Đỉnh núi everest ở đâu

Everest luôn được nhắc tới với danh xưng ngọn núi nổi tiếng nhất trên thế giới với vẻ. Được đặt chân tới chinh phục vị trí cao nhất và khám phá vẻ đẹp hùng vĩ nơi này là niềm ao ước của rất nhiều người. Trong bài viết này, Mê Phượt sẽ giới thiệu chi tiết Everest thuộc nước nào? Vị trí ở đâu? Cao bao nhiêu mét nhé. 

Everest ở đâu? thuộc nước nào?

Giải đáp thắc mắc về núi Everest thuộc nước nào? Núi Everest hay còn gọi là Núi Qomolangma ở Tây Tạng có danh xưng ngọn núi lớn nhất thế giới. Vị trí tọa lạc ở  khu vực Mahalangur của dãy Himalaya biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Hiện dãy núi này không thuộc phạm vi của một quốc gia cụ thể mà nằm giữa biên giới 2 quốc gia Nepal và Trung Quốc. 

Đỉnh núi everest ở đâu
Núi Everest hay còn gọi là Núi Qomolangma ở Tây Tạng

Everest có nền nhiệt độ thấp bao phủ tuyết quanh năm, hình dạng tự nhiên giống như kim tự tháp đặc biệt. Khu vực trung tâm của dãy núi Himalaya, sườn núi phía bắc nằm ở Trung Quốc.

Everest cao bao nhiêu mét?

Sau khi hiểu rõ Everest thuộc nước nào, chúng ta tìm hiểu chiều cao về ngọn núi này. Everest là đỉnh núi cao nhất và nổi tiếng thế giới, độ cao 8.848 mét so với mực nước biển. Về sự đặc biệt của kiến tạo địa chất thì mỗi năm đỉnh núi này vẫn cao thêm được 2,5cm.

Được mệnh danh là nóc nhà của thế giới, vẻ đẹp vùng núi này đẹp lạnh giá nhưng cũng cực kỳ tráng lệ. Trong phạm vi 20km xung quanh thì có tới hơn 40 ngọn núi vào chiều cao khoảng  7.000 mét. Từ xa khó mà nhìn thấy đỉnh núi vì ẩn mình trong mây và sương mù vì thế càng tạo nên vẻ đẹp kì bí, mờ ảo.

Xem thêm: doha thuộc nước nào

Đỉnh núi everest ở đâu
Everest cao 8.848 mét so với mực nước biển

Núi Everest có độ dốc thoai thoải hơn sườn núi phía nam ở Nepal. Vậy nên những người muốn chinh phục núi sẽ leo theo tuyến đường phía Bắc. Đỉnh Everest có hình dạng như kim tự tháp  với dòng sông băng lớn dài hơn 26km.

Là đỉnh núi cao nhưng môi trường chung quanh cũng khắc nghiệt, lạnh giá với nền nhiệt trung bình vào khoảng -19 độ C vào mùa hè và -36 độ C vào mùa đông. Chinh phục lên tới đỉnh thì du khách sẽ có thể từ cao ngắm nhìn toàn cảnh vẻ đẹp như tranh và cảm nhận được sự chinh phục nơi cao nhất thế giới.

Cách di chuyển đến núi Everest  

Núi Everest nằm dọc theo biên giới Trung Quốc và Nepal. Cụ thể ở quận Tingri của thành phố Shigatse, phía bắc của đỉnh Everest du khách có nhiều điểm để khám phá khi di chuyển từ Tây Tạng. 

Loại phương tiện mà khách du lịch sử dụng để tới khu vực này là lái xe. Có nhiều đoạn đường quanh co, khúc khuỷu nên du khách phải chọn lọc phương tiện để di chuyển tới tận nơi, tránh việc phải xuống bộ. Trung bình phải mất tầm 7-9 giờ đi từ Shigatse để đến Núi Everest ngắm cảnh. Tuy nhiên dọc đường đi, bạn sẽ được ngắm nhìn đỉnh núi kéo dài vô tận. 

Tu viện Rongbuk với độ cao 5.100 mét cao nhất thế giới nằm dưới chân núi Everest. Để đảm bảo xe cộ không làm ảnh hưởng cảnh quan thì các phương tiện cá nhân, xe bus không được vào trong khu môi trường sinh thái của núi. Mọi người dừng ở bãi để xe và di chuyển phương tiện phù hợp để lên trên.

Địa điểm nổi bật của đỉnh Everest 

Bạn hãy cùng mephuot.com khám phá những địa điểm nổi bật tại Everest nhé

Tận hưởng phong cảnh tuyệt vời của đỉnh Everest

Vào mùa hè ngày nắng đẹp thì các đám mây, sương mù quy tụ lại đỉnh núi như lá cờ khổng lồ vờn quanh cực kỳ đẹp. Phong cảnh hùng vĩ đẹp tuyệt khiến bất cứ ai cũng ngẩn ngơ. Người trải nghiệm leo núi có thể vận dụng hướng gió, tốc độ gió và lực gió để tiến nhanh lên phía trên.

Có thể bạn quan tâm: california thuộc nước nào

Đỉnh núi everest ở đâu
Con đường chinh phục núi Everest

Bình minh và hoàng hôn tại đỉnh Everest cực kỳ đẹp, có thể ngắm được khung cảnh ở nơi cao nhất. Khi ánh sáng chiếu rọi toàn cảnh và nắng lên lung linh, bạn có thể nhìn thấy bầu trời rực rỡ sắc vàng, cam, đỏ và ánh mây bồng bềnh trước mắt. Khi chiều xuống thì ánh nắng dần tắt, xung quanh nhiệt độ giảm nhanh cũng cực kỳ đặc biệt. 

Thời gian mặt trời mọc trên đỉnh núi Everest vào khoảng 6:00 – 7:00; Thời gian hoàng hôn: 17:30 – 18:30. Hành trình khám phá đỉnh núi sẽ cho du khách hết bất ngờ này tới bất ngờ khác. Vào ban đêm có dịp ở núi sẽ được ngắm nhìn hàng ngàn ngôi sao lấp lánh dệt thành tấm màn nổi bật trong màu đen. Thi thoảng còn được ngắm nhìn dải sao băng vụt bay qua bầu trời.

Khám phá Rongbuk Glacier 

Rongbuk Glacier là dòng sông băng lớn nhất tại núi Everest với độ cao dao động từ 5.300 đến 6.300 mét. Vị trí nằm cách EBC (trại căn cứ Everest) chừng 3 – 4 giờ đi bộ. Con sông với tổng chiều dài 22,4 km và diện tích tầm 85,4 km2. 

Có thể bạn quan tâm: eo biển malacca thuộc nước nào

Đỉnh núi everest ở đâu
Rongbuk Glacier là dòng sông băng lớn nhất tại núi Everest

Khám phá dòng sông này du khách sẽ được cảm nhận cảnh đẹp đẹp khó thấy ở nơi khác. Nhiều kỳ quan băng hà còn nguyên vẹn rất độc đáo như tháp băng, cầubăng, chùa băng, vách băng,…

Những thông tin chi tiết về núi Everest thuộc nước nào dành cho những ai yêu thích khu vực này và muốn có thời gian để được tới khám phá vẻ đẹp hùng vĩ trên đỉnh núi. Hy vọng trang bị thông tin chi tiết giúp ích cho mọi người thêm kiến thức du lịch cần thiết.

Nguy hiểm nhưng các đỉnh núi cao trên thế giới vẫn khiến nhiều người muốn chinh phục.

Đỉnh Everest (8.848 m) Để chạm tới đỉnh Everest cao 8.848 m, người leo núi biết rằng mình có thể sẽ không bao giờ quay trở lại. Everest được mệnh danh là ngọn núi tử thần. Nhiều người đã tử vong ở đây khi đang leo núi vì nhiều lý do như thiếu oxy, suy tim, tê cóng, ngã hoặc do van bình oxy bị đóng băng. Đỉnh núi cao nhất thế giới nằm ở biên giới Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). Nơi đây lần đầu được chinh phục bởi Tenzing Norgay và Edmund Hillary, người New Zealand. Kể từ đó, hơn 10.000 người đã leo lên đỉnh và khoảng 300 người đã bỏ mạng.

Ngọn núi đến nay vẫn bao phủ trong nhiều huyền thoại và là ước mơ của nhiều người. Đối với họ, việc chinh phục được đỉnh Everest quan trọng hơn cuộc sống, bất chấp những nguy hiểm về tính mạng. Tuy nhiên, theo các hướng dẫn viên, việc leo Everest trong thời gian gần đây đã trở nên an toàn hơn khi lượng người chinh phục thành công ngày một nhiều. Ảnh: Tim Chong/Reuters

Đỉnh K2 (8.611 m)
K2 là đỉnh núi cao thứ 2 của trái đất, nằm trên biên giới Kashmir và Tân Cương (Trung Quốc). Các nhà leo núi đặt biệt danh cho nó là "Ngọn núi hoang dã" do độ khó chinh phục của nó. Tính đến năm 2018, tỷ lệ tử vong khi chinh phục K2 là 23% trên 367 chuyến. Nỗ lực chinh phục đỉnh cao lần đầu được thực hiện vào đầu thế kỷ 20 nhưng không thành công. Chỉ đến năm 1954, một đoàn thám hiểm người Italy do Ardito Desio mới chinh phục được đỉnh K2. Trong nhiều năm, ngọn núi giữ danh hiệu là nơi duy nhất có độ cao hơn 8.000 m không thể chinh phục được vào mùa đông. Ảnh: mariachily

Đỉnh Kanchenjunga (8.586 m)
Kanchenjunga dịch từ tiếng Tây Tạng có nghĩa là "năm kho lớn chứa tuyết". Đỉnh núi nằm trên biên giới Nepal và bang Sikkim của Ấn Độ. Nơi đây cao 8.586 m và là ngọn núi cao thứ ba trên thế giới. Theo truyền thuyết địa phương, Kanchenjunga là hiện thân của một nữ thần, người cố gắng giết mọi phụ nữ cố gắng leo đến đỉnh. Người ta đã tin vào truyền thuyết này cho đến năm 1998, khi nhà nữ leo núi từ Anh Janet Harision chinh phục được đỉnh. Tuy nhiên, bà lại qua đời 4 năm sau khi đang leo dãy núi Dhaulagiri thuộc Himalaya. Ảnh: Flickr

Đỉnh Annapurna (8.091 m)
"Nữ thần của sự sinh sản" là tên của ngọn núi Annapurna khi dịch từ tiếng Phạn. Đây là ngọn núi cao thứ 10 hành tinh, 8.091 m. Ngọn núi nằm ở phần trung tâm dãy Himalaya thuộc Nepal. Đây là ngọn núi trên 8.000 m đầu tiên được con người chinh phục, song cũng rất nguy hiểm. Theo thống kê, trong 130 lần chinh phục đỉnh thành công thì có 53 nhà leo núi thiệt mạng. Trong số đó, bậc thầy thể thao của Liên Xô, Anatoly Bukreev cũng qua đời tại đây. Ảnh: Arite

Đỉnh Nanga Parbat (8.126 m)
Hãy nhìn vào bên trái - "Ngọn núi giết người" Nanga Parbat. Đó là dòng chữ trên tấm biển chỉ dẫn. Đỉnh núi cao 8.126 m, nằm ở sườn tây dãy Himalaya. Nó được xem là một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất để leo khi xét về độ khó kỹ thuật do có nhiều vách đá dựng cao nhất thế giới, đặc biệt ở phía nam có bức tường Rupal cao 4.600 m. Lần đầu tiên lên đỉnh núi thành công được thực hiện vào năm 1953 bởi Hermann Buhl. Trong cùng năm đó, 62 người đã chết khi cố gắng lên đến đỉnh. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong trên ngọn núi này là 22,3% so với số người lên tới đỉnh. Ảnh: Musaf Zaman Kazmi/AP

Đỉnh Baintha Brakk (7.285 m)
Đỉnh Baintha Brakk xinh đẹp, cao 7.285 m, nhưng nguy hiểm khi có sườn núi Panmah Muztagh có biệt danh "kẻ ăn thịt người". Để chinh phục đỉnh núi này, bạn phải vượt qua địa hình bao gồm các đỉnh dốc và nhiều khe nước. Đây là một trong những đỉnh khó chinh phục nhất thế giới khi mất 24 năm giữa lần chinh phục thành công đầu tiên vào năm 1977 và lần thứ 2 vào năm 2001. Lần lên đỉnh thành công gần nhất được thực hiện bởi nhà leo núi người Mỹ Kyle Dempster và Hayden Kennedy vào 21/8/2012. Ảnh: Ben Tubby/Wikipedia Commons

Đỉnh Mont Blanc (4.810 m)
Nóc nhà Tây Âu có độ cao chỉ gần một nửa nếu so với các đỉnh trên dãy Himalaya. Đỉnh nằm trên dãy Alps, có tên được dịch ra tiếng Việt là Núi Trắng. Về kỹ thuật, việc leo lên Mont Blanc không quá khó nhưng vẫn có người tử vong tại đây hàng năm do tuyết lở và điều kiện thời tiết xấu. Mont Blanc lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1786 bởi Jacques Balmat và Michel-Gabriel Paccard người Pháp. Ngày nay, ngọn núi được khoảng 35.000 nhà leo núi đến thăm hàng năm và khoảng 100 người trong đó thiệt mạng. Ảnh: Tinelot Wittermans

Trung Nghĩa (Theo Vokrug Sveta)