Đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội tổ tiết kiệm và vay vốn không thực hiện các công việc nào

Thực hiện Nghị định số 100 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, từ năm 2018, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam đã triển khai cho vay chương trình nhà ở xã hội, giúp cho hàng trăm gia đình công chức, viên chức và người lao động tại các công ty có cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi để xây dựng nhà ở an toàn, tạo động lực, quyết tâm làm việc để có thu nhập trả nợ vốn vay đúng quy định và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Ngày mẹ con chị Trần Thị Thu Hương, phường Liêm Chung, thành phố Phủ Lý được về ở ngôi nhà mới, ai cũng mừng cho chị. Là mẹ đơn thân làm công nhân và nuôi cậu con trai đang học đại học, cuộc sống của hai mẹ con chị Hương phải căn cơ tằn tiện lắm mới đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày, nên việc xây căn nhà mới với chị thật khó khăn. Năm 2020, niềm vui đã đến với mẹ con chị, khi chị được tiếp cận nguồn vốn vay nhà ở xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam. Cùng với khoản tiền tiết kiệm, chị đã xây được ngôi nhà khang trang cho hai mẹ con.

“Khi được tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng, em thấy mình thật may mắn. Nhờ có ngân hàng cho vay mà em xây được ngôi nhà như bây giờ”, chị Hương phấn khởi chia sẻ.

Chị Trần Thị Thu Hương trong ngôi nhà mới của mình.

Cũng nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng Chính sách xã hội, cùng với số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng, gia đình anh Nguyễn Văn Hải ở xóm 7, xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng đã xây được ngôi nhà mới rộng rãi, khang trang cho cả gia đình.

Hai vợ chồng anh cùng làm việc tại nhà máy Sumi khu công nghiệp Đồng Văn, nên có nguồn thu nhập tuy không cao nhưng cũng khá ổn định. Theo anh Hải, lãi suất của gói vay phù hợp với thu nhập của hai vợ chồng anh, hàng tháng không phải suy nghĩ nhiều về khoản trả lãi, hàng tháng, hai vợ chồng đi làm tích góp được khoản đóng trả nợ cho ngân hàng. Vấn đề giải ngân rất thuận lợi, không có gì khó khăn. Và thời gian vay vốn cũng rất dài, nên chúng tôi cùng không bị áp lực trả nợ, yên tâm để làm việc.

Với những gia đình công nhân có thu nhập thấp, việc ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam triển khai thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội có ý nghĩa rất lớn, góp phần giải quyết khó khăn, tạo điều kiện để các đối tượng có thu nhập thấp có điều kiện xây, sửa nhà, yên tâm công tác, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 Ngôi nhà mới của anh Nguyễn Văn Hải ở xóm 7, xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng.

Bà Hồ Thị Bình, Tổ trưởng tổ vay vốn phường Thanh Châu, thành phố Phủ Lý đã gắn bó nhiều năm với tổ vay vốn cho biết: "Đến nay, hầu hết các hộ vay vốn của chúng tôi đều trả lãi đúng thời hạn, không tồn đọng vốn, các cháu tiết kiệm được nên tiền sinh hoạt của gia đình vẫn được bảo đảm đầy đủ".

Trong 4 năm thực hiện chương trình, Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam đã thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tập trung rà soát, đẩy mạnh tuyên tuyền rộng rãi về chính sách cho vay tới các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn. Đến nay, chi nhánh đã tiếp nhận, phê duyệt cho vay và giải ngân cho 339 đối tượng thụ hưởng có nhu cầu vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở, với tổng số tiền 116.326 triệu đồng.

Bà Lê Thị Kim Dung, Phó Giám đốc Phụ trách Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi đã triển khai đồng bộ các giải pháp từ việc tham mưu cho UBND tỉnh ban hành đề án để tạo cơ chế đồng bộ, nhằm huy động nguồn lực giai đoạn 2022-2025 để tạo nguồn vốn hỗ trợ các đối tượng khó khăn về nhà ở, trong đó, sẽ tập trung vào các đối tượng chính là cán bộ công nhân viên chức, hỗ trợ cho các đối tượng mua nhà ở xã hội, đặc biệt là công nhân và người có thu nhập thấp để thu hút người lao động về làm việc tại tỉnh Hà Nam".

Thực hiện mục tiêu bảo đảm quyền về nhà ở cho các đối tượng chính sách, người thu nhập thấp, công nhân lao động và thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hộị, giai đoạn 2022-2025, tỉnh Hà Nam phấn đấu hỗ trợ 1.800 đối tượng chính sách được vay vốn chương trình cho vay nhà ở xã hội tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong đó có tối thiểu 1.200 người thu nhập thấp, công nhân lao động ở các doanh nghiệp thuộc khu, cụm công nghiệp trong tỉnh được hỗ trợ cho vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội tại dự án nhà ở xã hội của tỉnh.

Bài, ảnh: ĐÀO PHƯƠNG

Các bước để vay ưu đãi với nhà ở xã hội tại Ngân hàng chính sách xã hội

[ĐCSVN] – Ngân hàng chính sách xã hội [NHCSXH] vừa thông tin chi tiết về các bước để vay ưu đãi với nhà ở xã hội theo Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 03/4/2018.

Nhu cầu nhà ở xã hội chiếm số lượng lớn [Ảnh: HNV]

Theo đó, lãi suất ưu đãi sẽ là 4,8%/năm [0,4%/tháng]. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Về nguyên tắc vay vốn tại NHCSXH, người vay phải: Đúng đối tượng được vay và đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định; Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; Trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.

Đối tượng được vay vốn, bao gồm: Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Trừ đối tượng là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; các đối tượng còn lại để được vay vốn phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Về điều kiện vay vốn: Khi vay vốn tại NHCSXH, người vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hằng tháng tại NHCSXH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với NHCSXH. Mức gửi hằng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ hàng tháng của người vay vốn; Thứ hai, có đủ vốn tự có tối thiểu 20% giá trị Hợp đồng mua bán/Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội đối với vay vốn để mua/thuê mua nhà ở xã hội; tối thiểu 30% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành đối với vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở; Thứ ba, có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú, thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định; Thứ tư, có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với NHCSXH; Thứ năm, có giấy đề nghị vay vốn để mua/thuê mua nhà ở xã hội/xây dựng mới/cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi nhà ở xã hội tại ngân hàng khác hoặc các tổ chức tín dụng khác.

Đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội: Có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư dự án mà dự án của chủ đầu tư đó có trong danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với vay vốn để xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất nơi đăng ký thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai; có thiết kế, dự toán hoặc phương án tính toán giá thành theo quy định của pháp luật về xây dựng; Bên cạnh đó, thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay yêu cầu: Đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. NHCSXH nơi cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải thỏa thuận trong hợp đồng ba bên về phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm. Đối với vay vốn để xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Về hạn mức cho vay:

Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội: Mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị NHCSXH. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay. Hiện nay, lãi suất cho vay của chương trình là 4,8%/năm [0,4%/tháng].

Thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp người vay vốn có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì thỏa thuận với NHCSXH nơi cho vay về thời hạn cho vay thấp hơn.

Phương thức cho vay, NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện.

Hồ sơ vay vốn mua/thuê mua nhà ở xã hội tại NHCSXH, bao gồm:

Thứ nhất, giấy đề nghị vay vốn theo mẫu số 01/NƠXH;

Thứ hai, giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở;

Thứ ba, giấy chứng minh về điều kiện thu nhập;

Thứ tư, giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú.

Ngoài ra, tùy theo từng mục đích sử dụng vốn vay phải có các giấy tờ sau:

Đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội: Bản sao có chứng thực Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội, hoặc Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội; Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh đã đóng tiền cho chủ đầu tư để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Hợp đồng đã ký; Biên bản bàn giao nhà ở giữa người vay vốn để thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư.

Đối với vay vốn để xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Dự toán hoặc phương án tính toán giá thành theo mẫu số 10/NƠXH; Hợp đồng thi công [nếu có]; Bản vẽ thiết kế và bản sao có chứng thực Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai tại địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Về thủ tục cho vay:

Tại Tổ tiết kiệm và vay vốn: Người vay vốn gửi hồ sơ cho Tổ tiết kiệm và vay vốn nơi cư trú hợp pháp; Họp bình xét công khai dưới sự giám sát, chứng kiến của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ Dân phố và người đại diện tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác xã, phường, thị trấn; lập danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH theo mẫu số 03a/NƠXH kèm hồ sơ vay vốn, biên bản họp Tổ gửi Ban giảm nghèo cấp xã để trình UBND cấp xã.

Tại UBND cấp xã: Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao, Ban giảm nghèo cấp xã tập hợp hồ sơ của các Tổ tiết kiệm và vay vốn trong toàn xã trình Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận trên Danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH mẫu số 03b/NƠXH, sau đó gửi NHCSXH nơi cho vay.

Trường hợp nhu cầu vay vốn lớn hơn chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao thì tổ chức chấm điểm theo Bảng tiêu chí chấm điểm để xét ưu tiên vay vốn nhà ở xã hội mẫu số 11/NƠXH.

Tại NHCSXH nơi cho vay: Khi nhận được hồ sơ vay vốn do Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi đến, NHCSXH nơi cho vay thông báo cho người vay theo mẫu số 07/NƠXH đến làm thủ tục vay vốn và mang theo hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, lập báo cáo thẩm định theo mẫu số 02/NƠXH.

Cán bộ tín dụng trình báo cáo thẩm định kèm hồ sơ vay vốn cho Trưởng phòng/Tổ trưởng tín dụng kiểm soát, sau đó trình Giám đốc NHCSXH nơi cho vay xem xét phê duyệt.

Việc kiểm soát và phê duyệt hồ sơ vay vốn kể từ khi cán bộ tín dụng được phân công thẩm định trình tối đa 05 ngày làm việc.

NHCSXH nơi cho vay thông báo kết quả phê duyệt cho vay theo mẫu số 04a/NƠXH hoặc không đồng ý phê duyệt cho vay theo mẫu số 04b/NƠXH.

Trường hợp phê duyệt cho vay thì NHCSXH nơi cho vay, người vay vốn và chủ đầu tư ký Hợp đồng ba bên theo mẫu số 14/NƠXH, lập Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 05/NƠXH, Hợp đồng thế chấp tài sản theo mẫu số 12/NƠXH và thực hiện giao dịch bảo đảm theo quy định.

Khi ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp tài sản, người vay vốn phải xuất trình bản gốc: Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền cho chủ đầu tư để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Hợp đồng đã ký; Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội/Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm để đối chiếu.

Các Hợp đồng nêu trên được lập phù hợp với từng đối tượng vay vốn, loại tài sản bảo đảm,...

Căn cứ Hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa người vay vốn với NHCSXH nơi cho vay, người vay vốn mở tài khoản tiền gửi để gửi tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định và thực hiện gửi ngay từ tháng ký hợp đồng tín dụng.

Sau khi hồ sơ vay vốn được hoàn thiện, cán bộ thẩm định chuyển cho bộ phận kế toán làm căn cứ giải ngân.

Định kỳ hạn trả nợ:

Kỳ hạn trả nợ gốc được định 12 tháng 1 lần kể từ ngày người vay nhận khoản vay đầu tiên. Kỳ hạn trả nợ gốc được chia theo tháng để người vay vốn thực hiện. Số tiền trả nợ gốc cho mỗi kỳ hạn bằng mức trả nợ hằng tháng do NHCSXH nơi cho vay và người vay đã thỏa thuận nhân với 12 tháng.

Người vay vốn chưa phải trả nợ gốc trong thời gian ân hạn 12 tháng kể từ ngày nhận khoản vay đầu tiên.

Khi người vay vốn nhận khoản vay cuối cùng, nếu số tiền đã vay thấp hơn số tiền đã được phê duyệt cho vay thì NHCSXH nơi cho vay cùng với người vay định lại kỳ hạn trả nợ và ghi vào Phụ lục Hợp đồng tín dụng.

Tài khoản tiền gửi của người vay vốn:

NHCSXH nơi cho vay mở tài khoản tiền gửi cho người vay vốn để phục vụ cho việc gửi tiền tiết kiệm và trả lãi theo quy định trong thời gian gửi tiền tiết kiệm cũng như tạo nguồn trả nợ, trả lãi trong thời gian thu nợ. Nếu người vay vốn chuyển tiền trong hệ thống NHCSXH về tài khoản tiền gửi tại NHCSXH nơi cho vay thì được miễn phí.

Hồ sơ mở tài khoản tiền gửi: thực hiện theo các quy định hiện hành của NHCSXH.

Tài khoản tiền gửi chỉ được sử dụng để: Theo dõi số tiền nộp vào tài khoản: nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản; Nhập lãi tiền gửi theo định kỳ; Trích thu nợ gốc, thu lãi theo thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng tín dụng giữa người vay vốn và NHCSXH.

Mức lãi suất tiền gửi: Mức lãi suất tiền gửi bằng với mức lãi suất cho vay nhà ở xã hội tại NHCSXH [4,8%/năm].

Lãi tiền gửi được trả hàng tháng và được nhập gốc vào ngày cuối tháng.

NHCSXH nơi cho vay thực hiện tất toán và đóng tài khoản khi người vay vốn đã trả hết nợ gốc và lãi./.

HA.NV

TIN LIÊN QUAN

  • Cẩn trọng với thuốc điều trị “hậu COVID-19” quảng cáo trên mạng
  • Quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng
  • Loạt thoả thuận hợp tác chiến lược trong diễn đàn xúc tiến đầu tư lớn tại Đức
  • Giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc giá xăng dầu tăng cao
  • WHO: Y tế và nhân đạo nên được coi là động lực chính cho hòa bình ở Ukraine
  • Hà Nội dự kiến giữ ổn định phương thức tuyển sinh vào lớp 10
  • Mưa lớn kèm dông lốc gây nhiều thiệt hại tại Hòa Bình

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề