Dioxin tồn tại trong cơ thể con người trong thời gian là bao lâu

Ảnh hưởng của dioxin lên sức khỏe con người tại Việt Nam

Theo kết quả Hội thảo tại Học viện Quân y, từ năm 1961 đến năm 1971, Mỹ phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học xuống ¼ diện tích miền Nam Việt Nam. Khoảng 65% lượng chất diệt cỏ được sử dụng giữa năm 1965 và 1970 là chất da cam (agent orange). Chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra đối với nhân dân Việt Nam không những có ảnh hưởng tức thời, mang tính hủy diệt mà còn để lại hậu quả lâu dài đối với sức khỏe của con người Việt Nam.

Dioxin tồn tại trong cơ thể con người trong thời gian là bao lâu

Ảnh hưởng của dioxin lên một số bệnh tật

Tác động của dioxin lên sức khỏe con người không mang tính đặc hiệu, mà có thể ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan trong cơ thể: hệ miễn dịch, hệ nội tiết, hệ thần kinh, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản, rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý ung thư.

Từ năm 1994, Viện Y học Hoa Kỳ đã tổng hợp, phân tích tất cả nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng dioxin lên sức khỏe con người và đưa ra báo cáo tổng hợp về các bệnh liên quan đến phơi nhiễm dioxin với mức độ khác nhau. Báo cáo được cập nhật 2 năm một lần dựa trên những kết quả nghiên cứu mới. Hiện nay, các nhóm bệnh có mối liên quan với dioxin bao gồm:

- Mức 1: bệnh có bằng chứng chính xác về mối liên quan (tổng số có 5 bệnh, trong đó 4 bệnh ung thư tổ chức mềm).

- Mức 2: bệnh có bằng chứng mang tính chất gợi ý có liên quan (tổng số có 7 bệnh, trong đó có 3 bệnh ung thư).

- Mức 3: bệnh có bằng chứng không đầy đủ để xác định có liên quan hay không (tổng số 26 bệnh, trong đó 11 bệnh ung thư).

- Mức 4: bệnh có bằng chứng hạn chế hay gợi ý không liên quan (gồm 2 nhóm bệnh ung thư).

Tại Việt Nam, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 về danh mục 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin, gồm: Ung thư phần mềm; u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin, ung thư phế quản - phổi, ung thư khí quản, ung thư thanh quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan nguyên phát, bệnh đa u tủy xương ác tính, bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính, tật gai sống chẻ đôi, bệnh trứng cá do clo, bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh Porphyrin xuất hiện chậm, các bất thường sinh sản, các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin), rối loạn tâm thần.

Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhất trước các tác động của chất độc môi trường, trong đó có dioxin. Đặc biệt trong giai đoạn bào thai, những tác động đó có thể tồn tại và kéo dài nhiều năm sau khi đứa trẻ được sinh ra.

Tại Việt Nam, từ năm 2008, dưới sự hợp tác giữa Đại học Y khoa Kanazawa, Nhật Bản và Học viện Quân y, GS Muneko Nishijo đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin lên trẻ em sinh sống quanh sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa. Nghiên cứu tiến hành qua nhiều năm theo tiến trình phát triển của trẻ nhỏ: từ khi sinh ra, thời điểm 1 tháng và 4 tháng tuổi, thời điểm 1 năm, 3 năm, 5 năm và 8 năm. Tại các thời điểm khảo sát, phơi nhiễm dioxin ở trẻ em ảnh hưởng đến phát triển thể lực và thần kinh của trẻ như: khả năng nhận thức, ngôn ngữ, vận động, hành vi giao tiếp xã hội, xu hướng tự kỷ và khả năng học tập ở cấp tiểu học. Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí uy tín trên thế giới.

Ảnh hưởng lên hệ nội tiết

Từ năm 2007, GS Kido và CS thuộc Đại học Kanazawa, Nhật Bản phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội đã triển khai một nghiên cứu đánh giá tác động của phơi nhiễm dioxin lên biến đổi hormon ở các cặp bà mẹ - em bé và nam giới sinh sống quanh sân bay Phù Cát và Biên Hòa. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa nồng độ dioxin với hormon tuyến thượng thận, như gây rối loạn đến androgen thượng thận, ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp hormon steroid.

Năm 2014, tác giả Phạm Thế Tài cùng cộng sự tại Học viện Quân y đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phơi nhiễm dioxin lên nồng độ hormon trong cơ thể của đối tượng đang sinh sống tại gần sân bay Biên Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phơi nhiễm dioxin có xu hướng làm giảm nồng độ testosteron và tăng nồng độ prolactin ở nam giới.

Ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản, dị tật bẩm sinh

Dị tật bẩm sinh và tai biến sinh sản là những vấn đề phức tạp nhất khi bàn về hậu quả của chất da cam ở người, đồng thời là chủ đề gây rất nhiều tranh cãi. Dị tật bẩm sinh do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, trong nhiều trường hợp, bác sĩ và các nhà nghiên cứu y khoa không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Có rất nhiều loại hình và mức độ dị tật bẩm sinh, gây ra gánh nặng về thể chất, tâm lý và kinh tế cho những cá nhân bị ảnh hưởng, cho gia đình họ cũng như cho xã hội. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về phơi nhiễm dioxin và dị tật bẩm sinh ở Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1965 - 1967, bác sĩ Phượng đã thu thập dữ liệu về tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh tại Bến Tre và nhận thấy, tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở địa bàn khảo sát tại Bến Tre cao gấp 4-5 lần so với số lượng dị tật bẩm sinh trên địa bàn đối chứng là TP Hồ Chí Minh. Trong một nghiên cứu tiếp theo, tác giả phát hiện thấy những phụ nữ sinh vào những năm 1965-1966 - thời kỳ đỉnh điểm của chiến dịch phun rải chất diệt cỏ tại miền Nam, có tỷ lệ tai biến sinh sản và con bị dị tật cao hơn nhiều so với những phụ nữ sinh năm 1955-1956 (trước chiến dịch phun rải chất diệt cỏ).

Tại Học viện Quân y, từ 1996 đến 1999, tác giả Nguyễn Văn Nguyên và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu về dị tật bẩm sinh ở các địa bàn dân cư xung quanh những điểm nóng dioxin tại Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát, so sánh với một địa bàn đối chứng là Hà Đông. Năm 2005, nhóm Lê Bách Quang và Đoàn Huy Hậu đã khảo sát 28.817 gia đình cựu chiến binh có tiền sử phơi nhiễm chất da cam, so sánh họ với 19.076 gia đình cựu chiến binh không có tiền sử phơi nhiễm chất da cam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh là con của cựu chiến binh từng bị phơi nhiễm chất da cam so với con của người không bị phơi nhiễm.

Ảnh hưởng của dioxin lên hệ gen

Những thập kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của sinh học phân tử và công nghệ gen, các nghiên cứu khoa học đã và đang làm sáng tỏ được nhiều vấn đề trong cơ chế phân tử của tác động tức thời (trực tiếp) cũng như hậu quả lâu dài tiếp theo (gián tiếp) dioxin với cấu trúc và chức năng gen và sản phẩm của chúng (protein/enzyme). Có thể phân biệt các tác động này theo 2 nhóm: rối loạn về chức năng gen và tác động đột biến (gene-genotoxicity).

Nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Đăng Tôn, Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu hệ Gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành nghiên cứu trên 11 gia đình cựu chiến binh bao gồm cả vợ/chồng và con, trong đó cựu chiến binh là người đã tham gia trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước tại các chiến trường bị phun rải chất da cam, trong thời gian từ năm 1962 - 1971, hoặc cựu chiến binh sống tại các khu vực bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. 10/11 cựu chiến binh có nồng độ dioxin trong máu từ trung bình đến cao.

Tổn thương tâm lý ở người nhà nạn nhân

Hầu hết nạn nhân dioxin đều có con bị phơi nhiễm chất độc hoá học. Trẻ em bị nhiễm chất độc hoá học mắc gần như tất cả chứng rối nhiễu tâm lý ở các mức độ nặng khác nhau. Đối với vợ/chồng nạn nhân, gánh nặng chăm sóc đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý họ. Trong gia đình, người chăm sóc chính là người chịu nhiều căng thẳng tâm lý và có nhiều nguy cơ bị sang chấn tâm lý, trầm cảm và vấn đề sức khỏe khác. Họ phải đối mặt với rất nhiều trở ngại, vừa phải chăm sóc nạn nhân vừa phải cân bằng các yêu cầu khác như nuôi nấng, chăm sóc con cái và các mối quan hệ khác… Đặc biệt, các gia đình sinh ra những đứa trẻ dị tật bẩm sinh do chất độc da cam, chúng không có điều kiện học tập và sinh hoạt bình thường, thậm chí khó khăn trong việc hoà nhập với cộng đồng. Mặt khác, chúng đã trở thành nỗi buồn phiền, đau khổ và gánh nặng cho gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục...

Nguồn: báo Khoa học và Sức khỏe

Dioxin tồn tại trong tự nhiên tới 15 năm

Mục lục

  • 1 Tác hại của dioxin đối với cơ thể người và động vật
    • 1.1 Gây dị tật thai nhi
      • 1.1.1 Tác hại đối với người Việt
      • 1.1.2 Tác hại đối với người Mỹ
  • 2 Quá trình nhiễm độc dioxin ở Việt Nam
  • 3 Mối quan tâm của thế giới đến vấn đề dioxin
  • 4 Chú thích
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài
    • 7.1 Liên kết về vấn đề sức khoẻ

Tác hại của dioxin đối với cơ thể người và động vậtSửa đổi

Xem thêm: Danh sách các bệnh có liên quan đến dioxin

2,3,7,8-TC DD là chất độc mạnh nhất trong các hóa chất, nó độc gấp 1 triệu lần tất cả các chất độc đã có trong tự nhiên và là tồn tại lâu bền nhất. Một nghiên cứu năm 2002 của trường Đại học Columbia đã tính rằng chỉ 80 gram Dioxin pha vào nước uống sẽ giết sạch người dân của cả 1 thành phố với 8 triệu dân.

Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm "các chất gây ung thư cho người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư [1]. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư!

Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, thoái hóa trứng (ở nữ)..v.v

Các ảnh hưởng sức khỏe của dioxin được trung gian bởi tác động lên thụ thể tế bào, các thụ thể aryl hydrocarbon (AHR)[1] Điều này giúp dioxin xâm nhập, phá thủng hệ thống phòng thủ của tế bào và làm biến dạng DNA. Đó là nguyên nhân tại sao dioxin gây ra bị dị tật thai nhi ở động vật.

Tờ rơi tuyên truyền của Mỹ/chính phủ Sài Gòn thập niên 1960 vẫn viết rằng chất diệt cỏ "tuyệt nhiên không gây độc hại cho người, vật, cũng như nước uống"

Các hiệu ứng khác ở người (ở các mức liều cao) có thể bao gồm:

  • Bất thường phát triển trong men răng của trẻ em.[2][3]
  • Bệnh lý tại khu trung ương và ngoại vi của hệ thần kinh[4]
  • Rối loạn tuyến giáp[5]
  • Tổn hại cho hệ thống miễn dịch[6]
  • Lạc nội mạc tử[7]
  • Bệnh tiểu đường[8]

Dioxin tích lũy trong chuỗi thức ăn trong một cách tương tự như các hợp chất chlor khác (tích lũy sinh học). Điều này có nghĩa rằng ngay cả nồng độ nhỏ trong nước bị ô nhiễm có thể được tập trung lên một chuỗi thức ăn đến mức nguy hiểm vì chu kỳ phân hủy dài và độ tan trong nước thấp của dioxin.

Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear Translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,... Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA, dẫn tới các chứng bệnh liên quan là ung thư, bệnh di truyền và quái thai.

Trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức (Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép [2] (theo WHO 2002 thì mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10 pg đương lượng độc (TEQ)/ngày).

Bác sĩ Linda Birnbaum, Giám đốc Viện Khoa Học Quốc gia Về Liên Hệ Giữa Môi trường và Sức khỏe, và là một chuyên gia hàng đầu về chất dioxin, nói: "Tôi chưa từng thấy một hệ thống hormone nào mà chất dioxin không thể phá vỡ. Nó có ảnh hưởng lan rộng trong hầu hết các chủng loài có xương sống, trong hầu hết mọi giai đoạn cơ thể phát triển".

Gây dị tật thai nhiSửa đổi

Hiện không có nghiên cứu về quái thai gây ra bởi dioxin trên cơ thể người (do việc thí nghiệm chất độc mạnh như dioxin với người là bị cấm). Tuy nhiên, khi được thí nghiệm trên động vật, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Dioxin gây quái thai ở các loài gặm nhấm, bao gồm chuột[9][10] hamster và lợn guinea[11] chim,[12] và cá[13]

Các nghiên cứu động vật cho thấy rằng dioxin có thể ảnh hưởng đến sinh sản bằng cách làm hư hỏng tinh trùng và làm rối loạn hormon điều tiết sự phát triển của bào thai. Ở cấp độ phân tử, dioxin gây đột biến trên chuỗi nhiễm sắc thể, những đột biến này sẽ gây ảnh hưởng đến thông tin di truyền ở tế bào sinh sản (tinh trùng, trứng) do cơ chế sao chép nhân đôi và rồi sẽ truyền sang thế hệ con cháu.

Trong nghiên cứu năm 2012 của Đại học Washington trên chuột cho thấy Dioxin có thể gây dị tật suốt nhiều thế hệ. Chuột thí nghiệm được cho nhiễm 1 liều dioxin rất nhỏ (bằng 1/1000 mức gây chết), với mức rất nhỏ này thì không gây nguy hại tức thì. Nhưng tác hại lâu dài đã phát tác trên thế hệ con cháu của chúng. Cho đến tận thế hệ F3 (tức là đời chắt của những con chuột thí nghiệm ban đầu) những dị tật bẩm sinh vẫn xảy ra. Những đột biến này có lẽ là vĩnh viễn và sẽ tiếp tục truyền tới các thế hệ sau.[14]

Trong thảm họa Sasevo (nơi 30kg dioxin đã thoát ra môi trường), người dân đã được sơ tán ngay sau khi thảm họa xảy ra, tất cả gia súc gia cầm đã bị thiêu hủy, đất đai và nguồn nước đã được tẩy rửa để ngăn dioxin xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Do vậy, tác động của dioxin với dị tật thai nhi tại Sasevo là không có đủ cơ sở để nghiên cứu. Các nghiên cứu về vấn đề này chỉ có thể được tiến hành ở Việt Nam, nơi bị Mỹ rải 370kg dioxin trong 8 năm chiến tranh. Người dân và binh sĩ ở đây chịu sự phơi nhiễm lâu dài, dioxin đã ngấm sâu vào mọi con đường (không khí, nguồn nước, cây trồng và thực phẩm) mà không hề có sự sơ tán hoặc tẩy độc.

Các khảo sát ở Mỹ trong thập niên 1980-1990 có những kết quả mâu thuẫn nhau (nguồn thì khẳng định dioxin gây dị tật thai nhi, nguồn thì cho rằng chưa đủ cơ sở kết luận) do mẫu khảo sát ở các cựu binh Mỹ có sự khác biệt lớn về độ phơi nhiễm dioxin. Để tìm ra kết luận chung, năm 2006, 4 nhà nghiên cứu (gồm 2 người gốc Việt) đã tiến hành tổng kết tất cả các khảo sát về tác động của dioxin tới dị tật thai nhi. Nghiên cứu sử dụng 13 khảo sát ở những cựu binh Việt Nam (những người phơi nhiễm lâu và nặng nhất) và 9 khảo sát ở cựu binh nước ngoài. Các kết luận rút ra như sau[15]

  • Sự tranh cãi về mối liên quan giữa chất độc da cam (hay dioxin) và dị tật bẩm sinh là do dữ liệu của các khảo sát không phù hợp với nhau (có sự khác biệt đáng kể về thời gian, lượng phơi nhiễm của các ca nghiên cứu).
  • Tổng hợp số liệu từ các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc của cha mẹ với dioxin và chất độc da cam làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và quái thai.
  • Trong khi nguy cơ gia tăng quái thai hiện diện ở cả cựu binh Mỹ và cựu binh Việt Nam, các cựu binh Việt Nam có một sự gia tăng rõ rệt hơn do mức độ phơi nhiễm của họ cao hơn lính Mỹ (lính Mỹ chỉ ở Việt Nam khoảng 1 năm, ít khi đi vào rừng và họ chỉ ăn uống đồ hộp, trong khi lính Việt Nam ở trong rừng suốt nhiều năm và luôn sử dụng lương thực, nước uống lấy tại chỗ bị nhiễm dioxin).

Những ghi chép về việc chất dioxin gây quái thai cho binh lính và thường dân bị phơi nhiễm lâu dài đã được ghi lại bởi những bác sĩ đương thời từ nhiều quốc gia:

Tác hại đối với người ViệtSửa đổi

Tuyên truyền của Mỹ/chính phủ Sài Gòn viết rằng sự độc hại của chất diệt cỏ chỉ là "tuyên truyền xuyên tạc của Việt cộng", và rằng chất diệt cỏ "tuyệt nhiên không gây độc hại cho người, vật, cũng như nước uống, hít phải hàng ngày cũng không sao"

Chất da cam phát tán qua không khí và nước nên nó lan rộng rất nhanh, không chỉ những chiến sỹ quân Giải phóng mà cả dân thường miền Nam, quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa (quân chư hầu của Mỹ) cũng đều bị nhiễm độc nếu có mặt ở khu vực bị rải độc. Nhưng các nạn nhân người Việt thường bị nhiễm độc nặng hơn lính Mỹ do họ sống định cư, uống nước và trồng cây lương thực tại khu nhiễm độc, còn lính Mỹ thì chỉ ở đó một thời gian ngắn rồi hành quân đi chỗ khác hoặc trở về nước.

  • Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một nhân chứng sống. Trong những năm 1960, bà đã hộ sinh cho nhiều trăm đứa trẻ khỏe mạnh ở bệnh viện Từ Dũ, nhà hộ sinh lớn nhất ở Sài Gòn. Rồi đến năm 1968, hai năm sau khi lực lượng Mỹ tăng gia trải chất diệt cỏ lên đến nhiều triệu lít, lần đầu tiên bác sĩ Phượng đã chứng kiến một hài nhi không có óc và xương sống. Trong những tháng tiếp theo, Bác sĩ Phượng liên tục đỡ ra nhiều hài nhi dị dạng, 3 hoặc 4 đứa trong một tuần lễ - những hài nhi sinh ra với những cơ quan ở ngoài thân, không có tay, không có chân, không có mắt. Vấn đề nay đã trở nên rõ ràng là, con người – đặc biệt là phụ nữ - bị nhiễm ngay chỉ một chút chất dioxin, dù chỉ là 1/1 tỷ gram, cũng có khả năng cao là sinh ra những đứa con dị tật bẩm sinh. Từ năm 1968, bác sĩ Phương bắt đầu thu thập hàng chục thai nhi và trẻ sơ sinh bị dị dạng đã chết, lưu trữ ở bệnh viện Từ Dũ trong các lọ lớn chứa chất bảo quản.[16]
  • Bà Đào Thị Kiều, sinh năm 1952, nông dân ở Biên Hòa, có khu ruộng bị quân đội Mỹ trải thuốc diệt cỏ không lâu sau khi bà kết hôn. Bà có 8 đứa con thì 7 đứa bị dị tật bẩm sinh và 5 đứa đã chết yểu, chồng bà từng là nhân viên trong quân lực Việt Nam Cộng hòa, cũng chết năm 2004 vì ung thư[16]
  • Nhà bệnh học về ung thư Scarlett Lin Gomez tại Viện phòng chống ung thư California (CPIC) đã nghiên cứu thấy rằng người Mỹ gốc Việt tại California (rất nhiều người là cựu binh trong quân lực Việt Nam Cộng hòa từng hoạt động trong vùng bị rải chất da cam) đang phải chịu hàng loạt chứng bệnh liên quan đến việc phơi nhiễm chất độc da cam: tỷ lệ bị các bệnh ung thư cao nhất, phụ nữ gốc Việt mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin cao nhất, đàn ông gốc Việt mắc bệnh Sarcoma mô mềm cao nhất.[17].

Nhiều nhà hoạt động nhân đạo, nhà nghiên cứu đã kêu gọi những người Mỹ gốc Việt nên học theo các cựu binh Mỹ: khởi kiện những nhà sản xuất chất da cam để đòi bồi thường. Nhưng mọi nỗ lực của họ đã bị những nhóm chống Cộng là cựu binh quân lực Việt Nam Cộng hòa phá rối. Những nhóm cựu binh quân lực Việt Nam Cộng hòa này "vẫn rất trung thành (với nước Mỹ)", ngay cả trong thời đại ngày nay mà họ vẫn tin vào những tờ truyền đơn của Mỹ thời thập niên 1960 nói rằng "chất diệt cỏ không độc hại", và rằng sự nguy hại của chất độc màu Da cam "chỉ là một sự lừa bịp của Đảng cộng sản". Việc các cựu binh Mỹ đã thắng kiện và được bồi thường cũng không thể làm thay đổi định kiến của những nhóm chống Cộng này, họ không chịu chấp nhận sự thật bởi cho rằng như vậy là "tiếp tay cho Cộng sản để chống lại nước Mỹ". Ông Ngô Nhân, nhà nghiên cứu tại Đại học New York, nói rằng "Chỉ còn một nhóm người không chịu thừa nhận vấn đề chất độc da cam - đó chính là người Mỹ gốc Việt". Ông khuyên người Mỹ gốc Việt phải dẹp bỏ định kiến chính trị để thừa nhận những khổ đau mà chất da cam gây ra cho họ, có như vậy thì mới có thể đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi[17]

Tác hại đối với người MỹSửa đổi

  • Stephen Price, nhân viên kỹ thuật tại căn cứ không quân Mỹ tại Đà Nẵng vào năm 1967, nơi Mỹ có kho chứa chất da cam, bị nhiễm dioxin cao gấp 365 lần so với ngưỡng mà Tổ chức Y tế Thế giới cho là an toàn. Ông chết năm 2008 do bệnh bạch cầu và tiểu đường, các con gái ông đều bị dị tật hệ thần kinh do tật nứt đốt sống.[18]
  • Ted Hutches bị phơi nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam vào năm 1965, khi ông làm nhiệm vụ bơm nước vào các bồn hóa chất và dùng làm nước tắm. Một năm sau khi trở về Mỹ, chân Hutches bắt đầu sưng và tê liệt. hai con gái ông, được sinh ra vào năm 1968 và năm 1970, đều bị dị tật bẩm sinh: dị dạng hông và khớp gối, liệt chân và không có khả năng lao động. Ở tuổi 70, Ted Hutches bị viêm mô tế bào, ung thư và rối loạn thần kinh khiến chân bại liệt. Ông nộp đơn đòi bồi thường từ năm 1978, nhưng phải sau 24 năm mới được xét duyệt và nhận đền bù, nhưng hai con ông thì không được đền bù (vì chính phủ Mỹ từ chối công nhận dioxin gây dị tật thai nhi)[19]
  • Mike Ryan, một bác sĩ quân y Mỹ, sau 13 tháng ở Việt Nam đã trở về Mỹ. Con gái ông sinh năm 1971 đã chịu dị tật nghiêm trọng: tim bị hở van, hệ tiêu hóa bị mất phần dưới, thận rối loạn, cánh tay và ngón chân dị dạng... tổng cộng là 22 dị tật. Con gái Mike đã chết khi chỉ 35 tuổi. Suốt đời mình, Mike đã đấu tranh để ông và những cựu binh khác được bồi thường[20]
  • Heather Bowser là con của một cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam năm 1968-1969. Cô và em ruột có hình hài bị dị tật kinh khủng: không có đoạn chân phải từ gối trở xuống, nhiều ngón tay, ngón chân cái trên bàn chân trái cũng không có, những ngón chân còn lại thì đan chéo nhau[21].
  • Tổ chức Pro Publica (nơi hỗ trợ các cựu quân nhân Mỹ) đã ghi lại bằng video nhiều trường hợp lính Mỹ có con bị dị tật sau khi bị nhiễm chất da cam ở Việt Nam. Hiệp hội Trẻ em của Hội cựu chiến binh Việt Nam, gồm gần 4.000 thành viên là các cựu binh Mỹ đã trao đổi những câu chuyện hoặc thông báo với các bác sĩ về hàng loạt những chứng dị tật mà con họ phải gánh chịu: khiếm khuyết ống thần kinh, chân tay ngắn hoặc bị cụt, ngón tay chân dị dạng, thiếu đốt sống, rối loạn miễn dịch.... danh sách các chứng dị tật cứ ngày một dài thêm[22]
  • Bác sĩ quân y Mỹ, Allen Hassan, ghi lại: "Trong suốt cuộc chiến, các báo cáo về tình trạng trẻ em bị dị dạng bẩm sinh xuất hiện trên báo chí Sài Gòn đều bị gạt bỏ vì liên quân cho rằng điều đó chỉ giúp tuyên truyền cho Cộng sản... Là một bác sĩ, tôi đã nhìn thấy hàng trăm cựu chiến binh Mỹ mắc chứng vô sinh, ung thư, tiểu đường loại 2 và nhiều vấn đề về sức khỏe khác có liên quan đến việc phơi nhiễm chất da cam tại Việt Nam. Tôi từng chứng kiến những người vợ của họ mang thai chết lưu (bào thai bị chết trong bụng mẹ), hoặc sinh con dị dạng. Vợ của một cựu chiến binh tôi từng gặp đã sinh ra một đứa con không có đầu. Tôi tin thảm họa của gia đình này là hệ quả trực tiếp vì sự phơi nhiễm của người cha với chất da cam."[23]

Trẻ em của các cựu binh Mỹ ở Việt Nam được báo cáo đã gặp một loạt các khuyết tật bẩm sinh, kể cả bệnh khớp, rối loạn đường ruột và bàng quang, bất thường về xương, mất thính lực, các vấn đề sinh sản, rối loạn hành vi và điều kiện da bất thường. Betty Mekdeci, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu dị tật trẻ em Fluorida, nơi lưu giữ dữ liệu về thai nhi từ các cựu binh đến Việt Nam cho biết: trẻ em của các cựu chiến binh tới Việt Nam có tỷ lệ cao hơn bị mắc bệnh ung thư, các bệnh trí tuệ và rối loạn hành vi. Để chứng minh và đòi bồi thường thì sẽ đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện, nhưng từ lâu nay nó đã bị trì hoãn. Betty Mekdeci cho rằng: "Vấn đề này không phải là về khoa học, đó là về kinh tế và chính trị" - nếu được chứng minh dioxin gây dị tật thì khoản đền bù cho trẻ em dị tật sẽ rất lớn, nên chính phủ và các công ty hóa chất không muốn chi tiền cho những nghiên cứu như vậy[19]

Theo tài liệu của hội cựu chiến binh Hoa Kỳ, chính phủ Mỹ chỉ công nhận chất da cam gây ra dị tật nứt đốt sống ở con của các cựu binh Mỹ, còn những người mắc các chứng dị tật khác thì chính phủ Mỹ không công nhận và không bồi thường. Theo đó, những người bị dị tật nứt đốt sống là con đẻ của cựu chiến binh Mỹ sau khi họ từng tiếp xúc với chất diệt cỏ ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 09/1/1962 tới 7/5/1975, hoặc gần khu phi quân sự Triều Tiên từ 1/9/1967 tới 31/8/1971, thì sẽ được nhận bồi thường của chính phủ Mỹ. Hội cựu chiến binh Hoa Kỳ vẫn đang đấu tranh để chính phủ Mỹ chịu bồi thường cho nhiều người con các cựu binh Mỹ bị mắc những chứng dị tật khác[24].

Theo nghiên cứu của Pro Publica dựa trên dữ liệu của Cơ quan Cựu Chiến binh Hoa Kỳ, các cựu chiến binh Mỹ từng phơi nhiễm chất da cam ở Việt Nam có tỷ lệ sinh con bị dị tật cao gấp gần 6 lần so với tỷ lệ sinh con dị tật trước chiến tranh (13,1% so với 2,8%)[20].

Linda Schwartz, giáo sư điều dưỡng chuyên khoa tại Đại học Yale, đã khám phá ra rằng "có bằng chứng khác biệt" cho thấy những người lính Mỹ bị nhiễm chất da cam có tỷ lệ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn. Họ trình bày công trình tại hội nghị về dioxin quốc tế năm 2003, nhưng bản thảo của họ không được chấp nhận để xuất bản trên tạp chí khoa học. Schwartz cho rằng: nếu Hoa Kỳ thừa nhận rằng Chất Da cam gây ra những dị tật trên trẻ em, chính phủ Việt Nam sẽ có đầy đủ lý do để đòi bồi thường cho trẻ em Việt Nam bị tổn hại. Bà nói: "Chúng tôi đã lao phải một bức tường. Mọi người sợ rằng phía Việt Nam sẽ nộp nhiều đơn kiện khủng khiếp chống lại Hoa Kỳ"[20].

Cho tới nay, chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất vẫn không công nhận chất dioxin gây dị tật thai nhi với lý do là thiếu bằng chứng thực nghiệm trên người (điều mà sẽ không thể có do dioxin bị cấm thí nghiệm trên người). Chỉ có các cựu binh nữ sinh con dị tật là được bồi thường (nhưng cựu binh nữ chỉ có 10 ngàn người trong tổng số 3 triệu quân nhân Mỹ chiến đấu ở Việt Nam), các cựu binh nam sinh con dị tật thì vẫn không được bồi thường. 30 năm sau cuộc chiến, vẫn không có cuộc điều tra lớn nào với các cựu binh bị nhiễm dioxin. Paul Sutton, cựu chủ tịch của Hội Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, cho rằng chính phủ Mỹ muốn trì hoãn các nghiên cứu để ỉm đi chuyện này bởi chi phí đền bù sẽ rất cao, họ chỉ cần chờ tới khi tất cả các cựu binh của cuộc chiến đều đã qua đời thì sẽ chẳng còn bằng chứng để nghiên cứu nữa[25].