Đo điện trở 1 chiều máy biến áp

• Tiến hành đo: bằng phương pháp Vôn-Ampe một chiều • Tiến hành đo: bằng phương pháp cầu cân bằng 3.Đo điện trở 1 chiều của cuộn dây•Yêu cầu: Quy đổi điện trở đo được về cùng nhiệt độ tiêu chuẩn cần sosánh. Công thức qui đổi Rcd theo nhiệt độ:•R2 = R1 .[1 + Kqđ[θ2–θ1]]•Với đồng Kqđ = 0,004; với nhôm Kqđ = 0,0042.•Đối với BU 3 pha: Độ lệch điện trở giữa các pha của BU 3 pha: ΔRcd≤ 2%.•Đối với BU 1 pha: Trong thực tế không quy đinh. Đối với BU 1 pha c ùng loại => yêu cầu: ΔRcd≤ 5%. *Bổ sung:• Đo điện trở một chiều cuộn dây sơ cấp và thứ cấp bằng cầuP333 hoặc máy đo điện trở một chiều TRM-203 của Nhà sảnxuất VANGUARD-Mỹ.• - Giá trị điện trở một chiều cuộn dây đạt yêu cầu nếu các giátrị điện trở một chiều so với nhà sản xuất sai khác nhau khôngquá 2% quy về cùng một nhiệt độ. 4. Kiểm tra cực tính cuộn dâyMục đích:Xác định đúng cực tính của cuộn dây => Khi đo mới cóthể đấu nối các cuộn dây để tạo ra đúng tổ đấu dây mongmuốn.Từ đây sẽ xác định được tổ đấu dâyPhương pháp thí nghiệm:Giống như đối với MBAĐối với BU kiểu cảm ứng: Dùng phương pháp xung điện1 chiều hoặc phương pháp nguồn xoay chiều.Đối với BU kiểu tụ: Dùng phương pháp nguồn xoaychiều. Sơ đồ thí nghiệm đối với BU 1 pha:

Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thì việc đo điện trở cách điện máy biến áp thường xuyên là rất cần thiết ở các khu công xưởng, công nghiệp. Nếu như bạn chưa biết cách đo điện trở cách điện này như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết sau đây để được Thông tin kỹ thuật hướng dẫn chi tiết các bước đo nhé.

Máy biến áp là gì?

Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Thiết bị được sử dụng để biến đổi hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở một điện áp khác với tần số không thay đổi.

Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì máy biến áp là thiết bị hoạt động cảm ứng điện từ để truyền năng lượng hoặc tín hiệu của dòng điện xoay chiều giữa các mạch điện theo nguyên lý nhất định.

Máy biến áp là gì?

Nếu như một cuộn dây được đặt vào nguồn điện áp xoay chiều [được gọi là cuộn dây sơ cấp] thì sẽ có một từ thông sinh ra có biên độ phụ thuộc vào điện áp sơ cấp và số vòng của dây quấn sơ cấp.

Tỷ lệ tương ứng giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp chính là tỷ số tương ứng giữa số vòng dây quấn sơ cấp và số vòng dây quấn thứ cấp.

Máy biến áp dùng để làm gì?

Máy biến áp được sử dụng khá phổ biến và cần thiết hiện nay đặc biệt là ở các nhà máy phát điện, các xưởng sản xuất….Sau đây là một số công dụng chính của máy biến áp:

Công dụng của máy biến áp

Sử dụng máy biến áp để truyền tải điện năng

Các nhà máy phát điện công suất lớn thường được đặt xa trung tâm tiêu thụ điện, do đó cần phải có các đường dây dẫn để truyền tải điện năng.

  • Máy biến áp tăng áp: Nâng cao khả năng truyền tải và giảm sự tổn hao công suất ở trên đường dây. Phải nâng cao điện áp để giảm dòng điện chạy trên đường dây. Bởi vậy đầu đường dây dẫn cần đặt máy biến áp tăng áp.
  • Máy biến áp giảm áp: Điện áp tải tiêu thụ ở trong khoảng 127V – 500V, động cơ công suất lớn thường 3k V hoặc 6 kV. Do đó máy biến áp giảm áp thường được đặt ở cuối đường dây dẫn.

Máy biến áp dùng để đo lường

  • Máy biến áp điện áp: Dùng để biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp để có thể đo lường được bằng những dụng cụ thông thường. Khi đó số vòng dây thứ cấp phải nhỏ hơn số vòng dây sơ cấp.
  • Máy biến áp dòng điện: Dùng để biến đổi dòng điện lớn xuống dòng điện nhỏ để có thể đo lường và phục vụ cho những mục đích khác. Do dòng điện thứ cấp sẽ nhỏ hơn dòng điện sơ cấp, nên số vòng dây sơ cấp sẽ nhỏ hơn số vòng dây thứ cấp.

Máy biến áp dùng để hàn hồ quang điện

Đây là một loại máy biến áp đặc biệt được sử dụng để hàn bằng phương pháp hồ quang điện. Máy biến áp hàn có điện kháng tản lớn và thiết kế cuộn điện kháng ngoài để cho dòng điện hàn không vượt quá 2 – 3 lần dòng điện định mức. Do đó đường đặc tính ngoài của máy biến áp này rất dốc và phù hợp với yêu cầu hàn điện.

Tác dụng của việc đo điện trở cách điện máy biến áp

Đo điện trở cách điện máy biến áp là một công việc rất quan trọng cần phải được thực hiện thường xuyên để đánh giá được tình trạng cách điện của máy biến áp. Đồng hồ đo điện trở cách điện cần đảm bảo cách điện tốt để an toàn cho thiết bị cũng như cho người sử dụng. Từ đó sẽ giúp cho các kỹ sư yên tâm trong việc thực hiện các thí nghiệm và thợ điện yên tâm trong việc kiểm tra và sửa chữa.

Tải sao phải đo điện trở cách điện máy biến áp?

Việc đo điện trở cách điện máy biến áp 3 pha và 1 pha được sử dụng với 3 mục đích sau đây:

  • Kiểm tra được tình trạng cách điện giữa các cuộn dây để từ đó nhận biết được có phát sinh hiện tượng ngắn mạch hay chập cháy không.
  • Đảm bảo không xảy ra tình trạng rò rỉ điện giữa các pha hoặc thân biến áp.
  • Giúp cho bạn xác định được hạng mục tiếp theo có cần triển khai hay không.

Để hỗ trợ công việc một cách tốt nhất, người dùng nên lựa chọn thiết bị đến từ các thương hiệu uy tín như đồng hồ đo cách điện Hioki, đồng hồ megaohm Kyoritsu,…sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn khi mua thiết bị.

Bạn có thể tham khảo một số thiets bị đo điện trở cách điện nổi bật hiện nay như đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu 3166, Kyoritsu 3005A, Kyoritsu 3007A, Hioki IR4056-21 … Đây đều là những sản phẩm nổi bật và được nhiều người lựa chọn.

Xem thêm: Giá trị điện trở cách điện tiêu chuẩn bao nhiêu là đạt?

Quy trình đo điện trở cách điện máy biến áp

Trước khi thực hiện đo điện trở cách điện máy biến áp thì bạn nên sử dụng cồn để vệ sinh bề mặt sức phía cao và hạ của máy biến áp để loại bỏ được dòng rò ở trên bề mặt. Đồng thời bạn cũng cần ngắt kết nối dòng điện đến máy biến áp và nối đất để đảm bảo an toàn trong quá trình đo điện trở.

Để kiểm tra và đo điện trở cách điện máy biến áp thì bạn thực hiện theo 3 giai đoạn sau:

Đo điện trở cách điện giữa cuộn dây điện áp thấp với thân chính máy biến áp

Bước 1: Sử dụng thử nghiệm Megger ở phía điện áp thấp giống như hình bên dưới.

Bước 2: Điều chỉnh thang đo của đồng hồ đo cách điện về 1000V DC.

Bước 3: Sau khi áp dụng được 1 phút thì bạn tiến hành ghi lại giá trị của điện trở đã được đo bằng máy đo Megomet.

Bước 4: Tiếp tục lặp lại phép đo này một lần nữa giữa một pha khác với thân của máy biến áp.

Tiêu chuẩn đo điện trở cách điện máy biến áp mới phải đảm bảo lớn hơn Giga Ohm và điện trở cách điện của máy biến áp cũ phải lớn hơn 300 Mega Ohm.

Đo điện trở cách điện giữa cuộn dây điện áp thấp với thân chính máy biến áp

Đo điện trở cách điện giữa cuộn dây điện áp thấp và cuộn dây điện áp cao

Bước 1: Điều chỉnh thang đo của đồng hồ đo cách điện về 2500VDC.

Bước 2: Sau khi áp dụng được 1 phút áp dụng thì ghi lại giá trị của điện trở đã được đo bằng máy đo Megomet.

Bước 3: Lặp lại thí nghiệm với các pha khác.

Với lần đo này thì điện trở cách điện ở tất cả các pha phải đảm bảo lớn hơn 1 Ohm.

Đo điện trở cách điện giữa cuộn dây điện áp thấp và cuộn dây điện áp cao

Đo điện trở cách điện giữa cuộn dây cao áp và thân chính máy biến áp

Bước 1: Điều chỉnh thang đo của đồng hồ đo cách điện về 5000 VDC.

Bước 2: Sau khi áp dụng được 1 phút áp dụng thì ghi lại giá trị của điện trở đã được đo.

Bước 3: Lặp lại phép đo này một lần nữa giữa một pha khác với thân của máy biến áp.

Tiêu chuẩn đo điện trở cách điện máy biến áp lớn hơn 1 Giga Ohm và máy biến áp cũ lớn hơn 300 Mega Ohm.

Đo điện trở cách điện giữa cuộn dây cao áp và thân chính máy biến áp

Như vậy trên đây Thông tin kỹ thuật đã hướng dẫn các bạn chi tiết cách đo điện trở cách điện máy biến áp. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin hữu ích đến các bạn để biết cách đo điện trở nhanh chóng và đúng quy trình.

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán đồng hồ đo điện trở cách điện chính hãng và uy tín mà bạn có thể tham khảo như maydochuyendung.com, hiokivn.com, kyoritsuvietnam.net . Hy vọng bạn có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp tại địa chỉ mua uy tín để có trải nghiệm sản phẩm tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề