Doanh thu từ bách hóa xanh mang lại năm 2023 năm 2024

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động [mã MWG] vừa công bố kết quả kinh doanh cả năm 2023 với doanh thu đạt 118.280 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2022. Trong đó, doanh thu online đóng góp gần 16.900 tỷ đồng, cũng giảm 11% so với năm 2022, chiếm 14% tổng doanh thu.

Xét theo chuỗi, Điện Máy Xanh [ĐMX] vẫn đóng góp lớn nhất vào doanh thu với tỷ trọng 46,7%. Đáng chú ý, doanh thu của Bách Hoá Xanh [BHX] chiếm 26,7% tiếp tục bỏ xa doanh thu của 2 chuỗi Thế Giới Di Động [TGDĐ] và topzone [tỷ trọng 23,9%].

Trong năm 2023, hầu hết các ngành hàng thuộc 2 chuỗi ĐMX/TGDĐ đều tăng trưởng âm [ngoại trừ máy lạnh]. Trong đó, điện thoại di động, máy tính xách tay, tủ lạnh, máy giặt và gia dụng giảm từ 10-20%. Trong khi đó, doanh thu năm 2023 của BHX đạt 31,6 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với 2022. Riêng quý 4 doanh thu tăng 31% so với cùng kỳ.

Ngay cả không mở mới cửa hàng, BHX vẫn liên tục tăng doanh thu qua từng tháng kể từ tháng 3/2023 đến nay nhờ tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ. So với cùng kỳ, tăng trưởng về số lượt mua hàng đạt 20% và giá trị hóa đơn được duy trì xấp xỉ năm 2022. Kênh online phục vụ hơn 2,6 triệu lượt giao dịch thành công và đóng góp hơn 900 tỷ đồng, chiếm ty trọng 3% trong tổng doanh thu của BHX.

Cả hai ngành hàng thực phẩm tươi sống và FMCGs đều tăng trưởng doanh thu. Nhờ tập trung nâng cao sản lượng và ồn định chất lượng, các mặt hàng thực phẩm tươi sống đã tăng 35%-40% so với cùng kỳ, đóng vai trò là yếu tố thu hút khách hàng và là lợi thé cạnh tranh giúp BHX gia tăng thị phần. Sản lượng bán ra tăng mạnh cũng giúp BHX [i] xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược với nhiều nhà cung cấp lớn, uy tín về thịt và hải sản như CP, Minh Phú, Navico, HDC Corp..,[i] bao tiêu sản phầm, kiểm soát chất lượng tốt hơn đối với các hợp tác xã, nhà cung cấp rau trái địa phương và [il] đa dạng hóa danh mục hàng nhập khẩu.

Các nhóm hàng FMCGs tăng trưởng 5%-10% so với cùng kỳ. BHX chủ động hợp tác chặt chế với các nhà cung cấp đề triền khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn vừa mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, vừa giúp các nhãn hàng quàng bá sản phầm và gia tăng doanh só.

Tháng 12/2023, với doanh thu bình quân là 1,8 tỷ/cửa hàng, BHX đă đạt mục tiêu hòa vốn sau mọi chi phí tương ứng với thực tế vận hành hiện tại, và trên cơ sở hoạt động kinh doanh cốt lõi [không bao gồm [i] các chi phí phát sinh 1 lần đã hạch toán hết trong quý 4 và [i] một phần chi phí khấu hao liên quan đến nâng hạ diện tích cửa hàng do tái cấu trúc sẽ giảm dần theo thời gian, BHX tự tin sẽ bù đắp được phần này để có lợi nhuận ròng cả năm 2024].

Thế lực tiệm bách hóa "không địa điểm" âm thầm thu 11.000 tỷ đồng từ sữa, bánh tráng trộn...: Doanh thu bằng 1/3 WinMart, Bách Hóa Xanh, nhưng chi phí chỉ ngang 1/3 kênh đại lý

Top 10 thương hiệu có doanh thu cao nhất là những tên tuổi có tiếng như Ensure, Vinamilk, Tiger, TH, Nescafe, Milo,.. Thông qua TMĐT, các nhà sản xuất chỉ mất khoảng 10% chi phí bán hàng trên giá sản phẩm, thay vì 30-40% cho các đại lý bán trực tiếp, giúp biên lợi nhuận tăng cao.

Theo thống kê của Metric, năm 2023, tổng doanh thu trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam đạt 233,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 53,4% so với năm trước. Trong đó, các ngành hàng Làm Đẹp, Nhà cửa & Đời sống, Thời trang nữ, Điện gia dụng vẫn đóng góp nhiều nhất vào thành tích này khi đều chiếm từ 11% đến 25% thị phần doanh thu toàn thị trường TMĐT.

Đồng thời, các ngành hàng này vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực. Cụ thể, ngành hàng Làm đẹp năm 2023 đã tăng trưởng 52,2% doanh thu so với năm 2022, còn ngành Điện gia dụng là 55,1%. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải mức tăng trưởng ấn tượng nhất.

Theo dữ liệu từ Metric, ngành hàng Bách hóa - Thực phẩm hiện mới chỉ đóng góp khoảng 5% vào tổng doanh thu, tương đương khoảng 11.000 tỷ đồng nhưng lại tăng trưởng tới 64,8% so với năm trước. Doanh thu này đến từ 69.000 gian hàng với 140 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra. Trong đó, tháng 7 đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ cao nhất là 102% và tháng 9 đạt doanh thu cao nhất với gần 1.000 tỷ đồng.

Doanh thu, sản lượng ngành Bách hóa - Thực phẩm trên TMĐT năm 2023 [Nguồn: Metric]

Mức doanh thu 11.000 tỷ đồng nói trên đang tương đương hơn 1/3 doanh thu của hệ thống siêu thị WinMart/ WinMart+ cũng như của hệ thống Bách Hóa Xanh. Năm 2023, hơn 3.600 điểm bán WinMart/ WinMart+ mang về doanh thu 30.054 tỷ đồng, trong khi Bách Hóa Xanh ghi nhận doanh thu 31.600 tỷ đồng.

Mức giá trung bình chung người tiêu dùng chi trả cho một sản phẩm trong ngành hàng Bách hóa – Thực phẩm trên TMĐT trong năm 2023 là 80.000/sản phẩm. Các phân khúc giá đem lại doanh thu và sản lượng bán ra tốt nhất là 10.000–50.000 đồng và 50.000–100.000 đồng. Đối với Shop Mall, phân khúc 350.000 – 500.000 đồng, 750.000 – 1.000.000 đồng, 1.000.000 – 1.500.000 đồng đem lại nhiều doanh thu nhất.

Không cần chi phí thuê địa điểm và vận hành đông đảo nhân sự như cửa hàng trực tiếp, TMĐT không chỉ trở thành mảnh đất màu mỡ cho các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ mà cả các thương hiệu FMCG lớn. Top 10 thương hiệu có doanh thu cao nhất cũng đều là thương hiệu có tiếng như Ensure, Vinamilk, Tiger, TH, Nescafe, Milo,..

Top 10 thương hiệu có doanh thu cao nhất trong ngành hàng Bách hóa - Thực phẩm năm 2023 [Nguồn: Metric]

Không có lợi thế về thực phẩm tươi sống nên các sản phẩm bán chạy nhất trên TMĐT thuộc ngành Bách Hóa - Thực phẩm là sữa bột, sữa tươi, bia, thực phẩm khô như bánh tráng, granola, cà phê hòa tan, gạo, dầu thực phẩm,... Đơn cử như Thùng 12 Hộp Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk 100% Không đường Hộp giấy 1L tại gian hàng chính hãng trên Lazada đã ghi nhận tới hơn 100.000 lượt bán. Hay tại Gian hàng Ensure chính hãng trên Shopee, có ít nhất 6 sản phẩm đang sở hữu trên 10.000 lượt bán, thậm chí có sản phẩm thu hút hơn 233.000 lượt.

Các sản phẩm bán chạy nhất ngành hàng Bách hóa - Thực phẩm trên TMĐT năm 2023 [Nguồn: Metric]

Theo Metric, 2024 tiếp tục được dự báo sẽ là năm bùng nổ của thị trường TMĐT. Trong đó, hình thức DTC - Direct to Consumer [trực tiếp đến người tiêu dùng] sẽ tiếp tục trở nên phổ biến hơn. Theo đó, thay vì sử dụng các nhà phân phối, giờ đây doanh nghiệp sản xuất [NSX] bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng trên các sàn TMĐT. Điều này cho phép NSX kiểm soát toàn diện quy trình hoạt động như sản xuất, Marketing và bán hàng. Đồng thời, chi phí trung gian giảm tới mức tối đa giúp biên lợi nhuận cao hơn.

Chẳng hạn, nếu áp dụng mô hình B2B2C [Business to Business to Customer], họ sẽ phải bỏ ra từ 35% - 40% chi phí trên giá thành sản phẩm dành cho các đại lý. Trường hợp bán trực tiếp trên sàn TMĐT, họ sẽ chỉ tốn mức phí thấp hơn rất nhiều [khoảng chưa đến 10%]; và số tiền dư ra đó có thể trừ trực tiếp vào giá bán hoặc đầu tư cho tính năng sản phẩm. Tuy nhiên, NSX áp dụng mô hình này cần hiểu rõ quy trình hoạt động trên sàn, nghiên cứu kỹ hướng tiếp cận khách trên thị trường này đồng thời xây dựng chính sách bán hợp lý để cân bằng mối quan hệ với nhà phân phối. Việc các nhà sản xuất mở rộng thị trường kinh doanh sang nền tảng TMĐT dự báo cuộc chiến về giá sẽ tiếp tục khốc liệt trong năm 2024.

Chủ Đề