Đổi mới sáng tạo trong dạy và học ở tiểu học

Hưởng ứng phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, ngành GD&ĐT tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều việc làm cụ thể, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục.


Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh năm học 2019-2020.

Hằng năm, Sở GD&ĐT cùng với Công đoàn giáo dục tỉnh phát động các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; các phong trào đối với nữ công đoàn, như: "Giỏi việc trường, đảm việc nhà", "Phụ nữ tích cực lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", được các thầy giáo, cô giáo tích cực hưởng ứng tham gia và đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, trong triển khai khâu đột phá thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và Cuộc vận động “dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”, ngành xây dựng quy định chuẩn mực tư tưởng, đạo đức, phong cách nhà giáo; từ đó, các đơn vị đã lựa chọn mô hình cụ thể, thiết thực, sát với thực hiện nhiệm vụ được giao và phù hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, hướng về cơ sở và tổ chức phong trào thi đua với các tiêu chí cụ thể, thiết thực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

Trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhất là việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và cách dạy học tích hợp liên môn… nhằm tạo sự chuyển biến đổi mới căn bản phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo dưới nhiều hình thức, như: Trải nghiệm thực tế với hoạt động sản xuất; tham quan các địa điểm văn hóa, du lịch; trải nghiệm gắn với nội dung các bài học, kiến thức gắn với thực tế. Thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học... Ở cấp học mầm non, mặc dù chế độ cho giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, nhưng cán bộ, giáo viên đã tận tình chăm sóc, nuôi dạy, giúp trẻ phát triển cả thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, rèn luyện các thói quen, kỹ năng tốt. Nhiều giáo viên đã tận dụng vật liệu sẵn có ở địa phương sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ; tích cực và chủ động tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể, xây dựng trường học xanh - sạnh - đẹp - an toàn. Các thầy, cô giáo ở bậc học THCS luôn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của người học, bám lớp, bám trường, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục hòa nhập cộng đồng cho học sinh khuyết tật... Khối THPT, với tinh thần “kỷ cương, chuyên nghiệp, tận tuỵ và sáng tạo” giáo viên đã kết hợp giảng dạy với định hướng phát triển nghề nghiệp cho học sinh...


Giờ học của cô và trò Trường Mầm non Chiềng Lề [Thành phố].

Với nhiều giải pháp đồng bộ trong đổi mới dạy và học, chất lượng giáo dục các cấp học trong tỉnh đã đạt những kết quả quan trọng. Đến nay, toàn ngành có trên 80% giáo viên ở các bậc học đạt chuẩn và trên chuẩn. Năm học 2019-2020, 100% trường và số trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày theo chương trình giáo dục mầm non chuẩn; 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sự tăng trưởng bằng biểu đồ; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hằng năm đều giảm; 93,4% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng tuổi; ở cấp THCS, số học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt 95,7%; học lực khá, giỏi đạt 45,2%; ở cấp THPT, số học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt trên 97%; xếp loại học lực khá, giỏi trên 43%. Đặc biệt, tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 13 em học sinh đạt giải nhì, ba và khuyến khích ở các môn: Vật Lý, Ngữ văn, Địa lý, Sinh học, Lịch sử. Tại cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, đã có 83 dự án đạt giải, trong đó, lựa chọn 2 dự án đạt giải nhất tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và đạt 1 giải khuyến khích. Nổi bật là học sinh Nguyễn Bật Dũng [Trường THPT Chiềng Sinh] đạt Huy chương Vàng tại Cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc” lần thứ 14 và đạt Huy chương Bạc tại Triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ tổ chức tại Indonesia...

Kết quả của phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” nhiều năm qua đã và đang trở thành động lực để toàn ngành GD&ĐT, đặc biệt là cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới trong quản lý, giảng dạy và học tập. Đây là nền tảng quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác đổi mới căn bản, toàn diện, chất lượng về giáo dục.

Trường học gắn với di sản văn hóa

Từ nhiều năm nay, Trường THCS Kim Đức, thành phố Việt Trì, Phú Thọ đã thực hiện lồng ghép dạy hát xoan vào bộ môn Âm nhạc, hoặc các buổi sinh hoạt tập thể hay hoạt động ngoại khóa. Nhà trường đã thành lập bốn câu lạc bộ Hát xoan, thu hút gần 100 học sinh tham gia. Ban Giám hiệu đã mời nghệ nhân của các phường xoan gốc đến, cùng phối hợp với giáo viên bộ môn hướng dẫn, chỉ bảo cho các em học sinh.

Nhìn các em học sinh lớp 7, lớp 8 của trường Kim Đức ca lên những giai điệu, ca từ rất khó của các bài xoan cổ, mới thấy được sự say mê của các em học sinh đối với loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này. Nếu không có sự yêu thích, đam mê của học trò, sự nhiệt tình hướng dẫn, tổ chức của các thầy cô giáo trong trường, sẽ không thể có được một mô hình giáo dục di sản thành công đến như vậy.

Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc, nơi có hai di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát xoan. Tự hào về điều đó, nhiều trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đã thực hiện mô hình “Trường học gắn với di sản văn hóa”, đưa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát xoan vào giảng dạy trong các nhà trường.

Các nghệ nhân phường xoan gốc truyền dạy hát xoan cho học sinh. [Ảnh: phutho.gov.vn].

Có thể nói rằng, hoạt động nói trên đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo sức sống bền vững cho di sản trong cộng đồng.

Không chỉ có Trường THCS Kim Đức ở Việt Trì, Trường THCS Lâm Thao, huyện Lâm Thao, cũng xây dựng mô hình “Trường học gắn với di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, trong đó lồng ghép nhiều hoạt động giảng dạy trên lớp với chương trình ngoại khóa để giúp học sinh hiểu sâu hơn về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Theo ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ, từ năm 2012-2013, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát xoan đã được đưa vào giảng dạy chính khóa trong các trường phổ thông thông qua các bộ môn như: âm nhạc, lịch sử, giáo dục công dân, ngữ văn... Tính đến năm 2019, khoảng 50% cơ sở giáo dục đã thành lập Câu lạc bộ hát xoan cấp trường, nhiều đơn vị làm tốt như TP Việt Trì, huyện Lâm Thao; Trường THPT Kỹ thuật Việt Trì, Trường THPT Xuân Áng, Trường THPT Trung Nghĩa...

“Mô hình trường học gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Sở GD-ĐT Phú Thọ là một trong những trường hợp điển hình được Bộ GD-ĐT tuyên dương, coi đây là mô hình mới, nhân tố mới, tiêu biểu trong dạy và học cần được nhân rộng, lan tỏa, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo

Trên nền phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” đã được triển khai từ giai đoạn trước, bắt đầu từ năm 2016 đến nay, ngành giáo dục phát động và triển khai phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.

 [Ảnh: THỦY NGUYÊN].

Ngành giáo dục đã cụ thể hóa thành chín nhóm nhiệm vụ chủ yếu và năm nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện. Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục đã cụ thể hóa phong trào thi đua của Bộ thành những tiêu chí thi đua phù hợp với thực tiễn của đơn vị.

Phong trào thi đua đã khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong công tác giảng dạy, giáo dục, quản lý và nghiên cứu khoa học; phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp.

Ngoài trường hợp của Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ như trên, Bộ GD-ĐT cũng dẫn chứng nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong đổi mới dạy và học.

Tiêu biểu như: Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT Thanh Hóa với sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học với phương châm “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”.

Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức xét giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo nhằm tôn vinh những nhà giáo nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học; có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, qua đó khích lệ các nhà giáo tự học tập, rèn luyện tạo ra những hiệu quả mới, những chuyển biến mới.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chia vui cùng thầy cô và các em học sinh trong ngày khai trường. [Ảnh: THỦY NGUYÊN].

Sở GD-ĐT Yên Bái với các mô hình: “Đổi mới dạy và học Tiếng Anh, tạo hứng thú, động lực cuốn hút học sinh yêu thích môn học và phát triển môi trường dạy học, sử dụng Tiếng Anh”; “Dạy học gắn với thực tiễn”; “Ứng dụng các thiết bị công nghệ cao vào đổi mới phương pháp dạy và học”; “Phòng ở vệ sinh văn minh”; “Thư viện xanh”; “Đổi mới, sáng tạo trong công tác nghiên cứu khoa học”.

Sở GD-ĐT Hòa Bình với mô hình “Nông trại trường em”, “Lớp học linh hoạt”, “Dạy tập làm văn theo mô hình trải nghiệm”.

Sở GD-ĐT Tuyên Quang mô hình “Nâng cao chất lượng dạy học môn Ngoại ngữ dưới hình thức sân khấu hóa, trải nghiệm sáng tạo”, “Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo dạy và học thông qua chương trình “Nối vòng tay yêu thương“.

Sở GD-ĐT Hải Dương, Bắc Giang mô hình “Nhà trường gắn liền với hoạt động lao động và sản xuất”, “Mô hình xã hội hóa giáo dục, dạy kỹ năng bơi cho học sinh tiểu học”.

Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã xây dựng cơ chế, chính sách, hỗ trợ các ý tưởng nghiên cứu, khởi nghiệp sáng tạo như: Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã xây dựng và triển khai đề án hỗ trợ, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, trải nghiệm sáng tạo theo chuẩn CDIO, thúc đẩy khai thác sử dụng học liệu mở và triển khai Blended learning; Trường đại học Vinh mở chương trình hội thảo tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên, tổ chức hội thảo về xây dựng sinh thái khởi nghiệp; Trường đại học Nha Trang hỗ trợ tốt các hoạt động sinh viên khởi nghiệp, tổ chức chương trình “Thanh niên 4.0 cần làm gì và phải làm như thế nào”, tổ chức khóa đào tạo đổi mới sáng tạo cho sinh viên, tổ chức cuộc thi Roockie Maketing, tham gia dự án V2Work về đổi mới sáng tạo ở các trường đại học và tập huấn lại cho sinh viên nhà trường.

Hiệu ứng rõ rệt

Sau gần 5 năm phát động phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, chất lượng giáo dục phổ thông có nhiều chuyển biến tốt hơn.

Cụ thể là: Nội dung giảng dạy và kiến thức của học sinh phổ thông có tiến bộ, toàn diện hơn và tiếp cận với phương pháp học tập mới. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ và tin học. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm.  

Bộ GD-ĐT đưa ra con số cụ thể: Tỷ lệ bỏ học ở tiểu học giảm từ 0,3% xuống còn 0,09%, trung học cơ sở từ 2,12% xuống còn 1,68% và trung học phổ thông từ 3,06% xuống còn 2,72%. Tỷ lệ lưu ban ở tiểu học giảm từ 1,31% xuống còn 0,81%, trung học cơ sở giảm từ 1,36% xuống còn 0,75%, trung học phổ thông từ 1,6% xuống còn 0,64%.

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên, kết quả đánh giá PISA và các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông [Intel ISEF], học sinh Việt Nam được đánh giá cao. Qua kết quả đánh giá của một số tổ chức quốc tế cho thấy chất lượng giáo dục phổ thông ở nước ta vượt mức trung bình của các nước khối OECD và luôn thuộc nhóm dẫn đầu về thành tích thi Olympic quốc tế .

Ngân hàng Thế giới khẳng định bảy trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. Chất lượng học sinh lứa tuổi 15 nước ta vượt mức trung bình của học sinh các nước khối OECD.

Kết quả kỳ thi Olympic quốc tế, từ năm 2012, đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic đều đoạt huy chương và luôn thuộc tốp 10 nước dẫn đầu về số huy chương trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế về toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học...

Đội tuyển học sinh Việt Nam giành được nhiều thành tích tại Olympic Hóa học quốc tế 2020.

Trong thời gian qua, nhiều cơ sở giáo dục đổi mới sinh hoạt chuyên môn và xây dựng kế hoạch nhà trường đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, cùng với cả nước, toàn ngành giáo dục đã tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; chủ động để ứng phó với dịch bệnh; triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch với mục tiêu “bảo đảm sức khỏe, an toàn của học sinh, sinh viên, giáo viên lên trên hết”; đồng thời thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” .

Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các nhà trường dạy học qua internet, trên truyền hình; tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn cho các học sinh, giáo viên trong quá trình dạy học qua internet ; ban hành kịp thời hướng dẫn tinh giản chương trình giáo dục phổ thông học kỳ II năm học 2019 - 2020 để các địa phương kịp thời thực hiện. Các nhà trường đã chủ động và thích ứng nhanh với diễn biến, dịch bệnh, áp dụng sinh động và hiệu quả công nghệ thông tin, công nghệ số vào giảng dạy. Qua việc giảng dạy trực tuyến, cho thấy năng lực sử dụng công nghệ thông tin của các thầy cô giáo đã được nâng lên rõ rệt. Đến nay, việc dạy học online đã trở thành một hoạt động thiết yếu, duy trì sự tương tác giữa thầy và trò.

Rõ ràng, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” do ngành giáo dục phát động và triển khai trong những năm qua đã khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong công tác giảng dạy, giáo dục, quản lý và nghiên cứu khoa học; phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp.

Trong giai đoạn tới đây, 2020 - 2025, ngành giáo dục đề ra phương hướng tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” gắn với đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển giáo dục 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; khắc phục cơ bản những hạn chế, tồn tại trong giáo dục, phấn đấu đến năm 2025 chất lượng giáo dục, đào tạo có chuyển biến rõ nét.

LÊ HÀ

Video liên quan

Chủ Đề