự khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Tràn Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Hiện nay trong bối cảnh thương mại toàn cầu, giao kết hợp đồng truyền thống đang dần được thay thế bằng hợp đồng điện tử. Vậy giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống có điểm gì khác ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc so sánh hai loại hợp đồng này.

Điều gì không phải sự khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Căn cứ Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định về khái niệm hợp đồng điện tử, theo đó Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Căn cứ Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về khái niệm hợp đồng: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Xem thêm các vấn đề pháp lý về Hợp đồng điện tử 

Điểm giống nhau của hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau. Khi tiến hành giao kết, thực hiện các thủ tục, cả hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều phải dựa trên quy định pháp luật và tuân thủ những quy định hình thức, chủ thể và điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

Điều quan trọng nhất là sự thống nhất ý chí giữa các bên. Các bên phải tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 là nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng phải bảo đảm không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội và nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, tự nguyện, hợp tác, trung thực. 

Bên cạnh đó các bên cũng phải tuân thủ các nguyên tắc thực hiện hợp đồng như:

  • Thực hiện đúng hợp đồng, mọi cam kết trong hợp đồng đều được các bên bảo đảm thực hiện.
  • Thực hiện theo tinh thần hợp tác, có lợi cho các bên, trung thực và tin cậy lẫn nhau.
  • Các bên phải bảo đảm không trái pháp luật và đạo đức xã hội, không xâm hại đến lợi ích của người thử ba đó là lợi ích của nhà nước, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân khác.

Xem thêm hợp đồng thương mại điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống khác nhau như thế nào?

Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống có nhiều điểm khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất: Căn cứ pháp lý

  • Hợp đồng truyền thống được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005.
  • Hợp đồng điện tử chịu sự điều chỉnh chung về hợp đồng trong Bộ luật dân sự còn chịu sự điều chỉnh các quy định pháp luật khác về hợp đồng điện tử: Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Thứ hai: Phạm vi áp dụng

  • Hợp đồng truyền thống được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội…
  • Hợp đồng điện tử chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể mà không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản, văn bản về thừa kế, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, khai tử, giấy đăng ký kết hôn và các giấy tờ có giá trị khác.

Thứ ba: Chủ thể tham gia

  • Hợp đồng truyền thống: Bên bán, bên mua.
  • Hợp đồng điện tử: Ngoài bên mua và bên bán, hợp đồng điện tử còn có sự tham gia, liên kết chặt chẽ của bên thứ ba đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Họ là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nhưng không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử.

Thứ tư: Nội dung hợp đồng

  • Hợp đồng truyền thống cần các nội dung sau: Đối tượng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên.
  • Hợp đồng điện tử ngoài cần những nội dung của hợp đồng truyền thống còn cần có thêm một số nội dung sau: Địa chỉ pháp lý, các quy định về cải chính thông tin điện tử và quyền truy cập, các quy định về chữ ký điện tử hoặc một cách thức khác như mật khẩu, mã số… để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng và các quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử.

Thứ năm: Phương thức giao kết 

  • Hợp đồng truyền thống giao kết bằng những phương thức như: Giao dịch bằng văn bản, lời nói hoặc hành động và các hình thức khác do hai bên thỏa thuận. Các giao dịch được ký bằng chữ ký tay. Hai bên tham gia cần trực tiếp gặp mặt, thỏa thuận rồi mới đi đến việc ký hợp đồng.
  • Hợp đồng điện tử giao kết bằng những phương thức chủ yếu sau: Giao dịch bằng văn bản điện tử. Việc giao kết được ký bằng chữ ký điện tử. Các bên tham gia chỉ cần trao đổi qua môi trường điện tử và đi đến việc ký hợp đồng.

Xem thêm các vấn đề pháp lý liên quan Luật thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

.

  • TAGS
  • hợp đồng điện tử
  • hợp đồng truyền thống