Đọc sách Tôi đi học đại học

Giới thiệu sách: Tôi đi học - Nguyễn Ngọc Ký

Nguyễn Ngọc
2019-11-28T23:20:09+07:00 2019-11-28T23:20:09+07:00 //thcsvanphuc.pgdhadong.edu.vn/thu-vien/gioi-thieu-sach-toi-di-hoc-nguyen-ngoc-ky-71.html //jp.boxhoidap.com/boxfiles/doc-sach-toi-di-hoc-dai-hoc--0467d32fd4c3f984dc3bacf91d6c4c8d.wepb
Trường THCS Vạn Phúc //thcsvanphuc.pgdhadong.edu.vn/uploads/thcsvanphuc/logo-no_9c1a5193fba3afcbeae175d72b832ac2.png
Thứ hai - 25/11/2019 23:12

Sáng ngày 25/11/2019, trong giờ chào cờ đầu tuần, bạn Nguyễn Ý Trang Linh - học sinh lớp 7A3 đã tuyên truyền, giới thiệu cuốn sách Tôi đi học của nhà văn, nhà thơ, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký.
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11
Cuốn sáchTôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký


Cuốn sách Tôi đi học là cuốn tự truyện đầu tiên của nhà văn, nhà thơ, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký.
Cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 1970. Cuốn sách là câu chuyện cảm động về hành trình viết bằng chân của Nguyễn Ngọc Ký, từ lúc chưa học lớp 1 đến khi đã trưởng thành.
Kể từ lúc xuất bản đầu tiên, Tôi đi học của chàng sinh viên viết bằng chân đã trở thành cuốn sách không thể thiếu của những thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam.
Phần tự truyện của cuốn Tôi đi học được Nguyễn Ngọc Ký viết khi bắt đầu quãng đời sinh viên vào những tháng năm 1966 tại khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội ở khu sơ tán vùng núi Đại Từ - Thái Nguyên. Những năm tháng trên giảng đường sơ tán khó khăn, thiếu thốn trăm bề, vừa tập trung học trong điều kiện mọi việc phải nhờ đến đôi chân, lại liên tục chống ghẻ lở, bệnh tật triền miên, nhưng chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký đã hoàn tất bản thảo vào mùa hè năm 1968. Cuốn sách được ra mắt độc giả vào đầu năm 1970 với tên gọi Những năm tháng không quên khi Nguyễn ngọc Ký vừa tốt nghiệp khoa Ngữ văn.


Sau cơn sốt bại liệt của cậu bé Ký bỗng trở nên nặng trịch không đủ sức giơ lên, cậu không cầm được quả cam, hay chơi đánh đáo cùng bạn bè. Thấy bạn bè được đi học, cậu nhất quyết đòi bố mẹ đưa đến lớp. Lúc đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không nản chí, cậu học viết bằng đôi chân của mình với nhiều khó khăn và nước mắt.
Vượt qua những ngày tháng khổ luyện, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký không chỉ viết được chữ mà còn làm thủ công, cắt khâu thêu, tập bơi bằng chân.
Cậu không chỉ được vào lớp 1 mà suốt những năm phổ thông, năm nào cậu cũng là học sinh giỏi. Từ năm 1962 1963, cậu đạt giải B trong kì thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc, được Bộ trưởng Giáo dục gửi giấy khen. Rồi chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký vào đại học trở thành thầy giáo. Thầy Nguyễn Ngọc Ký vinh dự 2 lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu và 4 lần được gặp thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Mở đầu của cuốn Tôi đi học có trích lời Thủ tướng Chính phủ, cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng viết về tác giả: Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương vượt khó tuyệt vời. Quý lắm! Đoàn cần nhân rộng để các em học tập. Tuổi thơ Việt Nam bây giờ hơn lúc nào hết cần biết ước mơ, biết phấn đấu, đặc biệt là vượt qua chính mình như Nguyễn Ngọc Ký để thành đạt. Có như vậy, đất nước ta mới sớm vươn lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ mong muốn.
Sau 30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, thầy Nguyễn Ngọc Ký đã vinh dự nhận được danh hiệu nhà giáo ưu tú.
Năm 2005, thầy về hưu vừa sáng tác văn học cho thiếu nhi, vừa làm tư vấn tâm lý giáo dục qua tổng đài 1088 của thành phố Hồ Chí Minh. Câu chuyện chân thật về sự khổ luyện đầy cảm động của Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để mọi người noi theo. Cuốn tự truyện Tôi đi học đến với bạn đọc như một lời nhắn nhủ: Các em hãy cố gắng học tập tốt hơn, lao động, rèn luyện, trở thành người có ích cho xã hội Việt Nam.
Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe!

Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề