Đo tốc độ máu lắng bằng phương pháp thủ công

Thực hiện xét nghiệm máu lắng để làm gì? Ai cũng cần thực hiện xét nghiệm máu lắng? GENTIS mang đến những thông tin hữu ích về xét nghiệm máu lắng trong bài viết này.

Xét nghiệm máu lắng là gì?

Tốc độ lắng hồng cầu hay còn gọi là tốc độ máu lắng [ESR – Erythrocyte Sediment Rate] thường được xác định bằng phương pháp Pachenkop: Dùng ống Pachenkop mao dẫn máu toàn phần đã pha loãng với dung dịch citrat 3% theo tỉ lệ : 4 phần máu lắng một phần dd citrat 3%. Sau đó cắm thẳng đứng vào giá và đọc kết quả sau 1 giờ, 2 giờ.

Xét nghiệm máu lắng được thực hiện tại nhiều bệnh viện và cơ sở y tế nhằm đo chiều cao cột hồng cầu lắng xuống [đơn vị là mm] của một thể tích máu đã được chống đông, đựng trong một ống nghiệm đặc biệt có chia vạch.

Một số bệnh lý có thể theo dõi được từ kết quả xét nghiệm máu lắng như ngồi máu cơ tim, sốt thấp cấp, viêm nhiễm,… Một số loại bệnh truyền nhiễm có thể được phát hiện ngay từ giai đoạn đầu khi mà chưa có những biểu hiện tác động của bệnh lên cơ thể như: Viêm gan B, C, HIV,…

Thực hiện xét nghiệm máu lắng nhằm đo tốc độ máu lắng để theo dõi tình trạng viêm nhiễm hay tình trạng một số loại bệnh lý ác tính ở con người, bên cạnh đó các loại bệnh sốt thấp cấp, nhồi máu cơ tim,… Đây là một loại xét nghiệm thường quy, mang tính tầm soát, cần thiết trong việc phát hiện và theo dõi bệnh lao, theo dõi quá trình hoại tử mô trong cơ thể, rối loạn bệnh lý như khớp, gân, dây chằng, cơ vân,…

Xét nghiệm máu lắng được thực hiện như thế nào?

Mẫu máu để thực hiện xét nghiệm là mẫu máu trên tĩnh mạch ở tay của người được xét nghiệm.

  • Sát trùng vùng lấy máu
  • Dùng dây garo băng xung quanh cánh tay trên giúp duy trì áp lực và hạn chế máu chảy qua tĩnh mạch cho phép các tĩnh mạch phía dưới chỗ băng sẽ căng phồng lên vì máu ứ lại và sẽ dễ dàng hơn khi đâm kim vào tĩnh mạch.
  • Dùng một chiếc kim nhỏ đưa vào tĩnh mạch ở tay, rút nhẹ để máu được chảy ra từ lòng mạch
  • Gỡ dây garo để đảm bảo máu được tuần hoàn bình thường.
  • Khi máu đã lấy xong, rút kim ra, và chỗ đâm kim được chèn vào một miếng gạc hoặc một miếng băng cá nhân để máu không chảy ra.
  • Mẫu máu đã thu được bảo quản trong một lọ thuỷ tinh chân không hoặc chứa trong một xilanh.

Mẫu máu của bạn sẽ được cho vào một ống nghiệm có chứa chất chống đông, để ngăn cản sự hình thành cục máu đông. Sau đó ống nghiệm được dựng thẳng đứng để các hồng cầu lắng xuống đáy ống, chừa lại phần phía trên ống là cột huyết tương màu vàng trong. Người thực hiện xét nghiệm sẽ đo chiều cao phần huyết tương phía trên tại thời điểm sau 1 giờ để tính ra tốc độ máu lắng [đơn vị là mm/hr].

Nếu Protein phản ứng bao quanh hồng cầu sẽ khiến các hồng cầu dính vào nhau, làm các hồng cầu lắng càng nhanh hơn. Kết quả là tốc độ máu lắng tăng, chỉ ra rằng bạn có thể bị viêm ở đâu đó. Bình thường, tốc độ máu lắng ở nữ giới sẽ cao hơn nam giới, và tăng dần theo độ tuổi.

Các giá trị bình thường của xét nghiệm tốc độ máu lắng [ESR] theo phương pháp Westergren [theo Medscaspe]:

Ở người lớn:

  • Nam giới dưới 50 tuổi: ESR < 15 mm/hr
  • Nam giới trên 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr
  • Nữ giới dưới 50 tuổi: ESR < 20 mm/hr
  • Nữ giới trên 50 tuổi: ESR < 30 mm/hr

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em:

  • Trẻ sơ sinh: 0-2 mm/hr [1 – 3 tuổi]
  • Trẻ em: 3-13 mm/hr [3 tuổi trở lên]

Những lưu ý cần thiết khi tiến hành thu mẫu máu xét nghiệm máu lắng

  • Người được xét nghiệm không cần phải kiêng ăn hay uống bất cứ thứ gì trước khi thu mẫu
  • Chuẩn bị tâm lý và thể chất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên để trẻ cảm thấy thoải mái, không sợ hãi.
  • Sau khi thu mẫu, người được xét nghiệm có thể nghỉ ngơi vài phút sau đó có thể sinh hoạt bình thường.

Những biểu hiện thường gặp sau khi thu mẫu xét nghiệm máu lắng

  • Chảy máu nhẹ khi rút kim thu mẫu
  • Choáng đầu nhẹ
  • Vỡ ven, bầm tím tại vị trí lấy mẫu máu
  • Phải đâm kim nhiều lần trong trường hợp tìm tĩnh mạch khó khăn hoặc người thu mẫu không có nhiều kinh nghiệm lấy máu

Một số trường hợp khiến tốc độ lắng máu tăng rõ rệt

  • Bệnh macroglobulin huyết [trong máu xuất hiện globulin miễn dịch bất thường].
  • Bệnh tăng fibrinogen máu.
  • Viêm mạch máu hoại tử.
  • Bệnh đau cơ dạng thấp
  • Đau tủy,…

Thực hiện xét nghiệm máu lắng giúp kiểm tra được tình trạng sức khỏe của người bệnh với một số triệu chứng bệnh lý khác nhau và phát hiện sự có mặt của một vài bệnh truyền nhiễm ngay từ khi loại bệnh đó chưa có sự tác động đến biểu hiện sức khỏe của người bệnh.

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,

tư vấn một cách tốt nhất!

QUY TRÌNH ĐO TỐC ĐỘ MÁU LẮNG BẰNG MÁY TỰ ĐỘNG

QUY TRÌNH ĐO TỐC ĐỘ MÁU LẮNG BẰNG MÁY TỰ ĐỘNG

1. NGUYÊN LÝ

Tốc độ máu lắng dựa trên nguyên lý máu được pha loãng với dung dịch chống đông Natricitrat 3,8 % với tỷ lệ 4/5 và được hút vào một mao quản có đường kính nhất định, để ở một tư thế nhất định. Sau một thời gian hồng cầu lắng xuống dưới, kết quả là thể tích của cột huyết tương đã lắng hết hồng cầu.

II. CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân đau khớp, sốt, thấp tim

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ khoa Huyết học – Truyền máu

- Kỹ thuật viên khoa Huyết học – Truyền máu

2. Bệnh phẩm:

- Lấy 2ml máu tĩnh mạch có chống đông bằng EDTA. Lấy máu người bệnh lúc đói.

3.Vật dụng,  trang thiết bị.

- Máy máu lắng Mixrate.

- Ống nghiệm máu lắng.

- Giá đựng ống typ.

- Ống máu có chất chống đông.

- Pipet 1000ml, đầu côn

4. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vận hành máy:

- Bật công tắc máy

- Quan sát hiển thị trên màn hình: CHECK OK , tiến hành xét nghiệm

2. Nội kiểm:

Không áp dụng

3. Tiến hành kỹ thuật

-Bước 1.Nhận bệnh phẩm: Kiểm tra ống bệnh phẩm, đối chiếu thông tin trên ống bệnh phẩm và giấy xét nghiệm.

- Bước 2: Ghi tên người bệnh hoặc mã số vào ống máu lắng phù hợp với phiếu xét nghiệm.

- Bước 3: Dùng Pipette hút máu vào ống máu lắng đến vạch quy định.

- Bước 4: Lắc đều, đưa ống máu lắng vào chạy máy.

- Bước 5: Đọc kết quả sau 15 phút.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Tốc độ lắng máu là một yếu tố có ý nghĩa nhất định trong việc chẩn đoán, theo dõi quá trình tiến triển và tiên lượng nhiều bệnh lý khác nhau.

Trị số bình thường:

- Nam giới: 1 giờ: ≤ 5mm; 2 giờ: ≤ 15mm.

- Nữ giới:  1giờ ≤  10  mm ;  2 giờ ≤ 20 mm

VII. GHI CHÚ

- Máu không được làm ngay sau khi lấy;

- Máu có quá nhiều chất chống đông, máu bị đông, bệnh nhân quá thiếu máu, lấy máu ở vị trí đang truyền dịch…

- Máu lắc không đều.

- Nhầm bệnh phẩm, nhầm phiếu xét nghiệm

Xét nghiệm máu lắng là một xét nghiệm thường được dùng đi kèm để hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý, đặc biệt là theo dõi tình trạng viêm. Vậy xét nghiệm đo tốc độ  máu lắng là gì và thường được sử dụng trong những trường hợp nào ? Hãy cùng tìm hiểu về nó nhé.

1. Bạn có biết về xét nghiệm máu lắng?

xét nghiệm máu lắng là xét nghiệm nhằm đo lường tốc độ lắng của hồng cầu bằng cách đưa máu đã được chống đông vào trong một cột thẳng đứng. Sau 1h và 2h, đánh giá chiều cao còn lại của cột huyết tương thể hiện sự lắng hồng cầu. Tình trạng viêm sẽ làm cho các tế bào máu kết tụ và lắng xuống đáy nhanh hơn.

Hình 1: Phương pháp đo máu lắng thủ công và trên máy

Xét nghiệm đo máu lắng không phải là một xét nghiệm độc lập để chẩn đoán bệnh cụ thể mà nó thường giúp bác sĩ phát hiện và theo dõi các phản ứng viêm của cơ thể. Thông qua xét nghiệm này, một số bệnh lý có thể được phát hiện và theo dõi như sốt cao, viêm khớp, nhiễm trùng, HIV giai đoạn đầu,...

2. Xét nghiệm máu lắng được thực hiện như thế nào ?

Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng là một xét nghiệm đơn giản và dễ thực hiện. Khâu chuẩn bị trước xét nghiệm cũng không có yêu cầu bắt buộc phải nhịn ăn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc hay phụ nữ mang thai, đến chu kỳ kinh nguyệt thì nên thông báo với bác sĩ để có sự chú ý.

Hình 2: Kỹ thuật lấy máu nhanh chóng, đơn giản

Nhân viên y tế sẽ lấy máu tĩnh mạch cho bạn. Máu tĩnh mạch khoảng 2 mL chứa trong ống chống đông EDTA sau đó sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích.

Tốc độ máu lắng sẽ được đo sau 1h và 2h để cho ra kết quả của lần phân tích.

Giá trị bình thường của tốc độ máu lắng sẽ được tính như sau:

Ở trẻ nhỏ: từ 0 - 13 mm/hr.

Ở người lớn:

- Nam dưới 50 tuổi: từ 0 - 15 mm/hr.

- Nữ dưới 50 tuổi: từ 0 - 20 mm/hr.

- Nam trên 50 tuổi: từ 0 - 20 mm/hr.

- Nữ trên 50 tuổi: từ 0 - 30 mm/ hr.

Chỉ số máu lắng tăng cao thường gặp trong:

- Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng hệ thống, lao,...

- Các bệnh lý như: nhồi máu cơ tim, viêm đa khớp mạn tính, viêm động mạch thái dương, đau xơ cơ, viêm đại tràng, áp xe, viêm xương, viêm nội tâm mạc,...

- Bệnh lý cấp tính như viêm ruột thừa, viêm phổi,...

- Các bệnh lý ung thư: u lympho, đau u tủy xương,...

- Bị nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng khác.

Chỉ số máu lắng giảm thường gặp trong:

- Suy tim xung huyết.

- Thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.

- Bệnh đa hồng cầu nguyên phát.

- Giảm albumin, protein máu.

- Giảm fibrinogen trong máu,

3. Những trường hợp nào sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu lắng?

Tốc độ máu lắng tăng thể hiện một tình trạng viêm trong cơ thể. Do đó thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm đo máu lắng đi kèm với các xét nghiệm khác để nhằm chẩn đoán rõ và chính xác hơn. Thông thường đó là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, CRP,...

Xét nghiệm đo tốc độ máu lắng rất hữu ích trong các trường hợp sốt cao không rõ nguyên nhân, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, ung thư, các tình trạng viêm nhiễm và hoại tử khác.

Hình 3: Người bị viêm khớp nên thực hiện xét nghiệm máu lắng

Một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện đo tốc độ máu lắng để theo dõi hiệu quả điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh tự miễn,... Nếu chỉ số máu lắng bình thường chứng tỏ bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục tốt.

Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên làm xét nghiệm đo máu lắng như:

- Có các vết viêm nhiễm, hoại tử do chấn thương, va đập,...

- Đau khớp, đau vai, cổ vào đầu sáng sớm.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân.

- Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, sốt, đi ngoài thấy máu,...

4. Bạn cần chú ý gì sau khi nhận được kết quả xét nghiệm máu lắng ?

Nếu nhận được kết quả tốc độ máu lắng bất thường, điều đó chưa đủ để kết luận bạn mắc một bệnh lý cụ thể nào. Nó chỉ cho thấy tình trạng cơ thể đang có dấu hiệu bị viêm và cần làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán. Tuy nhiên cũng cần phải để ý đến một số yếu tố có thể khách quan có thể ảnh hưởng đến kết quả như tuổi tác, giới tính, sử dụng thuốc, đang mang thai,...

Một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm đo tốc độ máu lắng lần 2 để kiểm tra lại kết quả. Bạn cũng cần quá lo lắng, điều cần thiết là tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ, như vậy hiệu quả điều trị sẽ trở nên rõ rệt hơn.

Nếu bạn có nhu cầu làm xét nghiệm máu lắng và vẫn còn đang băn khoăn lựa chọn một cơ sở tốt để thực hiện thì đừng lo, MEDLATEC sẽ giải quyết cho bạn. Là một trong những bệnh viện đa khoa tư nhân hàng đầu, MEDLATEC đã cùng đồng hành chăm sóc sức khỏe cho hàng nghìn khách hàng trên mọi miền tổ quốc.

Hình 4: Dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà vô cùng tiện ích của MEDLATEC

Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ y tế thông minh, hiện đại và vô cùng chất lượng. Các chi nhánh của MEDLATEC trải dài khắp mọi tỉnh thành nhằm mang lại cho quý khách sự tiện lợi và hài lòng nhất. Nếu bạn ở xa, đi lại vất vả hoặc bận rộn, đừng lo, chỉ cần một cú click chuột hoặc gọi điện đến Tổng đài 1900 565656, nhân viên y tế của chúng tôi sẽ đến tận nhà để phục vụ.

Hãy nhanh tay liên hệ để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh sớm nhất.

Video liên quan

Chủ Đề