Điều trị thiếu máu não ở đâu

Các yếu tố nguy cơ của TIA cũng giống như của đột quỵ thiếu máu cục bộ. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được bao gồm:

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có đột quỵ

Trong một số ít các trường hợp, TIA là kết quả của sự giảm tưới máu do thiếu oxy máu nặng, giảm khả năng vận chuyển oxy của máu (ví dụ như thiếu máu trầm nặng, ngộ độc carbon monoxide) hoặc tăng độ nhớt máu (ví dụ như đa hồng cầu nặng), đặc biệt là ở các động mạch não đã có hẹp từ trước. Giảm huyết áp hệ thống thường không gây ra thiếu máu não cục bộ nếu không có hẹp động mạch nặng có từ trước vì cơ chế tự điều hòa sẽ duy trì dòng máu não ở mức gần như bình thường trong một khoảng dao động rộng của huyết áp hệ thống.

Trong hội chứng ăn cắp máu dưới đòn, một động mạch dưới đòn bị hẹp ở đoạn gần với gốc của động mạch đốt sống sẽ "ăn cắp" máu từ động mạch đốt sống (dòng máu bị đảo ngược) để cấp máu cho cánh tay khi gắng sức, gây ra các dấu hiệu của thiếu máu cục bộ hệ sống nền.

Đôi khi, TIAs xảy ra ở trẻ em mắc bệnh lý tim mạch nặng gây ra huyết khối tắc mạch hoặc hematocrit rất cao.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thiếu máu não là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não, dẫn đến giảm cung cấp oxy và dưỡng chất, ảnh hưởng tới cầu trúc và chức năng của một phần hoặc nhiều phần trên não. Thiếu máu não tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương gây rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ và các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não ...

Một số bệnh lý khiến thiếu máu lên não gồm:

Thiếu máu não thường có triệu chứng mơ hồ và khó phát hiện cho đến khi diễn tiến nặng nề hơn.

  • Đau đầu: Khu trú hoặc lan rộng, tăng khi vận động hoặc suy nghĩ.
  • Chóng mặt: Gây mất thăng bằng và nguy cơ té ngã
  • Hoa mắt, giảm thị lực
  • Giảm khả năng nghe, ù tai
  • Rối loạn cảm giác và vận động: Tê bì, nhức mỏi chân tay, vận động yếu

Điều trị thiếu máu não ở đâu

Thiếu mái não gây đau đầu chóng mặt

Xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, với sự kết hợp của cả thực vật lẫn động vật:

  • Cung cấp các chất tham gia tạo máu: chất đạm, sắt, vitamin C, magie, folat, vitamin B12...
  • Thực phẩm giàu omega 3: cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá mòi, tảo biển...
  • Thực phẩm giàu polyphenols: đậu, hạt, trà, ca cao...
  • Thực phẩm giàu nitrate: rau diếp (xà lách), rau chân vịt (bó xôi)...
  • Hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm, thức uống có cồn

Tập luyện thể dục thường xuyên.

Khám sức khỏe định kì để sáng lọc và phát hiện sớm bệnh lý.

Nghỉ ngơi hợp lí, tránh làm việc quá sức.

Tránh thay đổi thân nhiệt đột ngột.

  • Thịt bò: giàu đạm, sắt, vitamin B2, B6 và B12 thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cá hồi: Giàu axit béo không no, các khoáng chất kali, canxi, kẽm, photpho và các vitamin A, B6, B12, D... tốt cho hoạt động của não bộ.
  • Hải sản: giàu kẽm, sắt, vitamin B12 và các axit amin giúp cơ thể sản sinh hồng cầu, chống mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường sức đề kháng,... tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não bộ.
  • Lòng đỏ trứng gà: chứa đạm có giá trị sinh học cao, giàu canxi, sắt, photpho cùng nhiều loại vitamin tham gia vào quá trình tạo máu.

Rau chân vịt (bó xôi): là “đại diện” tiêu biểu của nhóm rau xanh khi giàu chất sắt, vitamin B12 và axit folic.

Bông cải xanh: có nhiều chất xơ, chất sắt, vitamin A, C và magie.

Rau cần tây: chứa nhiều axit amin, sắt, kẽm và nhiều loại vitamin giúp tăng tuần hoàn máu.

Bí ngô: chứa nhiều vitamin C, carotene, sắt, canxi, protein, kẽm....

Cà rốt: giàu beta-carotene, vitamin C, D, A, B, E, axit folic và kali, sắt, canxi,magie, photpho giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu hiệu quả.

Lựu: Gàu sắt, canxi, magie, vitamin C ... có vai trò chống oxy hóa và tăng hấp thu sắt, tham gia tạo máu.

Dâu tây và quả mâm xôi: Giàu folate, cacbohydrate, kẽm, chất xơ và chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao, sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt và tăng cường miễn dịch.

Nho đen khô: Chứa hàm lượng vitamin C và sắt cao giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt, từ đó làm tăng hemoglobin tạo máu.

Quả mận: Chứa nhiều chất xơ và các chất magie, chất sắt, một lượng vitamin A, E khá cao giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây hại, giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Trên đây là những thực phẩm tốt cho người thiếu máu não, việc bạn bổ sung đầy đủ sẽ giúp cho tình trạng thiếu máu được cải thiện và hạn chế những rủi ro về sức khỏe. Bên cạnh đó người thiếu máu não cũng cần thực hiện việc kiểm tra sức khỏe đầy đủ. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý.

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS, BS.Tôn Thất Trí Dũng - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Nhắc đến rối loạn tiền đình, người ta thường nghĩ đến các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa...có 2 nhóm nguyên nhân lớn gây ra rối loạn tiền đình bao gồm: Rối loạn tiền đình trung ương (thiếu máu não thuộc nhóm này) và ngoại biên.

Thiếu máu não chỉ là một trong những yếu tố gây nên rối loạn tiền đình, nhưng rối loạn tiền đình không do thiếu máu não thường dễ bị nhầm lẫn nên không điều trị dứt điểm được.

1.1. Biểu hiện thiếu máu não

Thiếu máu não, còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, là một bệnh rất thường gặp ở lứa tuổi trên 50 và những người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, bệnh lý tim mạch... Các biểu hiện đặc trưng của thiếu máu não thường gặp vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng, bao gồm:

  • Nhức đầu, chóng mặt, mất thăng bằng;
  • Buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Rối loạn vận động/cảm giác: liệt tê yếu nửa người, liệt mặt..
  • Rối loạn thị giác: Song thị, nhìn mờ, có ám điểm, ảo thị, hoặc rung giật nhãn cầu;
  • Rối loạn thính giác: Ù tai và giảm thính lực;
  • Rối loạn nuốt, đại tiểu tiện..

1.2. Nguyên nhân thiếu máu não

Bao gồm 3 nhóm nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên não:

  • Do huyết khối: do cục máu đông hình thành ở nhóm các động mạch lớn nuôi não (động mạch cảnh trong, động mạch não giữa, động mạch đốt sống..), chủ yếu do hiện tượng xơ vữa động mạch
  • Do thuyên tắc: gây tắc nghẽn bởi các cục máu đông hình thành ở nơi khác và di chuyển lên não gây tắc mạch, thường có nguồn gốc từ tim (rung nhĩ, bệnh lý van tim, nhồi máu cơ tim..)
  • Do huyết động: như tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim, rối loạn đông cầm máu..

Điều trị thiếu máu não ở đâu

Căng thằng đầu óc có thể gây thiếu máu não

2.1. Định nghĩa rối loạn tiền đình

Hệ thống tiền đình (vestibule) nằm ở ốc tai, cấu tạo gồm:

  • Túi xoang với tai giữa bằng cửa sổ bầu dục;
  • Túi cầu liên hệ bằng cửa sổ tròn;
  • Ba ống bán khuyên;
  • Dây thần kinh tiền đình (1 nhánh của dây thần kinh số 8 có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể và và định hướng trong không gian).

2.2. Triệu chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, người có nghề nghiệp lao động trí óc căng thẳng, làm việc văn phòng ít vận động, ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Khi hệ thống xương tiền đình có dịch chảy bất thường sẽ làm người bệnh cảm thấy:

  • Chao đảo, mất thăng bằng, khó đứng hoặc ngồi vững;
  • Hoa mắt, chóng mặt;
  • Đau cả đầu;
  • Ù tai;
  • Có thể rơi vào trạng thái mất ý thức hoặc ngất.

Bệnh thường tiến triển mạn tính và dần trở thành rối loạn tiền đình nặng, ban đầu chỉ là một cơn chóng mặt đột ngột thoáng qua, sau đó các dấu hiệu này xảy ra thường xuyên hơn.

Điều trị thiếu máu não ở đâu

Rối loạn tiền đình gây đau đầu

2.3. Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình xảy ra khi có sự hoạt động không bình thường ở hệ thống này, có thể là do tổn thương của:

  • Do trung ương:
    • thiếu máu não
    • xuất huyết não
    • u não vùng hố sau
    • xơ cứng rải rác..
  • Do ngoại biên:
    • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
    • Chóng mặt sau chấn thương đầu
    • Bệnh lý Méniere
    • Viêm mê đạo
    • Viêm thần kinh tiền đình
    • Bệnh lý nhiễm độc tiền đình

Điều trị thiếu máu não ở đâu

Tai biến, u não là biến chứng do rối loạn tiền đình

Nhìn chung, rối loạn tiền đình và thiếu máu não đều có những biểu hiện rất giống nhau bao gồm các triệu chứng của hệ thống tiền đình: hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa... Xét về định nghĩa và nguyên nhân, Thiếu máu não chỉ là một trong nhiều yếu tố gây nên rối loạn tiền đình. Ở một bệnh nhân bị thiếu máu não nếu không được chẩn đoán sớm thì sẽ dẫn đến di chứng và tàn tật hay có thể dẫn đến tử vong.

Để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa tái phát, người bệnh nên hiểu rõ căn nguyên của 2 căn bệnh rối loạn tiền đình thiếu máu não, tránh nhầm lẫn và đặc biệt là không được tự ý mua thuốc uống. Thay vào đó, nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa khám để tìm ra nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt thường xuyên và có hướng điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vì sao bạn bị rối loạn tiền đình?

XEM THÊM: