Điều kiện phát triển du lịch văn hóa năm 2024

Để khai thác, phát huy tốt nguồn tài nguyên văn hóa của các di tích lịch sử - văn hóa, ẩm thực dân gian vùng sông nước, các làng nghề truyền thống, những năm gần đây, lãnh đạo TP. Cần Thơ đã ban hành nhiều chủ trương quan trọng. Nổi bật, Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU, ngày 5.6.2018 “Về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố”; Thành ủy Cần Thơ ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 29.12.2021 “Về việc đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới”. Trên cơ sở đó, UBND TP. Cần Thơ đã ban bành Kế hoạch số 117/KH-UBND, ngày 16.7.2018 “Về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch TP Cần Thơ đến năm 2020”; Kế hoạch số 89/KH-UBND, ngày 14.4.2021 “Về Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025”…

Điều kiện phát triển du lịch văn hóa năm 2024
Du khách đến với làng nghề bánh tráng Thuận Hưng – nơi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đến nay, theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, toàn thành phố có 38 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 14 di tích cấp quốc gia. Nhiều di tích, di sản văn hóa đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước như: Di tích quốc gia chùa Ông (quận Ninh Kiều); Di tích quốc gia đình Bình Thủy, Di tích quốc gia Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy (quận Bình Thủy); Di tích quốc gia Hiệp Thiên Cung, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chợ nổi Cái Răng (quận Cái Răng)…

Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có nhiều làng nghề truyền thống đã và đang được các doanh nghiệp du lịch kết nối để tạo thành những điểm đến hấp dẫn. Nổi bật như: làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ (quận Bình Thủy), làng nghề hủ tiếu (quận Ninh Kiều), làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, làng nghề đan lưới Thơm Rơm (quận Thốt Nốt)... Từ những làng nghề này, ngành du lịch, các doanh nghiệp lữ hành và cộng đồng cư dân địa phương đã phối hợp tạo ra nhiều tour, tuyến du lịch gắn kết giữa tham quan làng nghề với tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống và những nét văn hóa đặc trưng của cư dân miệt vườn sông nước.

Nâng tầm du lịch từ văn hóa

Để văn hóa ngày càng thấm sâu, trở thành bệ đỡ nâng tầm và phát triển du lịch bền vững, Kế hoạch số 89/KH-UBND, ngày 14.4.2021 của UBND TP. Cần Thơ về “Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025” đã xác định 4 yêu cầu phải tập trung thực hiện. Thứ nhất, tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc gắn với phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Thứ hai, huy động sự đóng góp của toàn xã hội để đầu tư trùng tu, tôn tạo, quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh của thành phố. Thứ ba, tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác bảo tồn, phát huy các di tích, di sản văn hóa, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch. Thứ tư, gắn kết du lịch với văn hóa phải trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, với truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi có di sản văn hóa, làng nghề.

Từ đó, thành phố xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm là: bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và phát huy giá trị làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch địa phương. Trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch, thành phố khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể TP. Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; phát huy giá trị di sản văn hóa thành sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố. Để phát huy tốt giá trị làng nghề gắn với du lịch, thành phố sẽ tập trung đầu tư phát triển các làng nghề tiêu biểu trên địa bàn thành điểm đến trong các tour, tuyến du lịch; đầu tư, cải tạo kết cấu hạ tầng làng nghề gắn với du lịch; tổ chức kết nối tour, tuyến du lịch gắn với tham quan, tìm hiểu làng nghề và giới thiệu một số sản phẩm tiêu biểu của làng nghề đến với các địa phương trong nước và thế giới.

Đây là ý kiến của Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại diễn đàn “Phát triển Du lịch văn hóa Việt Nam”. Diễn đàn diễn ra sáng 14/4 tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023.

Khai thác văn hóa trong du lịch chưa cân bằng

Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, từ trước đến nay du lịch mới khai thác văn hóa trên khía cạnh các di sản vật thể, các điểm di tích. Tuy nhiên, khách du lịch còn thiếu các sản phẩm nghe, nhìn hấp dẫn, các sản phẩm du lịch chưa cung cấp được những kiến thức văn hóa truyền thống, con người Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam có nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú trải dài qua hàng nghìn năm lịch sử.

“Văn hóa phi vật thể góp phần nâng tầm giá trị của các di sản, di tích. Vì thế, cần phải kết hợp được các văn hóa truyền thống với các sản phẩm du lịch. Trong đó khai thác được những giá trị cốt lõi, tốt đẹp của nền văn hóa để Việt Nam có một nền du lịch phát triển bền vững”, Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh.

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch trong đó mục đích cơ bản của du khách là tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể tại điểm đến du lịch. UNESCO

Do đó, theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, “nhu cầu xây dựng những chương trình nghệ thuật quảng bá cho văn hóa, lịch sử, truyền thống và bản sắc dân tộc tại các điểm du lịch là vô cùng thiết thực, ý nghĩa. Đóng vai trò kích hoạt và hỗ trợ sự phát triển cho ngành du lịch trong thời đại hội nhập quốc tế, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết, tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định du lịch sớm trở thành một trong những ngành kinh tế chủ chốt của đất nước và yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và giá trị văn hóa trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Ngành du lịch đã đưa sản phẩm du lịch văn hóa trở thành một trong những dòng sản phẩm quan trọng hàng đầu được thúc đẩy phát triển trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cũng như Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Du lịch văn hóa là một trong 13 ngành công nghiệp văn hóa được xác định trong Chiến lược các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Với những chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, chính sách về phát triển du lịch văn hóa thuận lợi, loại hình du lịch văn hóa đã có điều kiện được quan tâm, đầu tư và có nhiều kết quả khả quan. Du lịch Việt Nam đã có nhiều sản phẩm du lịch kết hợp với phát huy giá trị văn hóa như tour kết nối di sản thế giới các nước ASEAN, Hành trình di sản miền trung, các lễ hội của Việt Nam như Festival nghệ thuật Huế, Festival biển Nha Trang, Carnavan biển Hạ Long, Festival cồng chiêng Tây Nguyên, Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội ẩm thực đất phương Nam, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Liên hoan ẩm thực ba miền...

Bên cạnh đó, các giá trị nghệ thuật gần đây cũng được doanh nghiệp, nhà đầu tư nghiên cứu xây dựng thành các sản phẩm du lịch đặc sắc như chương trình thực cảnh “Ký ức Hội An’’, “Áo dài’’, “Tinh hoa Bắc Bộ’’, “Múa rối nước’’, “À Ố Show’’,…

Điều kiện phát triển du lịch văn hóa năm 2024

Toàn cảnh diễn đàn. (Ảnh: T.LINH)

Tuy nhiên, nếu so với tiềm năng, lợi thế, các giá trị văn hóa to lớn của đất nước thì việc phát triển du lịch văn hóa vẫn hạn chế. “Đặc biệt là các sản phẩm về công nghiệp văn hóa chưa phát triển nhiều để phục vụ cho nhu cầu du lịch. Trong nhiều năm, du lịch Việt Nam được cho là rất thiếu các sản phẩm du lịch trình diễn, tương tác và trình diễn văn hóa, thiếu các công trình văn hóa nghệ thuật, các trung tâm văn hóa đặc sắc hấp dẫn du khách”, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhận định.

Điều kiện phát triển du lịch văn hóa năm 2024

Khai thác tiềm năng, lợi thế để đưa du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển bền vững

Cùng quan điểm này, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển du lịch văn hóa của Việt Nam vẫn còn những hạn chế như: Sản phẩm du lịch văn hóa Việt Nam vẫn còn ít sáng tạo, trùng lặp, chất lượng hạn chế, thiếu các sản phẩm khác biệt giữa nhiều địa phương, vùng miền trong cả nước; chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng bền vững.

Trong khi đó, các quốc gia trên thế giới không ngừng tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, ấn tượng và mang lại giá trị cao. Có thể kể tới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico,… đã có một chiến lược phát triển du lịch văn hóa bài bản. Từ đó, nâng cao thương hiệu và giá trị quốc gia thông qua việc thúc đẩy hoạt động văn hóa và du lịch.

Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), thời điểm trước dịch Covid-19, du lịch văn hóa đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng 15% mỗi năm.

Phát huy sức mạnh của du lịch văn hóa

Để du lịch văn hóa thực sự cất cánh, mang lại giá trị thương hiệu của du lịch Việt Nam, các đại biểu tham gia diễn đàn đều nhấn mạnh: “chính sách, chủ trương, kế hoạch hành động khai thác giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực, nghề truyền thống... phục vụ phát triển du lịch cần phải được các địa phương thật sự quan tâm, ban hành triển khai cụ thể, đồng thời trên cơ sở thế mạnh di sản văn hóa của mình, các địa phương phải ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch nói chung và khách quốc tế nói riêng”.

Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, “mỗi địa phương đều có thế mạnh của riêng mình, phát triển những loại hình du lịch của riêng mình. Từ đó các địa phương cần có nghiên cứu về thế mạnh của mình để tạo ra những sản phẩm đặc thù, trên cơ sở đó tạo ra những chính sách mới trong khuôn khổ pháp luật cho phép để thúc đẩy du lịch phát triển”.

Hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang thực hiện hai dự án gồm: “Việt Nam huyền sử diễn ca” - chương trình biểu diễn nghệ thuật áp dụng công nghệ hiện đại để quảng bá sâu rộng văn hóa truyền thống của Việt Nam và dự án Liên kết phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam qua điện ảnh.

Các đại biểu tại diễn đàn cũng khẳng định, công tác phối hợp giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật trong lĩnh vực du lịch cần được chú trọng, tăng cường và bảo đảm thực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực du lịch được nâng cao về chất lượng, phát triển về số lượng đặc biệt đối với nhân lực quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân lực trực tiếp phục vụ khách du lịch, bảo đảm chất lượng đào tạo nghề du lịch theo tiêu chuẩn nghề ASEAN.

Ngoài ra, công tác xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam nói chung và du lịch văn hóa nói riêng phải chuyên nghiệp, hiệu quả. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phải được quan tâm, được đầu tư tương xứng tại các địa điểm có di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, các bảo tàng, nhà hát, trung tâm điện ảnh, làng nghề thủ công truyền thống.

Điều kiện để phát triển du lịch là gì?

Ngành du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch như: tình hình chính trị xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng; chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và là đối tác tin cậy của nhiều quốc gia trên thế giới; vị thế của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao; tài ...nullViệt Nam phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai ...vietnamtourism.gov.vn › postnull

Nước ta có những điều kiện gì để phát triển ngành du lịch?

Một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta là: - Nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, các vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,... - Đời sống của người dân đang ngày càng nâng cao => nhu cầu về du lịch tăng. - Các dịch vụ du lịch được cải thiện.nullEm hãy nêu một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta.loigiaihay.com › em-hay-neu-mot-so-dieu-kien-de-phat-trien-du-lich-o-nu...null

Hội An có điều kiện gì để phát triển du lịch?

Hội An được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đây là vùng ven biển cửa sông và là nơi hợp lưu của các con sông lớn trên diện rộng: sông Thu Bồn - Vu Gia theo trục Đông – Tây, sông Trường Giang theo trục Nam - Bắc, sông Cổ Cò theo trục ngang Bắc – Nam.nullĐiều kiện phát triển du lịch Thành phố Hội An - Studocuwww.studocu.com › dieu-kien-phat-trien-du-lich-thanh-pho-hoi-annull

Sản phẩm du lịch văn hóa là gì?

Hiểu theo cách đơn giản nhất thì du lịch văn hóa là loại hình du lịch thu hút được du khách đi đến khám phá các địa điểm du lịch văn hóa của một quốc gia hay vùng miền. Trải nghiệm hình thức du lịch này, du khách vừa có thể tham quan, vừa được mở rộng kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực văn hóa.nullDu lịch văn hóa là gì? Gợi ý các điểm đến nổi tiếng nhất - Vinpearlvinpearl.com › du-lich-van-hoa-la-gi-goi-y-cac-diem-du-lich-noi-tieng-tai-...null